Friday, October 10, 2014

Mạng xã hội là nguồn tin chính ở VN

image
Máy tính, điện thoại và máy tính bảng đang được dùng để đọc tin.
Vài năm gần đây là một giai đoạn đáng quan sát trong lịch sử báo chí Việt Nam.
Sự thay đổi ngôi vị trong làng báo diễn ra như những đợt sóng trào, những tên tuổi và cách làm báo mới tinh đột nhiên chiếm lĩnh sự quan tâm của dư luận, hất cẳng những "ông trùm" lừng danh, và đến lượt mình, đôi khi rất ngắn ngủi, chỉ trong vòng sáu tháng một năm, chúng lại chìm xuống nhường cho các những cái tên khác.

Tên của tờ báo không còn phản ánh trung thực nội dung chúng đang truyền tải nữa.
Cách đây mười mấy năm, những cái tên lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Pháp luật TP HCM, Lao Động, Công an TP HCM, Sài Gòn Tiếp thị, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Phụ nữ TP HCM, Hoa học trò, gần như độc chiếm trong lĩnh vực được nêu rõ trong cái tên của mình, và một gia đình bình thường sống ở thành phố thường mua hết những tờ đó cho nhu cầu thông tin của từng người, phù hợp với giới tính và lứa tuổi.

Báo chính thống thoái trào

image
Tiếc thay, khi đạt đến đỉnh cao phong độ cũng chính là lúc những tờ báo kể trên thoái trào.
Nguyên nhân thì nhiều và không ít trong số đó đã được làng báo theo dõi với tất cả sự hồi hộp và lo lắng, thậm chí là gay cấn.
Nhiều hạn chế thông tin được đưa ra so với thời kỳ trước đó, khiến các tờ báo khó khăn trong cuộc chạy đua cung cấp thông tin nóng và thật cho xã hội, nhưng đồng thời cũng khiến các tin tức hay ho càng được săn lùng hơn bao giờ hết, đặc biệt là các tin chính trị.
Vậy là để tăng hiệu quả kinh tế và số phát hành, một số tờ báo rời khỏi lãnh địa của mình để nhập vào cuộc đua săn lùng tin tức chính trị xã hội.

Thay đổi này mang lại một ít thành công ban đầu nhưng sau đó người đọc nhận thấy chính trị chỉ là một phần trong mối quan tâm của họ, và khi các tờ báo yêu thích đều đăng những tin tức giống hệt nhau thì họ bắt đầu giảm số đầu báo mua hàng tháng và tìm tin tức ưa thích từ các nguồn khác.

image
Khi mạng xã hội ra đời thì cuộc thoái trào với tốc độ nhanh dần của báo chí Việt Nam nói chung gần như không thể cưỡng lại được nữa.
Chừng 31 triệu người dùng Internet ở Việt Nam (chiếm 34, 1% dân số cả nước, tính tới 31/3/2012, theo Trung tâm Internet Việt Nam) là thị trường hết sức hấp dẫn cho những người đưa tin.
Theo số liệu của Hội nhà báo Việt Nam, hiện có trên 20.000 hội viên (số nhà báo đã được cấp thẻ). Số người viết báo thực sự phải nhiều hơn khá nhiều. Hầu như mỗi nhà báo Việt Nam đều có một tài khoản trên mạng xã hội.
Trên đó, thoát khỏi sự hạn chế cùng những ràng buộc bất thành văn của báo chí "chính thống", vô số tin tức được sản xuất ngay trong vòng vài phút, hoặc thậm chí vài giây-đủ để chụp một ảnh và post nó lên mạng.

Các tin tức sốt dẻo này nhiều khi được thông báo song song với sự việc đang diễn ra, với văn phong cá nhân đậm nét-vốn là điều mà báo chí "chính thống" không thể đáp ứng.

image
Cuối ngày, sau khi hoàn thành phần tin tức theo nhiệm vụ cho tờ báo mình đang làm việc, không ít nhà báo lại tiếp tục bình luận và đưa các tấm ảnh của sự kiện lên trang cá nhân.
Sự tương tác nhanh chóng và dễ dàng trên mạng xã hội giúp chỉ trong vài chục phút, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người đọc tha hồ bình luận và cung cấp thêm những thông tin họ có, khiến một status vài dòng chữ ban đầu nhanh chóng lớn lên như một quả cầu tuyết.

Những điều báo Đảng không đưa

image
Vụ nhà sư 'Thích Ai Phôn' bùng nổ nhờ các mạng xã hội Việt Nam
Với sự trợ giúp của Internet, có những thông tin hết sức thú vị mà người đọc rất khó-hoặc không thể tìm thấy trên hàng trăm cơ quan truyền thông chính thống của Việt Nam.
Ví dụ bảng so sánh chi tiết giá vàng và tỷ giá USD/VNĐ qua từng năm được post lên hồi đầu năm ngoái cho thấy sự lạm phát khủng khiếp.
Phát ngôn của các quan chức vào đầu nhiệm kỳ và giữa nhiệm kỳ được đặt cạnh nhau cho thấy ông ta đã thực sự hành động như thế nào.

Những tấm ảnh phản ánh thực tế đối chọi, như công trình hoành tráng tưởng niệm các bà mẹ Việt Nam anh hùng và cuộc sống nghèo khó của một bà mẹ Việt Nam đang còn sống... cung cấp sự thật sau những thành tích được thổi phồng.

Có những thông tin bắt đầu từ mạng xã hội, lan rộng dần và khi lên cao trào thì bức bách ngay cả các tờ báo thận trọng nhất nhập cuộc, nếu không muốn hàng ngày chứng kiến lượt view tụt thê thảm.

image
Gần đây nhất là câu chuyện của một nhà sư được "dân mạng" hài hước đặt cho cái tên là Thích Ai Phôn, do vị này khoe ảnh cầm iphone 6 (so với thu nhập trung bình của người Việt là khá cao) và điện thoại Vertu, thậm chí cả trước một bàn ăn đầy ngập món ... sushi, cá sống.

Nhà sư này đã bị kỷ luật và đề nghị bãi miễn chức vụ tôn giáo sau khi dại dột post những tấm ảnh này lên trang cá nhân.
"Nhạy cảm" hơn là tin tức về cuộc biểu tình của sinh viên học sinh Hồng Kông vừa qua.

image
Mạng xã hội Việt Nam đưa tin và hình ảnh khác báo chính thống
Tin tức được người dùng mạng xã hội khắp thế giới cập nhật từng giờ.
Sự phân loại báo chí "chính thống" rất rõ nét trong thời gian xảy ra sự việc này. Có báo lập tức vào cuộc, những báo này lập tức tăng số phát hành, bài viết được chia sẻ nhanh chóng, dân mạng khen tấm tắc. Có báo hầu như phớt lờ.

Có báo e dè nhìn đồng nghiệp, sau đó, khi bị làn sóng mạng xã hội đánh tụt view thì mới thận trọng vào cuộc. Áp lực từ mạng xã hội-những người đọc tự do và khao khát tin tức khách quan ngày càng mạnh và rõ nét.

Tuy nhiên, không ít người đọc vẫn mong mỏi được cung cấp thông tin từ một cơ quan truyền thông cấp quốc gia: trong những ngày đó, nhận xét được khá nhiều người chia sẻ là "Hôm nay VTV vẫn im thin thít!".

image
Với những ưu điểm không thể chối cãi, mạng xã hội đã trở thành tờ báo chung lớn nhất và thú vị nhất cho người đọc lẫn người viết ở Việt Nam.
Có số lượng áp đảo nhà báo và người dùng Internet "thú nhận" thích đọc và thường xuyên đọc tin tức trên mạng xã hội hơn báo chí chính thống.

Vô số trang mạng của nhóm được lập ra giúp các thành viên có không gian thoải mái hơn rất nhiều để trao đổi, phân tích tin tức các loại-thường là tin tức chính trị và kinh tế. Ở đó người tham gia có thể đọc được vô số thông tin hay ho-mà chẳng tốn xu nào, ngoài cước phí Internet.

Thực ra xu hướng "nền báo chí do người đọc tạo ra" đã hình thành trên thế giới từ cách đây hơn 10 năm.

image
Khái niệm này do nhà báo Dan Gillmor, một cây bút bình luận chính trị, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Internet và xã hội tại Đại học Harvard đặt ra.

Các tờ báo lớn trên thế giới đã biến mạng xã hội thành mạng lưới cộng tác viên vô tận, với khả năng tương tác cực lớn giúp tìm ra những tin tức được quan tâm nhất, cũng như thêm chi tiết cho nó. Tuy nhiên vai trò của tờ báo vẫn là áp đảo.

Ở Việt Nam thì ngược lại. Đó là hệ quả tất yếu giữa việc 700 cơ quan truyền thông chính thống ngày càng lạnh ngắt, cứng đơ, nhàn nhạt một màu với thực tế cuộc sống sôi động và biến chuyển không ngừng.




Hoàng Xuân

Jun 20, 2014
Chuột máy tính có thể không biến mất trong vòng 5 năm nữa nhưng sẽ trở thành lựa chọn thứ hai bởi các nhà sản xuất máy tính đang có xu hướng tung ra thị trường dòng sản phẩm cảm ứng hay điều khiển bằng cử chỉ. 9.

Aug 05, 2011
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Buôn bán lẻ Liên bang Úc, Nick Sherry, còn tiên đoán là các hiệu sách vốn quen thuộc với nhân loại từ cả mấy trăm năm nay sẽ lần lượt biến mất trong vòng năm năm tới. Lúc ấy, mỗi thành phố lớn có ...

image

Hoa quả TC và quan ngại 'nhúng hóa chất'
Bộ não: điều khiển biểu tình ở Hồng Kông, qua lời ...
Hồ Chí Minh là thế đấy!!!
Người nghiện ma túy tăng, cướp giật lộng hành ở Sà...
Tranh cãi vụ giết chó vì chủ bị Ebola
Người Việt ít cần 'món ăn tinh thần'?
Những điều người trẻ VN nên làm
Tàu Sunrise 689 đã mất tích một cách bí ẩn
Đèn đường không dây ở Mỹ
Khi vợ chồng bị lú lẫn_bệnh Alzheimer
Chống khủng bố hay tránh khủng bố?
Những sản phẩm mới của Nhật
Võ sĩ Lê Cung bị cấm thi đấu 12 tháng
Đánh chuột giữ bình hay giữ mình?
Đèn LED là gì ?
Hai cuốn phim, hai thái độ
Tỉ phú truyền thông Hồng Kông Jimmy Lai nhắn nhủ p...
Mỹ cần một đối tác mạnh chống lại Trung Cộng
Học được gì từ Hàn Quốc?
Giới hoạt động nhân quyền nêu nghi vấn về việc Mỹ ...
Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ
Sức sống mãnh liệt của thực vật
Vài chuyện lạ - Interesting stuff
Chùm khế ngọt
Bên vực rạn nứt của lãnh đạo Trung Cộng
Không thành công thì cũng thành...
Nghị Viên Bí Mật: Hoàng Duy Hùng
Biểu tình ở Hồng Kông kiên quyết không rút lui
Tuổi trẻ thờ ơ, vô cảm là trách nhiệm của nhà giáo...
Ngày cuối cùng ở VN
Tập Cận Bình có thể là nhà cai trị cộng sản cuối c...
Discovery: The fall of Saigon
Truy tìm nghi phạm giết du khách Anh ở Thái Lan
Thu Minh: nữ ca sĩ nham nhở
Kim Yo-jong nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên
Lây nhiễm bệnh Ebola trên máy bay?
Đập tan chính sách tuyên truyền lừa gạt
Hồng Kông: Khi mãnh thú mắc xương…
Những thủ đoạn buôn lậu kỳ lạ nhất thế giới
CS Bắc Việt gởi bức điện thư xin đầu hàng...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.