Muốn
ngăn chặn khủng bố tại Trung Đông? Hay tại Nữu Ước, Hoa Thịnh Đốn.
Nước Mỹ trong hơn một thập niên qua đã bị nạn khủng bố Hồi giáo cuồng tín ám ảnh đến tận cùng. Vì thật sự nó đã là mối đe dọa cụ thể nhất và cũng lớn nhất cho an toàn của dân Mỹ, trong cũng như ngoài nước Mỹ, kể từ ngày lịch sử 9/11.
Có thể nói trong lịch sử hơn 200 năm của Đại Cường Cờ Hoa này, chưa khi nào có một lực lượng đối nghịch nào lại có thể trở thành một đe dọa lớn như những nhóm khủng bố này. Khi khối phát-xít Đức-Nhật chiếm được gần hết Âu Châu và Á Châu thì cũng chỉ lén đánh bom được hải cảng Hạ Uy Di, còn cách đất liền Mỹ cả mấy ngàn dặm. Ngay khi khối cộng sản chiếm được cả nửa thế giới, khối này cũng chưa bao giờ được coi như là một đe dọa trực tiếp đến lãnh thổ Mỹ, mà chỉ đe dọa được ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới thôi. Cuộc chiến Liên Xô-Mỹ, lạnh hay nóng, cũng vẫn chỉ là những cuộc chiến ủy nhiệm trên những miền đất Phi Châu hay Á Châu xa xôi, bên kia địa cầu đối với Mỹ.
Như vậy thì Mỹ phải đối phó như thế nào?
Năm 1993, một nhóm khủng bố Hồi giáo, sinh sống ở Mỹ từ lâu nay, đã đặt bom trong hầm để xe của hai cao ốc World Trade Center tại Nữu Ước. Gây thiệt hại vật chất lớn cho hầm để xe, và làm thiệt mạng một vài người. TT Clinton chứng kiến sự kiện, nhận định chính xác đây là hành động của một nhóm khủng bố mới xuất hiện, al-Qaeda, nhưng lại xếp vào loại đe dọa an ninh trật tự bình thường, để FBI lo là xong. Các thủ phạm mau chóng bị bắt, mang ra tòa, xử đúng luật. Hết chuyện, đóng hồ sơ.
Khi al-Qaeda cho cảm tử lái xe chất đầy bom tấn công cùng lúc hai toà đại sứ Mỹ tại Kenya và Tanzania, TT Clinton thả bom một cơ sở được gọi là nơi sản xuất bom của al-Qaeda tại Sudan, thật ra chỉ là một cơ sở bào chế thuốc của một công ty dược phẩm chẳng liên hệ gì đến al-Qaeda.
Chính quyền
Phản ứng của TT Clinton, mà TT Bush sau đó gọi là “đập ruồi”, đưa đến thảm hoạ lịch sử 9/11. Ngay sau biến cố 9/11, trong bài diễn văn trấn an thiên hạ, TT Bush đã khẳng định ngay tầm vóc cuộc tấn công này và tuyên bố dứt khoát đây là “chiến tranh”, không phải là vấn đề an ninh trật tự công cộng. Chiến tranh tức là có thể huy động toàn thể các phương tiện an ninh, quân sự, kinh tế, chính trị, trong khi an ninh và trật tự chỉ là vấn đề của cảnh sát và toà án. Khác nhau rất xa.
Sau này thiên hạ xúm vào tố cáo cuộc chiến Iraq với đủ lý do, nhưng trong bối cảnh hậu 9/11, một Iraq với kho vũ khí giết người tập thể mà khi đó ai cũng tin là có, dưới sự lãnh đạo của một lãnh tụ Hồi giáo cực tàn ác đã xử dụng vũ khí hoá học giết chính dân của mình, luôn luôn thề tiêu diệt Mỹ, thì việc đánh Iraq là chuyện cả nước khi đó chấp nhận. Cả hai viện quốc hội Mỹ đều bỏ phiếu cho phép TT Bush đánh, trong đó có phiếu của các thượng nghị sĩ Hillary Clinton và John Kerry, những người sau này lớn tiếng công kích TT Bush mạnh nhất. TT Bush sau này bị tố đã lừa họ và lừa cả nước.
Thật ra, các thượng nghị sĩ này là
những người đã đọc hồ sơ Iraq
từ cả mấy năm trước, khi ông Bush còn đang mắc bận coi baseball suốt ngày ở Texas . Cựu TT Clinton
hiểu rõ nguy cơ Iraq hơn ai
hết, cũng là người đầu tiên lên tiếng ủng hộ quyết định đánh Iraq của TT
Bush. Công bằng mà nói, nếu cần phải đi tìm thủ phạm, thì người đó chính là
Giám đốc CIA George Tenet, do TT Clinton bổ nhiệm và được TT Bush lưu nhiệm.
Tất cả tin tức tình báo về vũ khí của Saddam xuất phát từ tin tình báo của CIA,
ngay từ thời TT Clinton.
Cuộc chiến dai dẳng còn đang dở dang. Bước qua kỷ nguyên Obama.
TT Obama mở màn nhiệm kỳ bằng cách ký lệnh đóng cửa trại tù Guantanamo trong vòng một năm, cấm xử dụng tra tấn kiểu trấn nước (thực ra, trấn nước chỉ được áp dụng đối với đúng 3 tù nhân rồi bị TT Bush ra lệnh cấm ngay từ 2004 rồi!), bay qua Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, đọc hai bài diễn văn ca tụng Hồi giáo và văn minh Ả Rập, cúi rạp người trước Quốc Vương Ả Rập Saudi (quê hương của hầu hết các tên khủng bố 9/11), rồi xin lỗi về tất cả những sai lầm có thật hay tưởng tượng của Mỹ, kể từ ngày ông Adam và bà Eva còn sống tới nay.
Sau khi thành công, chẳng những khua chiêng trống về chuyện này, mà còn đi xa hơn nữa, khoe là al-Qaeda đang vắt chân lên cổ trốn chạy, và cái chết của Bin Laden đánh dấu sự cáo chung của khủng bố Hồi giáo cực đoan, không còn là một đe dọa gì nữa. Mấy tổ chức khủng bố khác chỉ là những nhóm lẻ tẻ tép riu, không đáng quan tâm.
Đối với hai cuộc chiến của Bush, TT Obama giữ lời hứa, triệt thoái toàn diện. Bất chấp mọi biến chuyển trên chiến trường, Nhà Nước khoe đã ổn định và rút quân trong huy hoàng để lại hai quốc gia “dân chủ, ổn định, và vững bền”. PTT Biden nhấn mạnh đó là “thành tích lớn nhất của TT Obama”.
Nhưng sự thật không đẹp như vậy. Trái lại, tất cả chỉ là hoả mù, che dấu một sự thật xấu hơn nhiều. Khủng bố vẫn còn sống,
Sách lược chống khủng bố của TT Obama nói tóm lại là sách lược cố cầm chân các hoạt động khủng bố này, cố giảm thiểu tiếng súng đạn quá ồn ào, để có thể khoe là đã triệt hạ được khủng bố, để có lý do tháo chạy khỏi các chiến trường Afghanistan và Iraq, tránh can dự, để tái đắc cử, rồi cò cưa đến ngày mãn nhiệm là thoát nạn.
Phong trào khủng bố Hồi giáo cuồng tín biến thể, từ những tổ chức lớn dễ bị truy diệt như al-Qaeda phân tán qua những tổ chức lẻ tẻ nhỏ, biệt lập dễ tránh truy lùng và khó tiêu diệt hơn gấp bội. Rồi biến thể lần nữa, lớn mạnh trở lại, lớn và nguy hiểm gấp bội al-Qaeda.
Nhưng sách lược của TT Obama vẫn không thay đổi, không nhìn nhận những thay đổi và lớn mạnh này, để có thể duy trì lập luận đã thành công diệt được khủng bố, biến các nhóm này thành những nhóm lẻ tẻ, tài tử vớ vẩn.
Ngay sau khi TT Obama lên tiếng đổ thừa cho Bộ An Ninh, ông Giám Đốc James Clapper đã ra thông cáo ca ngợi các viên chức an ninh đã thi hành nhiệm vụ một cách hết sức xuất sắc, vạch trần nguy cơ khủng bố trong suốt hai năm qua. Đây là cách cụ thể ông Clapper trả lời TT Obama.
Ngay đầu năm 2014, ISIS chiếm thành phố Fallujah tại Iraq, cả nội các Obama đã báo động, từ Bộ An Ninh, đến Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại Giao, ngay cả Bộ Tư Pháp của ông đệ tử ruột Eric Holder đều lên tiếng cảnh giác nguy cơ ISIS. Nhưng rồi TT Obama lên truyền hình ví
Và quả bom mới nhất là... hồi ký của ông Leon Panetta. Theo ông Panetta, trước khi rút quân tại Iraq, các chiến lược gia Mỹ thấy cần duy trì một lực lượng nhỏ tại Iraq để kềm chế các nhóm khủng bố. Nhưng cuộc điều đình với thủ tướng al-Maliki gặp khó khăn vì vài điều kiện của
Cuộc chiến mới tại Trung Đông được đặt dưới quyền một ông tướng 4 sao với bộ tư lệnh đặt ở trung tâm du lịch Tampa tại tiểu bang Florida cách mặt trận nửa thế giới, dưới quyền một ông tướng hồi hưu, ông tướng hồi hưu này báo cáo lên một ông cựu trung úy Hải Quân bây giờ làm Ngoại Trưởng, ông cựu trung úy này tuân lệnh một ông cựu tổ chức cộng đồng bây giờ đang làm tổng thống. Càng ít kinh nghiệm, càng làm lớn. Một tình trạng hy hữu chỉ có ở Mỹ. Đi xa hơn nữa, mối đe dọa khủng bố, sau cả chục năm bị cấm cung không đụng đến nước Mỹ được, đã trở thành một mối de dọa thực sự cho dân Mỹ trên đất Mỹ.
Chính quyền
Đồng thời, Nhà Nước Obama cũng loan tin một tổ chức khủng bố mới tên là Khorasan đã có kế hoạch tấn công khủng bố tại Mỹ, tất cả đã sẵn sàng thi hành trong thời gian ngắn, do đó đã buộc Mỹ phải đánh bom Syria khẩn cấp, vừa để đánh ISIS vừa để tiêu diệt Khorasan.
Khủng bố thật sự có khả năng làm lại một 9/11 hay không cũng khó biết. Chỉ biết là vài phương pháp khủng bố đã được du nhập vào Mỹ rồi.
Tin báo chí cho biết một anh da đen Hồi giáo Mỹ tại Oklahoma chưa rõ vì lý do gì, đã cắt đầu một đồng nghiệp làm cùng sở theo kiểu ISIS cắt đầu con tin Mỹ. Cảnh sát cho biết anh này trong thời gian qua đã cố gắng đi vận động các đồng nghiệp theo về đạo Hồi, đồng thời phổ biến tài liệu tuyên truyền chống Mỹ của Hồi giáo cực đoan. Trên trang Facebook của anh này, toàn là hình ảnh của Bin Laden và cuộc tấn công 9/11. Dù vậy, cảnh sát Mỹ vẫn gọi đây là chuyện “bạo hành trong sở làm”. Dĩ nhiên! Theo đúng lệnh của tổng thống.
Vũ Linh
Trong
cuộc chiến chống lại Taliban, CIA thường xuyên buộc phải làm việc với các lãnh
đạo Afghanistan
và những người đứng đầu các bộ lạc. Họ thường xuyên yêu cầu được trả công về
những nỗ lực của họ. CIA đã được sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có, gồm các ưu
đãi như tiền mặt, làm răng… nhưng họ đều chọn Viagra.
Sở dĩ như vậy
vì họ đều có nhiều vợ, và họ đều muốn làm hài lòng chị em thường xuyên hơn
nhưng bất lực. Ví dụ, một vị lãnh đạo đã ở tuổi 60, ông có 4 bà vợ, ông tha
thiết xin CIA cấp cho ông Viagra. Khi đã nhận được phần thưởng này, ông đã
tích cực chỉ chỗ ở của Taliban.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.