Các
ông Lý Bằng và Giang Trạch Dân đóng vai trò quan trọng tại Hội nghị Thành Đô
Hồi
ký 'Hồi ức và Suy nghĩ' của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Trần Quang
Cơ đã đề cấp đến những gì xảy ra sau Hội nghị Thành Đô 3-4 tháng 9/1990 giữa
lãnh đạo Việt Nam và Trung Cộng năm 1990, chủ đề hiện được dư luận ở Việt
Nam quan tâm trở lại:
Sau
đây là hai chương BBC Tiếng Việt xin trích dẫn từ các nguồn mở đã đăng trên
mạng Internet ở nước ngoài ở dạng tư liệu, mở đầu là chương 16 dưới tiêu đề
'Món nợ Thành Đô':
“Từ
tháng 9/90, Trung Cộng luôn coi ta mắc nợ họ về thoả thuận Thành Đô, đòi ta
thực hiện thoả thuận đó, cụ thể là tác động với Phnom Penh nhận SNC có 13 thành
viên và do Sihanouk làm Chủ tịch. Với cách làm đó, họ khơi sâu thêm bất đồng
trong nội bộ ta… Trung Cộng thấy rằng việc thực hiện thoả thuận Thành Đô gặp
trở ngại chính từ Bộ Ngoại giao nên chủ trương chia rẽ nội bộ ta càng trắng
trợn hơn. Đại sứ mới của Malaysia ngày 3.10.90 đến chào xã giao, nói với tôi là
ở Bắc Kinh người ta đưa tin là có sự khác nhau giữa Bộ Ngoại giao và lãnh đạo
Đảng về chủ trương đối ngoại cho nên trong chuyến đi Thành Đô gặp cấp cao Trung
Cộng không có ông Nguyễn Cơ Thạch.
Sau
Thành Đô, trong khi ta nới rộng hoạt động của sứ quán Trung Cộng ở Việt Nam thì
phía Trung Cộng lại tỏ ra lạnh nhạt với Bộ Ngoại giao công kích lãnh đạo Bộ
Ngoại giao Việt Nam; hạn chế hoạt động của Đại sứ ta ở Bắc Kinh, không sắp xếp
Đại sứ ta tham dự vào cuộc Lý Bằng tiếp anh Võ Nguyên Giáp, anh Vũ Oanh; cử cán
bộ cấp thấp tiếp và làm việc với Đại sứ ta.
Trung
Cộng một mặt khẳng định là vấn đề Campuchia chưa giải quyết thì quan hệ Trung –
Việt “chỉ có bước đi nhỏ”, mặt khác thăm dò và tích cực tác động đến vấn đề
nhân sự và phương án chuẩn bị Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ họp vào
giữa năm 1991. Từ tháng 3/91, tại kỳ họp Quốc hội Trung Cộng khoá 7, Lý Bằng
tuyên bố “quan hệ Trung – Việt đã tan băng” và có một số điều chỉnh mềm dẻo hơn
trong vấn đề Campuchia. Về vấn đề SNC của Campuchia. Trung Cộng không cố bám
giữ con số 13, tạm gác vấn đề chủ tịch, phó chủ tịch, đưa ra công thức
“Sihanouk chủ trì các cuộc họp SNC”. Từ chỗ chỉ có quan hệ với 3 phái, sau cuộc
gặp SNC ở Pattaya (Thái Lan), Trung Cộng chuyển sang quan hệ trực tiếp với Nhà
nước Campuchia, mời Hun Sen thăm Bắc Kinh trong 3 ngày (22-24/7/91).
Chiều
Chủ nhật 18/11/90 họp Bộ Chính trị về vấn đề Campuchia. Từ sau khi P5 thoả
thuận về văn kiện khung (28/890) cuộc đấu tranh về vấn đề Campuchia đi vào giai
đoạn cuối, gay gắt và quyết liệt. Thay mặt Bộ Ngoại giao, tôi trình bày đề án
về nguyên tắc đấu tranh về văn kiện khung của P5 và về vấn đề SNC để Bộ Chính
trị cho ý kiến. Khi tôi trình bày xong, anh Thạch đề nghị Bộ Chính trị khẳng
định 2 điểm:
1.
Vấn đề SNC là vấn đề nội bộ của Campuchia, ta không ép bạn được, phải tôn trọng
chủ quyền của bạn;
2.
Về văn kiện khung, ta phải bác những điểm vi phạm Hiến chương LHQ. Nếu không
sau này có ảnh hưởng đến vấn đề xử lý Trường Sa… Ta thấy rõ Trung Cộng và Mỹ
đều nhất trí xoá Nhà nước Campuchia bằng cách khác nhau.
Cuối
cuộc họp, Tổng bí thư Linh kết luận: “Về SNC ta không thể góp ý với bạn được…
Nếu nói Trung Cộng và Mỹ như nhau thì tôi không đồng ý. Sau hội nghị Trung
ương, Bộ Chính trị sẽ đánh giá lại một số vấn đề liên quan đến ngoại giao như
nhận định về Trung Cộng thế nào, tuyên bố hoặc nói về Trung Cộng như thế nào?”
Bộ
trưởng Nguyễn Cơ Thạch là nhân vật lớn của ngành ngoại giao Việt Nam
Nguyễn
Cơ Thạch nói luôn: “Đồng ý đánh giá lại cả cuộc hội đàm ở Thành Đô”.
Dự
thảo Hiệp định toàn bộ về Campuchia ngày 26/11/90 do P5 thảo ra đã được các
thành viên SNC Campuchia chấp nhận về cơ bản tại cuộc họp ở Paris ngày 23/12/90. Chủ trương của ta là
giải pháp chính trị về Campuchia, nhất là những vấn đề nội bộ Campuchia, phải
do bạn tự quyết định và chịu trách nhiệm với dân tộc Campuchia. Ta hết sức giúp
đỡ họ, gợi ý để họ tránh được những thất bại không đáng có, nhưng ta không thể
làm thay. Như vậy ta vừa hết lòng giúp bạn vừa không để Việt Nam một lần nữa
bị sa lầy vào cuộc đấu tranh nội bộ của Campuchia. Không để vấn đề giải pháp
chính trị về Campuchia lại một lần nữa trở thành vấn đề lịch sử trong quan hệ
Việt Nam
– Campuchia.
Theo
yêu cầu của bạn, ngày 14/1/91, tôi cùng các anh Huỳnh Anh Dũng, Lê Công Phụng,
Vũ Tiến Phúc, chuyên viên về giải pháp Campuchia, sang Phnom Penh làm việc với
bạn với mục đích:
a.
Tìm hiểu suy nghĩ và ý định của bạn về giải pháp Campuchia sau khi bạn đã chấp
nhận văn kiện khung của P5 tại cuộc họp Jakarta 10/9/90 và chấp nhận về cơ bản
dự thảo Hiệp định 26/11 của P5 tại cuộc họp Paris 23/12/90;
b.
Thuyết phục bạn kiên quyết tách riêng các vấn đề nội bộ thuộc chủ quyền
Campuchia để chỉ thảo luận và giải quyết trong SNC;
c.
Thoả thuận kế hoạch chuẩn bị cho việc họp lại Hội nghị quốc tế Paris .
Khi
tiếp tôi, anh Hun Sen nói: “Trong nội bộ Campuchia, xu hướng mạnh nhất là muốn
có một giải pháp chính trị giữ được thành quả cách mạng, không để cho Pol Pot
quay trở lại… Tình hình hiện nay rất tế nhị. Tình hình phức tạp sẽ xảy ra nếu
ta chấp nhận một giải pháp vô nguyên tắc. Chỉ cần chấp nhau một giải pháp như
vậy thì nội bộ Campuchia đã hỗn loạn rồi chứ chưa nói là ký kết. Ta giữ lập
trường cứng như vừa qua là tốt. Đề nghị Việt Nam không để đẩy quá nhanh tiến
trình giải pháp.
Như
vậy, qua các cuộc gặp Bộ trưởng Hor Nam Hong, Thứ trưởng Dith Munty và Thứ
trưởng Sok An, nhất là qua phát biểu của Chủ tịch Hun Sen chiều 16/11, có thể
thấy được chủ trương của bạn cố kéo dài trạng thái đánh đàm hiện tại vì nhiều
yếu tố chủ quan khách quan khác nhau, song chủ yếu vì trong nội bộ lãnh đạo bạn
xu hướng chưa muốn đi vào giải pháp còn rất mạnh. Hun Sen cho biết theo quyết
định của Bộ Chinh trị Campuchia, trong cuộc họp Trung ương ngày 17/1/91, ông ta
sẽ thông báo cho Trung ương là “năm 1991 sẽ chưa có giải pháp”.
Tuy
nhiên, tôi lại có cảm thấy trong suy nghĩ cũng như trong hành động lãnh đạo
Campuchia đang có nhiều mâu thuẫn lúng túng, chưa xác định được cho mình một
đường lối rõ ràng mạch lạc, mà chỉ lo đối phó từng bước với những vấn đề trong
nội bộ cũng như với đối phương.
Các
lãnh đạo Việt Nam, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười
Trong
lần gặp Heng Somrin ở Hà Nội ngày 24/2/91, anh Nguyễn Văn Linh vẫn cố ép bạn
“cần thực hiện tốt chính sách hoà hợp dân tộc, không nên nhấn mạnh vấn đề diệt
chủng, nên SNC gồm 13 thành viên và Sihanouk làm Chủ tịch”. Heng Somrin về nói
lại với Bộ Chính trị Đảng Campuchia thì tất cả đều băn khoăn và ngại rằng Heng
Somrin không thạo tiếng Việt nên nghe có thể sai sót. Thực ra, như Hun Sen nói
với anh Ngô Điền, khi nghe Heng Somrin nói lại những ý kiến của anh Linh, Bộ
Chính trị Campuchia rất lo vì thấy Việt Nam khác Campuchia nhiều quá. Ngày
13/3/91 Hun Sen nói với anh Thạch: “Có thể có sách lược phân hoá Khmer đỏ,
nhưng dứt khoát không thể bỏ vấn đề diệt chủng. Nếu bỏ sẽ có 3 mối nguy hiểm:
sẽ mất con bài mặc cả trong đàm phán ngay từ đầu; mất lợi thế trong tổng tuyển
cử; kẻ thù sẽ có lợi trong việc vu cáo Việt Nam là mọi chuyện xảy ra 12 năm qua
đều do Việt Nam gây ra cả. Số lượng thành viên SNC có thể là 12 hoặc 14, không
thể chấp nhận con số 13, sẵn sàng cho Sihanouk làm chủ tịch, Hun Sen làm phó,
không đòi chức chủ tịch luân phiên hay đồng chủ tịch nữa”.
Trong
cách làm này của ta cho thấy ta chỉ quan tâm đến điều mà ta cho là có lợi ích
đối với ta mà thiếu cân nhắc xem điều đó có phù hợp với lợi ích của bạn không.
Cách làm đó tất yếu ảnh hưởng xấu đến quan hệ gắn bó lâu nay giữa ta với Phnom Penh .
Đầu
năm 1991, Bộ Chính trị đã có cuộc họp tại T78 thành phố Hồ Chí Minh
(24-25/1/91) để bàn về vấn đề Campuchia. Tôi trình bày chủ trương tách mặt quốc
tế với mặt nội bộ của giải pháp Campuchia, đồng thời báo cáo ý kiến của Hun Sen
cho biết là Bộ Chính trị Campuchia quyết định không đi vào giải pháp trong năm
1991. Bộ Chính trị quyết định cần thăm dò khả năng họp Bộ Chính trị 3 nước để
hướng Campuchia đi vào giải pháp, họp có tính chất trao đổi, gợi ý chứ không
quyết định, ta không thể ép bạn, đồng thời phải tỏ được thiện chí, tránh mọi
việc làm ta bị cô lập.
Nhân
dịp này, tôi đã ngỏ ý với anh Thạch là tôi muốn rút khỏi Trung ương khoá tới.
Anh Thạch tỏ ý không tán thành. Đến tháng 2/91, khi có cuộc bầu đại biểu ở các
tỉnh để đi dự Đại hội VII, tôi đã gửi thư cho anh Nguyễn Đức Tâm, Trưởng ban Tổ
chức Trung ương, xin rút khỏi danh sách dự Đại hội VII. Lúc này tinh thần tôi
đã có phần mệt mỏi vì những sự việc trong thời gian qua. Nhưng yêu cầu của tôi
không được đáp ứng. Tôi nhận được giấy đi dự Đại hội tỉnh Đảng bộ Sơn la và
được bầu vào Đoàn đại biểu tỉnh Sơn la đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VII.Tháng 6/91, tôi có giấy đi dự Đại hội Đảng với tư cách đại biểu tỉnh Sơn La
rồi tiếp tục tham gia Trung ương khoá VII.
Tình
hình bất đồng ý kiến trong Bộ Chính tri càng đến gần Đại hội càng bộc lộ gay
gắt. Ngày 13/4/91, trong cuộc họp Bộ Chinh trị bàn về tình hình thế giới và
đường lối đối ngoại để chuẩn bị báo cáo chính trị tại Đại hội, sau khi anh
Thạch bản báo cáo về “Tình hình thế giới và chiến lược đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta”, Lê Đức Anh giới thiệu đại tá Lân, cán bộ Cục II Bộ Quốc phòng,
trình bày về tình hình thế giới và mưu đồ đế quốc”. Nghe xong, Tổng bí thư
Nguyễn Văn Linh phát biểu: “Chủ quan tôi nghĩ giữa bản trình bày sáng nay (của
Bộ Ngoại giao) và bản trình bày tình hình quân sự chiều nay của Bộ Quốc phòng
có nhiều chỗ khác nhau. Muốn thảo luận chủ trương thì phải thảo luận tình hình
trước, nhưng cách đánh gia tình hình còn khác nhau.”
Cố
vấn Phạm Văn Đồng: “Nói khôi hài lúc này thật không phải lẽ. Chúng ta cần cố
gắng làm việc đúng lương tâm, nghiêm chỉnh, đúng trách nhiệm của mình. Bộ Chính
trị đã giao cho 3 đồng chí phụ trách 3 ngành làm nhưng lại chưa làm”.
Lê
Đức Anh: “Bộ Chính trị nên nghe tình hình nhiều mặt, ngay trong nước chúng ta
cũng đánh giá khác nhau. Căn cứ vào đánh giá chung, mỗi ngành có đề án riêng,
không làm chung được.”
Nguyễn
Cơ Thạch đồng ý 3 ngành thảo luận để đi tới nhất trí về tình hình, còn công tác
thì mỗi ngành làm.
Trên
tinh thần đó, ngày 2/5/91, đã có cuộc họp giữa Ngoại giao, An ninh và Quốc phòng
để thống nhất nhận định tình hình thế giới. Dự họp về phía Bộ Quốc phòng có: Lê
Đức Anh, Trần Văn Quang, Đại tá Lân, Bộ Nội vụ có: Mai Chí Thọ; Bộ Ngoại giao
có Nguyễn Cơ Thạch và 4 thứ trưởng. Còn 3 phó ban Đối ngoại: Nguyễn Thị Bình,
Trịnh Ngọc Thái, Nguyễn Quang Tạo. Thu hoạch của cuộc họp khá nghèo nàn, không
đem lại được sự nhất trí trong nhận định tình hình, chỉ nhất trí được mấy điểm
lý luận chung chung.
Quan
hệ Việt Nam - Campuchia vốn phức tạp từ mấy chục năm qua
Chỉ
còn một tháng đến ngày họp Đại hội VII, Chính trị B họp liền gần 3 ngày (15,16
và 17/5/91) để thảo luận bản dự thảo “Báo cáo về tình hình thế giới và việc
thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội VI và phương hướng tới”. Bộ Chính trị
có mặt đông đủ. Theo dõi cuộc họp ở ghế dự thính. Số dự thính lúc đầu có 10
người, từ chiều 16/5 khi đi vào kiểm điểm việc thực hiện các Nghị quyết về đối
ngoại của Đại hội VI thì dự thính thu hẹp lại chỉ còn có Hồng Hà, Hoàng Bích
Sơn, Đinh Nho Liêm và tôi. Từ đầu đến cuối, tôi đã nhận rõ sự đấu tranh giữa
hai quan điểm về mặt quốc tế, nhất là khi đi vào phần kiểm điểm thực hiện đường
lối đối ngoại, nói đến vấn đề Campuchia và quan hệ với Trung Cộng.
Bản
dự thảo báo cáo của Bộ Ngoại giao có nêu “đã có một số việc làm không đúng với
các Nghị quyết của Bộ Chính trị”, “thái độ đối với Trung Cộng có sự thay đổi
qua 2 giai đoạn (trước và sau năm 1989) trái với Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị
(20/5/88)”, “giữa ta và bạn Campuchia đã bộc lộ sự khác nhau khá rõ rệt”, về
đối ngoại, ta “lúng túng, thiếu bình tĩnh” trước cuộc khủng hoảng chính trị ở
Đông Âu và Liên Xô…; đã bỏ lỡ cơ hội cải thiện với ASEAN (khi Thái Lan mời Thủ
tướng Đỗ Mười sang thăm, nhưng anh Mười nói phải đi Liên Xô, đi Ấn Độ rồi mới
đi Thái), đã làm nảy sinh tranh cãi khá căng, đặc biệt khi bàn đến đúng sai
trong chuyện gặp cấp cao Trung Cộng ở Thành Đô tháng 9.90 và vấn đề chống diệt
chủng và “giải pháp Đỏ”.
Anh
Võ Chí Công: “Về Trung Cộng rất phức tạp… Bộ Chính trị đã đánh giá Trung Cộng
có hai mặt xã hội chủ nghĩa và bá quyền. Về xã hội chủ nghĩa cũng cần thấy là
trong “nháy nháy”… Khó khăn là chưa bình thường hoá quan hệ… Họ đưa ra 5 trở
ngại, có cái hàng trăm năm không giải quyết nổi. Ví dụ như chuyện “Liên bang
Đông Dương”, họ biết ta không có ý đồ đó song cứ nêu lên cốt để chia rẽ và
giành lấy Lào và Campuchia, gạtta ra… Chuyện “giải pháp Đỏ” là không được, vì
như vậy thì có nghĩa là Trung Cộng sẽ đi với ta chống Mỹ trong lúc chủ trương
của họ là tranh thủ khoa học – kỹ thuật của phương Tây để hiện đại hoá, còn gì
là Trung Cộng nữa?
Tới
cuối cuộc họp, Nguyễn Đức Tâm còn nói:
“Chưa
làm dự thảo Nghị quyết ngay được vì qua thảo luận thấy ý kiến Bộ Chính trị còn
khác nhau về đánh giá đúng thành tích, đúng bạn thù, đối sách. Đại hội đến nơi,
sau Đại hội không còn Bộ Chính trị này nữa, tuy một số đồng chí còn ở lại… Mặc
dù vậy Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp vẫn kết luận làm dự thảo Nghị quyết
về đối ngoại.”
Lịch
sử chưa sang trang
Chương
20 là chương kết thúc hồi ký, dưới tiêu đề “Kết thúc một chặng đường nhưng lịch
sử chưa sang trang”, ông Trần Quang Cơ viết:
“Sau
12 năm ròng rã, đối với chúng ta, vấn đề Campuchia coi như đã kết thúc và đã
trở thành một hồ sơ của bộ phận lưu trữ trong Bộ Ngoại giao Việt Nam . Nhưng
những bài học của 12 năm ấy vẫn còn có nhiều tính chất thời sự, nhất là bài học
về chính sách và thái độ cư xử với các nước lớn.
Tiếp
sau việc vấn đề Campuchia được giải quyết là việc thực hiện bình thường hoá
quan hệ với Trung Cộng. Theo thoả thuận giữa hai bên, ngày 5/11/91, Tổng bí thư
Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc đi thăm chính thức nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa, đánh dấu sự bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.“Quan hệ
Việt – Trung tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau… Quan hệ Việt – Trung không phải là quan hệ đồng minh, không trở lại quan
hệ như những năm 50-60…”
Ông
Trần Quang Cơ đã nhìn thấy trước kế hoạch độc chiếm Biển Đông của Trung Cộng
Tuy
nhiên sau khi bình thường hoá quan hệ, lại dồn dập diễn ra những sự kiện xấu
trên nhiều mặt quan hệ giữa hai nước, tập trung gay gắt nhất là các vấn đề liên
quan đến lãnh thổ trên bộ vùng biên giới Hà Giang tháng 2, 3, 4/92; vụ nối lại
đường xe lửa Liên vận ở Đồng Đăng, Lạng Sơn tháng 12/91 rồi 4.5.92; Lục Lầm,
Quảng Ninh tháng 5.92) và tranh chấp biển đảo mà đỉnh cao là vụ Trung Cộng công
khai hoá việc ký kết họp đồng thăm dò khai thác dầu khí với Công ty Năng lượng
Mỹ Crestone tại một vùng rộng lớn trên thềm lục địa của Việt Nam (bãi Tư Chính).
Vì
sao Trung Cộng tăng cường lấn ép ta vào thời điểm này? Vì Trung Cộng cho rằng
tình hình đó đang thuận lợi cho họ tranh thủ gấp rút thực hiện yêu cầu tăng thế
và lực (xây dựng hải quân nhanh, nổ thử bom 1000 kilôton, thi hành chiến lược
“biên giới mềm”) nhằm tạo cho mình một vị thế đỡ bất lợi so với Mỹ và các nước
lớn khác, trong đó có ý đồ gấp rút biến biển Nam Trung Hoa – mà ta gọi là Biển
Đông – thành vùng biển độc chiếm của Trung Cộng, từ đó khống chế toàn bộ vùng
Đông Nam Á.
1.
Trật tự thế giới cũ không còn, trật tự thế giới mới chưa hình thành. Các đối
thủ chính của Trung Cộng ở châu Á – Thái Bình Dương đều đang gặp khó khăn, Liên
Xô vừa tan rã. Liên bang Nga trước mắt chưa phải là thách thức đáng kể, Mỹ đang
giảm bớt sự có mặt về quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương, tránh can thiệp nếu
lợi ích của Mỹ và đồng minh không bị đụng đến.
2.
Đông Nam Á mới bắt đầu quá trình nối lại các quan hệ giao lưu giữa hai nhóm
nước đối đầu cũ. Triển vọng liên kết hay nhất thể hoá Đông Nam Á, bất lợi đối
với ý đồ bá quyền của Trung Cộng, đang còn có những trở ngại (nghi ngờ nhau do
khác ý thức hệ, va chạm lợi ích, ý đồ của Thái Lan đối với Lào, Campuchia) đòi
hỏi thời gian khắc phục Trung Cộng muốn tranh thủ thời gian này để cản phá xu
thế hợp tác khu vực giữa Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam và ASEAN tạo ra một
tập hợp lực lượng thân Trung Cộng ở Đông Nam Á (quân phiệt Thái, quân phiệt
Myanmar, Khmer đỏ ở Campuchia và Lào nếu có thể) để khuất phục Việt Nam.
3.
Bản thân Việt Nam còn đang lúng túng về những vấn đề chiến lược (vấn đề đồng
minh, vấn đề tập hợp lực lượng, vấn đề bạn thù) trong tình hình mới sau khi
Liên Xô tan rã, quan hệ với Mỹ chưa bình thường hoá, Trung Cộng muốn đi vào
bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trên thế mạnh.
Vì
vậy Trung Cộng nhẩn nha trong các bước bình thường hoá quan hệ với Việt Nam,
vừa tạo bề mặt thân mật gắn bó Trung – Việt, vừa siết chặt bên trong, giành lợi
thế cho mình trên mọi lĩnh vực quan hệ.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.