Câu chuyện không xảy
ra trong sở thú hay rừng rậm Phi châu mà tại một thủ đô tài chánh của châu Á:
Hong Kong.
Mãnh thú không phải
là cọp, beo hay sư tử mà là một lãnh tụ đang làm hàng tỷ người run sợ: Tập Cận
Bình.
Khác với đại lục, mảnh
đất Hong Kong với 7 triệu dân, nhưng ít nhất tính tới lúc này hàng chục ngàn
người không biết run sợ trước sức mạnh của con người được xem là quyết đoán nhất
hành tinh. Mạnh mẽ và cực đoan trong sứ mạng giữ vững vai trò kẻ thống trị và
nhất là không ngại ngùng thanh trừng đối thủ nếu ông ta cảm thấy cản trở bước
tiến của mình.
Ruồi hay hổ gì cũng
phải nể sợ ông ta vì không biết được lúc nào trong một hôm đẹp trời nào đó,
công an gõ cửa dẫn đi vì một lý do rất được lòng dân chúng: tham nhũng.
Nhưng một chú bé 17
tuổi không hề biết sợ con mãnh thú ấy. Cậu không sợ mà còn dẫn dắt bạn bè cùng
trang lứa không sợ hãi, và sau cùng hàng chục ngàn đồng hương của cậu đứng lên
nói tiếng “không” với chính sách đảng cử dân bầu đối với dân chúng Hong Kong.
Chàng thanh niên nhỏ thó ấy chính là Joshua Wong, hai lần khiến Hong Kong nổi
cơn thịnh nộ.
Lần thứ nhất, lúc ấy
vừa 15 tuổi, chàng trai nhỏ bé này vận động một đám đông khổng lồ chống lại
chính sách giáo dục nhồi sọ của Bắc Kinh muốn áp đặt lên nền giáo dục Hong Kong
vốn nhắm tới trí thức và sự thịnh vượng để thay vào đó là khẩu hiệu ca tụng đảng,
ca tụng đại lục.
Với hàng trăm ngàn
người biểu tình bất bạo động chống lại nghị quyết đem nước mẹ Trung Cộng vào
các ngôi trường tiểu học Hong Kong khiến chính quyền đặc khu hành chánh phải
nhượng bộ và Bắc Kinh ê mặt vì không thể áp đặt lên xứ này những viên gạch đầu
tiên xây ngôi nhà tù ý thức hệ.
Sau khi thành công,
Joshua Wong bình thản tiếp tục học hành, thi cử như mọi thanh niên khác nhưng
đôi mắt của anh mở to theo dõi từng động thái của chính quyền. Tai anh lắng
nghe tiếng thầm thì lo lắng của người chung quanh về viễn cảnh người Hong Kong
sẽ phải mất hẳn quyền phổ thông đầu phiếu, cái quyền căn bản của một thể chế
dân chủ mà người dân Hong Kong đã sống cùng ngót cả trăm năm.
Nghe, thấy, để rồi
phản ứng với những chính sách mà Bắc Kinh áp đặt lên cho người dân Hong Kong và
sau cùng trở thành dòng chảy của tuổi trẻ Hong Kong cuốn phăng mọi sợ hãi về đảng
cộng sản Trung Cộng mà Tập Cận Bình là tân hoàng đế.
Từ lúc lên ngôi cho
tới hôm nay, có lẽ người làm cho ông Tập khó ngủ nhất là Joshua Wong bởi những
yếu tố mà một lãnh tụ cùng với bao nhiêu chuyên gia chính trị hiến kế cũng thua
một cậu thanh niên 17 tuổi.
Sức mạnh nào từ Joshua Wong có khả năng rúng động Đảng cộng sản Trung Quốc như vậy?
Trước và trên hết:
anh còn quá trẻ. Trẻ đến nỗi tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh không thể nào vu khoát
cho anh bất cứ sự chụp mũ nào như thường thấy. Anh trong veo và thông minh. Anh
can đảm và dịu dàng. Anh không có bất cứ một kêu gọi bạo động nào và luôn chủ
trương tuyệt đối bất bạo động, tuyệt đối tránh cho chính quyền khó xử và vì vậy
kêu gọi bạn bè né tránh tất cả những hành động dù vô tình nhất có thể gây bất
mãn cho người thi hành công vụ. Anh lấy được trái tim của cảnh sát cũng như lực
lượng chống biểu tình, đẩy họ trở về nơi xuất phát mà không bị một chỉ huy nào
phê phán hay kỷ luật.
Những trái đạn hơi
cay bắn ra như làm bổn phận một cách miễn cưỡng và hình ảnh cảnh sát vội vã lấy
nước rửa mắt cho một người biểu tình trúng hơi cay đã làm Joshua Wong sáng rực
thêm giữa biển người tràn ngập đường phố.
Joshua Wong: nỗi ám ảnh
của con mãnh thú Tập Cận Bình.
Quân đội Trung Cộng tràn xuống Hong Kong ư? Không còn gì dễ bằng. Tuy nhiên tràn xuống rồi…sao nữa?
bắt anh ta? Hong Kong đã làm rồi và chính một chánh án đã ra lệnh thả anh ra vì
không đủ cơ sở ghép tội. Chánh án Hong Kong được đào tạo dưới cán cân công lý
chứ không phải dưới ánh sáng của Đảng Cộng sản Trung Cộng quang vinh. Quân đội
nhân dân Trung Cộng muốn thì cứ bắt, cứ đàn áp nhưng khó một điều: cảnh sát và
chính quyền đặc khu không thể nhắm mắt bịt tai cộng tác để nướng người dân của
mình.
Hong Kong cũng không
đủ nhà tù để nhốt bằng ấy con người.
Bên cạnh đó không có
nhà giam nào thoát khỏi đôi mắt dư luận thế giới khi liều lĩnh nhốt chàng thanh
niên 17 tuổi chỉ có một tội duy nhất là đòi hỏi Hong Kong được quyền bầu cử người
lãnh đạo trong tinh thần dân chủ.
Nếu Tập Cận Bình
không thể giải tán cuộc biểu tình ngày một lớn của sinh viên học sinh và người
dân Hong Kong, Trung Cộng sẽ lâm vào thế domino đe dọa sự chuyên chính của đảng
cộng sản và từ đó một nguy cơ đổ vỡ lớn lao hơn cho toàn hệ thống.
Nếu đủ đảm lược và
tàn nhẫn để làm một Thiên An Môn thứ hai, họ Tập sẽ bị thế giới nguyền rủa. Anh
quốc, Hoa Kỳ cùng hàng trăm nước khác sẽ vào cuộc vì thế giới không thể chấp nhận
một Thiên An Môn nữa khi mà chàng trai “tank man” vẫn còn ám ảnh lương tâm nhân
loại.
Hai hình ảnh trước mắt
không những làm cho mãnh thú Tập Cận Bình gầm rống trên ngai vàng mà còn khiến
toàn hệ thống đảng Cộng sản Trung Cộng lo âu, mất ngủ. Một chàng trai sức khỏe
không đủ khuân một trăm ký lô lại có khả năng đè một phần tư thế giới dưới thân
thể bé nhỏ của mình há chẳng phải thần kỳ hay sao?
Rồi đây dù Bắc Kinh
đưa ra giải pháp tạm thời nhượng bộ để rồi sau đó lập lại bàn cờ mới có tính
toán kỹ hơn thì người dân Hong Kong vẫn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng không
ai hiểu người Trung Cộng hơn họ. Cùng ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo và văn hóa
nhưng chỉ khác một từ dân chủ đã khiến 7 triệu con người không biết sợ là gì.
Chỉ có người Trung
hoa mới có khả năng chống nhà cầm quyền đại hán. Đài Loan trước đây rồi Hong
Kong sau này sẽ tiếp tục theo con đường ấy. Bài học Joshua Wong sẽ giúp nhiều
nước nhận ra chân lý: kẻ mạnh nào cũng có gót chân Achilles, nếu biết tấn công
sẽ làm nó ngã quỵ.
Canhco
*****
Vương quốc Anh có thể
kiện Trung Cộng vi phạm cam kết khi trao trả Hồng Kông?
Vương quốc Anh có thể
là nước đầu tiên sẽ gây áp lực lên chính quyền Bắc Kinh trong vấn đề biểu tình
dân chủ ở Hồng Kông.
Tờ Channel News Asia
ngày 1/10 đưa tin cho biết, phản ứng của London đã tăng sau khi cảnh sát sử dụng
hơi cay để trấn áp những người biểu tình ủng hộ "cuộc cách mạng dù" ở
Hồng Kông.
Bộ Ngoại giao Anh hôm
29/9 đã lên tiếng kêu gọi một cuộc "thảo luận mang tính xây dựng" giữa
những nhà lãnh đạo Bắc Kinh với những người lãnh đạo phong trào biểu tình.
Thủ tướng David Cameron
hôm 30/9 cũng bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình biểu tình ở Hồng
Kông, trong khi Phó Thủ tướng Nick Clegg tuyên bố ý định triệu tập Đại sứ Trung
Cộng ở London để bày tỏ sự "báo động".
Tuy nhiên, các áp lực
ngoại giao không thể che giấu một thực tế cơ bản là "không có bất kỳ một
quốc gia nào có thể ngăn cản Bắc Kinh nếu họ quyết định trấn áp cuộc biểu tình",
Richard Ottoway - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại tại Hạ viện Anh cho biết.
Trước đó, BBC cho rằng
dựa trên tuyên bố Trung-Anh khi trao trả Hồng Kông năm 1997, London có thể kiện
Trung Cộng không tuân thủ lời hứa trao quyền dân chủ cho nhân dân Hồng Kông và
dừng can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2017 tại thành phố này.
Tuy nhiên, Rod Wye -
một chuyên gia về châu Á tại Việc quan hệ Quốc tế Hoàng gia Anh đã bày tỏ hoài
nghi về khả năng Anh có thể gây ảnh hưởng tới Bắc Kinh.
"Họ có thể hỗ
trợ nguyện vọng dân chủ hơn của người Hồng Kông, nhưng người Trung Cộng dường
như không có bất kỳ ý định nào sẽ chấp nhận điều đó. Họ nói rằng Hồng Kông là vấn
đề nội bộ của Trung Cộng và không ai có quyền can thiệp. Vì vậy, Anh có thể làm
gì?", ông Wye nói.
Tuy nhiên, ngay cả
khi cơ hội thành công rất mong mong thì London cũng không muốn từ bỏ áp lực đối
với Bắc Kinh.
Athar Hussain, Giám
đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á tại Trường Kinh tế London (LSE) cho rằng:
"Họ (Trung Cộng) không thể sử dụng vũ lực quá mức bởi vì sẽ gây ra những hậu
quả cho mối quan hệ của Trung Cộng với phần còn lại của thế giới và giới phê bình
Đài Loan. Tôi cho rằng việc Anh và các nước Tây Âu thể hiện sự bất bình ít nhất
sẽ khiến Bắc Kinh thận trọng hơn và không trấn áp trong tương lai gần".
Theo ông Rod Wye, việc
Bắc Kinh sẽ không sử dụng các biện pháp cứng rắn trong thời gian tới là có khả
năng bởi hiện nay, phong trào này chưa gây ra mối đe dọa nào trực tiếp tới chính
quyền Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh thêm rằng nếu phong trào lan rộng tới Trung
Cộng đại lục thì tình hình sẽ thay đổi.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.