Tuesday, October 7, 2014

Mỹ cần một đối tác mạnh chống lại Trung Cộng

image
Đang có những chỉ dấu chứng tỏ quan hệ Việt-Mỹ ngày càng nồng thắm hơn.
Washington đang cần một đối tác mạnh để chống lại hành động hung hăng của Trung Cộng ở Biển Đông. Đó là tựa đề của một bài viết của nhà bình luận Paul Leaf đăng trên báo The Diplomat hôm thứ Năm vừa qua.

Tác giả bài báo lập luận rằng giữa lúc Hoa Kỳ đang cắt giảm ngân sách quốc phòng và cùng lúc phải đương đầu với nhiều cuộc khủng hoảng trên khắp thế giới, Washington đang cần những nước đối tác có sức mạnh, đặc biệt tại Á Châu, nơi mà các hành động xâm nhập của Trung Cộng đang đe dọa thay đổi hiện trạng khu vực.

image
Theo tác giả bài báo thì đó là lý do Hoa Kỳ nên hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, bởi vì làm như vậy không chỉ tăng sức mạnh cho Việt Nam và đưa Việt Nam xích lại gần Hoa Kỳ hơn, mà còn có thể cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, nếu như Hoa Kỳ đặt ra những điều kiện thích đáng trước khi bán các vũ khí ấy.

image
Lệnh cấm vũ khí sát thương đã được ban hành vào năm 1984 vì tình trạng nhân quyền tệ hại của nước này. Đến năm 1987, chính phủ của Tổng Thống Bush nới lỏng lệnh cấm đôi chút, và cho phép xuất khẩu một số vũ khí không sát thương cho Việt Nam. Mặc dù vậy, các hành động vi phạm nhân quyền vẫn tiếp tục tại Việt Nam, và sự thể này đã cầm chân Hoa Kỳ, không cho phép Washington xích lại gần hơn nữa với Hà nội.

image
Ông Paul Leaf lập luận rằng sự thay đổi trong môi trường an ninh đòi hỏi Mỹ phải tái xét việc hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Ông cho rằng giữa lúc Hoa Kỳ đang giảm chi phí quốc phòng, trong khi lại bị lôi kéo vào các cuộc xung đột mới ở Đông Âu và Trung Đông, Washington đang cần có những đối tác mạnh để tiếp tay đối phó với sự trỗi dậy không mấy hòa bình của Trung Cộng.

image
Nhà bình luận này nhận định rằng Trung Cộng là một mối đe dọa đang ngày càng tăng. Ngân sách quốc phòng của nước này là ngân sách lớn thứ nhì thế giới, và hầu như vượt qua mặt tổng chi phí quốc phòng gộp chung lại của 24 quốc gia ở Đông Nam Á.
Với ngân sách khổng lồ đó, Trung Cộng đã tài trợ cho một kho vũ khí đáng gờm để biểu dương lực lượng nhắm mục đích giới hạn sự tiếp cận của Hoa Kỳ đối với các vùng biển và không phận quanh khu vực.

Nhà bình luận này nêu bật những hành động gây hấn của Trung Cộng đối với Việt Nam trong năm nay ở Biển Đông, nơi hai nước có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo và tranh giành những quyền lợi kể cả tài nguyên dầu khí và hải sản, và cũng là nơi có các tuyến hàng hải quốc tế hết sức quan trọng.

image
Đầu năm nay, Trung Cộng khởi sự đòi hỏi các tàu nước ngoài phải xin phép của Bắc Kinh trước khi đánh bắt cá trong một vùng biển chiếm tới 90% diện tích Biển Đông mà họ tuyên bố thuộc chủ quyền của họ. Thế rồi từ tháng Năm tới trung tuần tháng 7, Trung Cộng điều giàn khoan dầu nước sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đâm va tàu cá và tàu hải ngư Việt Nam, đâm chìm một chiếc tàu.

image
Ông Leaf cho rằng Hà nội có thể là một lực đối trọng chống lại Bắc Kinh. Ông nêu rằng Việt Nam có dân số đông thứ 13 thế giới, gần 100 triệu người, và có một lực lượng quân đội năng động lớn thứ 11 trên thế giới, và dự kiến nền kinh tế Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 17 trên thế giới trước năm 2025. Chi phí quốc phòng của Việt Nam, theo nhà bình luận này đã tăng vọt 130% từ năm 2003 tới năm 2012, khiến Việt Nam trở thành quốc gia thứ nhì- tính trên GDP- chi tiêu nhiều nhất vào lĩnh vực quốc phòng ở Đông Nam Á.

image
Theo ông, bằng cách hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Hoa Kỳ có thể chống lại một cách hữu hiệu hơn quyết tâm của Trung Cộng bằng cách tăng sức mạnh cho Việt Nam, và thuyết phục Việt Nam xích lại gần Washington và các đối tác của Mỹ hơn.

image
Ông Paul J. Leaf làm việc cho một tổ chức nghiên cứu, chuyên về các vấn đề quốc phòng. Ông là một nhà bình luận thường xuyên về chính sách đối ngoại của Mỹ, và là một luật sư tại một công ty luật quốc tế.



Thế Anh

image

image

Học được gì từ Hàn Quốc?
Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ
Sức sống mãnh liệt của thực vật
Vài chuyện lạ - Interesting stuff
Chùm khế ngọt
Bên vực rạn nứt của lãnh đạo Trung Cộng
Không thành công thì cũng thành...
Nghị Viên Bí Mật: Hoàng Duy Hùng
Biểu tình ở Hồng Kông kiên quyết không rút lui
Tuổi trẻ thờ ơ, vô cảm là trách nhiệm của nhà giáo...
Ngày cuối cùng ở VN
Tập Cận Bình có thể là nhà cai trị cộng sản cuối c...
Discovery: The fall of Saigon
Truy tìm nghi phạm giết du khách Anh ở Thái Lan
Thu Minh: nữ ca sĩ nham nhở
Kim Yo-jong nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên
Lây nhiễm bệnh Ebola trên máy bay?
Đập tan chính sách tuyên truyền lừa gạt
Hồng Kông: Khi mãnh thú mắc xương…
Những thủ đoạn buôn lậu kỳ lạ nhất thế giới
CS Bắc Việt gởi bức điện thư xin đầu hàng...
Nợ Cứt
Huỳnh Thục Vy: Tâm thư gửi bạn
Gai Cột Sống: Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứ...
Cuộc chiến tranh mới của Mỹ
401k bắt nguồn từ phần 401 đoạn (k) của bộ luật th...
Chủ nghĩa cộng sản châu Á còn gì?
Số phận một loài chim
Chánh Thanh tra Andrew Philips tự tử?
Vài thắc mắc về một bài viết của TS Vũ Duy Phú trê...
Thủ phạm tiếp tay TC đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạ...
Một "cuộc cách mạng" tự mâu thuẫn
Khu Người Việt ở Warsaw, Ba Lan
WHO khuyến cáo người Việt bớt ăn muối
Lễ Quốc Khánh TC bị lu mờ vì các cuộc biểu tình ở ...
Họ không thể giết hết chúng ta
BOO...: khi lá cờ của Trung Cộng đã kéo lên
Nhìn Joshua Wong, nghĩ về vấn đề lãnh tụ
Chiếc dù và người biểu tình Hong Kong
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân xuống đường ủng hộ...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.