Wednesday, October 29, 2014

Quân cờ mới, Obama phá vỡ thế trận của Putin?

image
Mỹ ngày càng đẩy mạnh những biện pháp khó lường để vô hiệu hóa thế mạnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Quân bài chiến lược dầu khí của Nga, vì thế, đang bị lung lay dữ dội.

image
Ông chủ Kremlin nổi giận
Theo Foxnews, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/10 đã có những cáo buộc với giọng điệu gay gắt nhất từ trước đến nay đối với Mỹ. Theo đó, ông Putin cho rằng: “Mỹ phá hỏng trật tự thế giới”; “Mỹ đang làm cho thế giới xuất hiện nhiều khu vực nguy hiểm hơn”.

Phát biểu gần tiếng đồng hồ tại hội nghị của Câu lạc bộ Valdai tại thành phố Sochi của Nga, ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh: Sự can thiệp của Mỹ đã làm bùng phát hầu hết các cuộc khủng hoảng gần đây trên thế giới, gồm cả Ukraine và Trung Đông.

image
Nga phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ - thách thức rất lớn đối với Tổng thống Vladimir Putin.
Những cáo buộc của ông Putin diễn ra trong bối cảnh phương Tây - dẫn đầu bởi Mỹ - vẫn đang áp dụng hàng loạt các biện pháp trừng phạt đối với Nga mà ông Putin cho rằng “hoàn toàn dại dột” và “không thể ngáng đường Nga phát triển thành một cường quốc kinh tế vững mạnh hơn”.

Truyền thông thế giới gần đây cũng liên tiếp cảnh báo về một nền kinh tế Nga quặt quẹo trong vài năm tới nếu giá dầu mỏ tiếp tục giảm hoặc đứng ở mức thấp như hiện nay. Trong khi, Nga lại phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ. Đây là thách thức rất lớn đối với Tổng thống Vladimir Putin.

image
Tình trạng tăng trưởng trì trệ, thu nhập thực thế của người dân thấp, dòng vốn liên tục chảy ra nước ngoài, trong khi nguồn thu từ dầu khí bị suy giảm nghiêm trọng... được cho là những vấn đề gây đau đầu Tổng thống Putin. Không những thế, nhiều phân tích cho rằng, ở vào thời điểm hiện tại, rất khó để Nga cắt giảm chi tiêu công cũng như tăng thuế. Cả nước Nga đang sốc lên để thúc đẩy tăng trưởng, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu cũng như đẩy mạnh quan hệ với các đối tác ở phương Đông.

image
Trên thực tế, có nhiều dấu hiệu cho thấy, Nga đang gặp rất nhiều rắc rối sau các lệnh trừng phạt của phương Tây và những chính sách của Mỹ nhằm vô hiệu hóa sức mạnh của Putin nói riêng và nước Nga nói chung.
Trong khi đó, một vấn đề đáng ngại với ông Putin là tương lai không mấy tươi sáng về những thế mạnh, những quân át chủ bài mà Nga hiện có.

Mỹ tấn công vào thế mạnh của Nga

Các phân tích gần đây phần lớn đều cho rằng, về dài hạn, giá dầu khí sẽ đi theo hướng tăng. Tuy nhiên, những cuộc cách mạng của Mỹ lại đang chứng minh điều này chưa hẳn đúng.

image
Khai thác dầu khí đá phiến sét bằng công nghệ nứt vỡ thủy lực là tiến bộ đột phá của Mỹ, đã được triển khai khoảng 5 năm qua.
Trong khoảng 3 tháng gần đây, giá dầu thô trên thế giới bất ngờ liên tục giảm, giảm tới 25%. Nó nằm ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia, nhiều chính phủ bởi nền kinh tế thế giới chậm lại nhưng vẫn đang tăng trưởng. Kinh tế Mỹ đang sáng sủa trở lại, trong khi Trung Cộng chứng kiến tăng trưởng quý III cao hơn dự báo, ở mức 7,3%.

image
Tại sao giá dầu lại giảm mạnh như vậy? Nhu cầu tụt giảm, nguồn cung tăng hay là có nguyên nhân gì khác?. Đã có rất nhiều lý giải, trong đó một điểm đáng chú ý: Mỹ đang chứng kiến nhiều tiến bộ đột phá trong phương pháp khai thác dầu khí đá phiến, vốn đã được áp dụng khoảng 5 năm qua.

Các báo cáo gần đây cho thấy, Mỹ đã vượt Nga trở thành quốc gia có sản lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Theo dự báo của Bentek Energy, năm 2014, Mỹ sẽ đạt sản lượng 2.500 tỷ feet khối khí tự nhiên (tương đương 67,9 tỷ feet khối/ngày). Trong nhiều năm qua, sản lượng khí đá phiến của Mỹ tăng trưởng trung bình 50%/năm.

image
Sản lượng dầu thô trong khi đó cũng tăng trưởng đột phá. Theo trang Thestreet, kể từ năm 2008, nhờ công nghệ nứt vỡ thủy lực (fracking techniques), Mỹ đã tăng sản lượng dầu thô sản xuất nội địa thêm 3 triệu thùng/ngày, lên mức gần 9 triệu thùng/ngày hiện nay.

Trên thực tế, hạ tầng khí đốt của Mỹ còn yếu kém, Mỹ mới đứng thứ 3 về xuất khẩu khí tự nhiên, bằng khoảng 25% Nga. Giá dầu sản xuất bằng công nghệ mới cũng không hề rẻ. Tuy nhiên, những tiến bộ nói trên cho thấy một điều rằng: Về dầu khí đốt, Mỹ có thể là lựa chọn thay thế Nga trong tương lai. Đây được xem là một quân bài để tạo đối trọng về ảnh hưởng toàn cầu với Nga.

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine hơn nửa năm qua, Nga có vị thế khá chủ động trong nhiều diễn biến. Gần đây nhất, Ukraine buộc phải chấp nhận mức giá khí đốt 385 USD mà Nga đưa ra nhưng vẫn chưa được cung cấp dầu trở lại do chưa thanh toán khoản nợ hơn 3 tỷ USD.

Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) luôn trong tình trạng lo lắng về những mùa đông băng giá thiếu khí đốt bởi khu vực này vẫn đang phụ thuộc 1/3 nhu cầu khí đốt nhập từ Nga, trong đó một nửa trung chuyển qua Ukraine.

image
Mặc dù vậy, diễn biến giá dầu giảm sâu trong vài tháng qua, nguồn cung dầu thế giới tăng, cùng với khả năng Mỹ có thể phê chuẩn cho hàng loạt các dự án thúc đẩy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng, cho thấy quân bài chiến lược dầu khí của Nga đang bị lung lay. Ông Putin có lẽ cũng lo ngại về sự đảo ngược hoặc thay đổi cán cân quyền lực dầu khí đốt trong tương lai.

image
Trong khi Mỹ đang không ngừng tăng sản lượng dầu thô và khí đốt nhờ cuộc cách khai thác dầu khí đá phiến thì nhiều nước Trung Đông như các nước OPEC cũng sản xuất nhiều dầu hơn, vượt định mức hạn ngạch mà chính họ đề ra. Giá dầu giảm và vị trí thống trị về dầu khí đang lung lay có lẽ là vấn đề lớn đối với Nga. Những giải pháp thuần túy về mặt công nghệ, kỹ thuật của Mỹ đang đánh đúng vào thế mạnh của Nga.



Văn Minh

*****

Oct 10, 2013
Hoa Kỳ tiến lên vào lúc Nga hãy còn cố gắng giữ vững sản lượng theo phương pháp khai thác truyền thống và chưa dùng đến kỹ thuật mới như “fracking” để gia tăng trữ lượng bằng cách khai thác dầu khí ở những khu vực ...

Oct 20, 2014
Hoa Kỳ tiến lên vào lúc Nga hãy còn cố gắng giữ vững sản lượng theo phương pháp khai thác truyền thống và chưa dùng đến kỹ thuật mới như “fracking” để gia tăng trữ lượng bằng cách khai thác dầu khí ở những khu vực .

Jul 27, 2014
Hoa Kỳ tiến lên vào lúc Nga hãy còn cố gắng giữ vững sản lượng theo phương pháp khai thác truyền thống và chưa dùng đến kỹ thuật mới như “fracking” để gia tăng trữ lượng bằng cách khai thác dầu khí ở những khu vực .

Sep 15, 2014
Hoa Kỳ tiến lên vào lúc Nga hãy còn cố gắng giữ vững sản lượng theo phương pháp khai thác truyền thống và chưa dùng đến kỹ thuật mới như “fracking” để gia tăng trữ lượng bằng cách khai thác dầu khí ở những khu vực .

Jun 02, 2014
Ngoài ra việc Hoa Kỳ có xuất cảng được khí đốt đông lạnh nhờ vào việc khai thác shale oil bằng “fracking” sang Âu Châu cũng phải vài năm nữa mới thực hiện được. Nga có thể trả đũa ngay bằng cách ngưng xuất cảng khí ...

image

Hồ bơi: Kỳ thị tôn giáo?
Từ chối bạn, chào đón kẻ thù
Khi người đàn bà bước vào nhà thờ
Viết cho ai?
Phim 'To Singapore, with Love' bị cấm chiếu ở Sing...
Tại sao từ chối Quyền im lặng?
Hà Nội trong Top 10 nạn móc túi
Những chất phụ gia đầu độc trong thực phẩm
Blogger Điếu Cày: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc...
Mỹ đối phó chiến lược chống xâm nhập của Trung Cộn...
Cuộc chạy trốn khỏi Boko Haram
Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô
Ghiền Đường & Đường giả và đường ruột
Công an bôi nhọ TP.Hồ Chí Minh
Blogger Điếu Cày: Nhà tù Cà Mau như ‘trại súc vật’...
Đại Tướng Không Quân Lori Robinson
Ukraina : Goodbye Lênin và Đảng Cộng sản
Chim Tu Hú
Bài học nào cho phong trào Dân chủ
So sánh hai quá trình công nghệ hóa: Việt Nam và H...
Một lá thư trong chai lênh đênh trên biển
Ánh sáng Điếu Cày
Y tá Nina Phạm được ‘chữa khỏi Ebola’
Câu chuyện sân bay ở Việt Nam
Thả Điếu Cày 'đem lại hy vọng'
Bấm trên hình coi video
Jimmy Carter: Vị Tổng Thống của Thuyền Nhân
Một kiểu bần cùng hóa nhân dân
Tình cuối
Việc trục xuất blogger Điếu Cày là bất hợp pháp?
Người biểu tình Hong Kong 'được tập huấn'
Thăm dò dư luận
Ben Bradlee: khiến Nixon mất chức
Heo bơm nước
Bức tâm thư của người vợ có chồng mang án tù chung...
Nhạc ... Vẹt
A fight over a campaign display in Houston
Dân chủ hoá: Một tiến trình đầy nhọc nhằn
Ở tù hay lưu vong?
Điếu Cày: Phát biểu tại phi trường Los Angeles

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.