Vatican đang muốn cải
thiện quan hệ với các nước cộng sản
Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng và Giáo hoàng Francis đều nói họ mong muốn khôi phục quan hệ
ngoại giao sau cuộc gặp nhau ở Rome hôm thứ Bảy ngày 18/10, hãng tin Pháp AFP
cho biết.
Chính quyền cộng sản
cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican vào năm 1975 nhưng kể từ năm 2007 hai
phía đều cùng nhau hướng tới cải thiện quan hệ.
Một số vấn đề
Cuộc gặp này ‘đánh
dấu một bước quan trọng trong tiến trình củng cố quan hệ giữa Tòa Thánh và
Việt Nam’, thông cáo của Vatican sau cuộc gặp cho biết.
Vatican nói họ hoan
nghênh việc chính quyền Hà Nội ủng hộ đối với cộng đồng Thiên chúa giáo ở
nước này vốn hiện chiếm khoảng 7% dân số.
Hãng thông tấn Thiên
chúa giáo (CNA) phát đi từ Vatican cho biết trong cuộc gặp ‘thân mật’ này,
Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Dũng đều bày tỏ ‘sự hài lòng’.
CNA cho biết trong
cuộc gặp này, Giáo hoàng Francis và ông Dũng đều đề cập đến ‘những đóng góp
của Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã cho sự phát triển của Việt Nam’ nhờ vào sự
hiện diện của Giáo hội ở nhiều lĩnh vực.
Ông Dũng đã gặp hai
vị Giáo hoàng liên tiếp
Hai nhà lãnh đạo
cũng đề cập đến một số vấn đề mà họ hy vọng sẽ ‘tiếp tục được nghiên cứu và
giải quyết thông qua các kênh đối thoại hiện tại’, hãng tin của Vatican cho biết
nhưng không nói rõ những vấn đề này là gì.
Trong chuyến thăm
kéo dài năm ngày đến Nam Hàn hồi tháng Tám, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi đối
thoại các quốc gia cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam, vốn không có quan hệ
chính thức với Vatican, và nhấn mạnh rằng Vatican không nhìn về châu Á với tư
duy ‘chinh phục’.
Vatican trước đó đã
từng ca ngợi ‘những bước phát triển tích cực’ trong các cuộc đối thoại giữa
hai phía ở Hà Nội trong các ngày 10 và 11/9.
Đây là lần thứ hai
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc với một vị giáo hoàng. Lần thứ nhất là ông
gặp Giáo hoàng Benedict XVI hồi năm 2007.
Sau cuộc gặp năm
2007, Vatican và Việt Nam đã bắt đầu đàm phán nối lại quan hệ ngoại giao.
Một năm sau đó, lần đầu tiên trong hàng chục năm Vatican được phép bổ nhiệm bảy
giám mục mới ở Việt Nam.
Cho đến năm 2009,
một nhóm công tác chung của hai phía được thành lập để chuẩn bị các công
việc tiến tới bang giao chính thức.
Các cuộc đàm phán
sau đó đã dẫn đến việc Tổng giám mục Leopoldo Girelli được bổ nhiệm làm đại
diện không thường trực của Vatican ở Việt Nam vào năm 2011.
Giáo hoàng Francis
đang muốn hướng đến châu Á, nơi mà con số tín đồ Thiên chúa giáo, hiện chỉ chiếm
3,2% dân số ở đây, đang tăng nhanh.
*****
VN-Vatican dần tới
'bình thường hóa'?
Đức Giáo Hoàng
Francis sẽ đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Vatican vào ngày 18/10 này và
đây là lần thứ năm người đứng đầu Giáo hội Công giáo trực tiếp gặp các lãnh đạo
Việt Nam trong vòng bảy năm qua.
Tuy vậy, dù có đến bốn
cuộc gặp cấp cao giữa hai bên, đến giờ Vatican và Việt Nam vẫn chưa thiết lập
bang giao. Điều đó chứng tỏ rằng tuy quan hệ song phương đã được cải thiện nhiều,
Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam vẫn còn có không ít những bất đồng.
Một câu hỏi quan trọng
mà giới quan sát và đặc biệt người Công giáo Việt Nam đặt ra đó là liệu cuộc gặp
này có thể giúp tháo bỏ những khúc mắc, cản trở quan trọng mở đường cho Vatican
và Việt Nam bình thường hóa quan hệ trong nay mai.
Tiến đều mà chưa
'bình thường'
Năm 2007, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đến Vatican và hội kiến Đức Giáo Hoàng Benedict XVI.
Vào năm 2009 và 2013, Đức Giáo Hoàng Benedict đã tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Minh
Triết và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Vào đầu năm nay, Đức
Giáo Hoàng Francis đã có cuộc gặp riêng với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Như vậy, bốn vị lãnh
đạo cao nhất – hay còn được biết đến như là ‘tứ trụ triều đình’: Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội – của Việt Nam đã đến Vatican và
được Đức Giáo Hoàng Benedict và sau đó Đức Giáo Hoàng Francis tiếp đón.
Sau mỗi cuộc gặp như
vậy, có không ý kiến cho rằng Vatican và Việt Nam sẽ sớm bình thường hóa quan hệ.
Với người Công giáo Việt Nam, cứ mỗi lần lãnh đạo Việt Nam đến Tòa Thánh, họ
còn mong một ngày sớm nhất Đức Giáo Hoàng sẽ được đặt chân đến Việt Nam.
Nhưng tất cả đến giờ
vẫn chỉ là dự kiến, mong ước vì xem ra giới lãnh đạo Việt Nam thích đến
Vatican, muốn được hội kiến với Đức Giáo Hoàng nhưng họ lại chưa sẵn sàng mời
Ngài sang thăm Việt Nam hay bình thường hóa quan hệ với Tòa Thánh.
Trong một lần trả lời
phỏng vấn hãng Thông tấn Công giáo UCA vào tháng 7/2009, Đức Hồng y Gioan
Baotixita Phạm Minh Mẫn – Tổng Giám mục Sài Gòn lúc đó – cho hay: ‘Tòa Thánh đã
sẵn sàng để thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ lâu. Những vấn đề then
chốt hiện nay nằm ở chính quyền Việt Nam’.
Có thể nói có nhiều
nguyên nhân đằng sau sự chần chừ của chính quyền Việt Nam. Một trong những lý
do đó – nếu không muốn nói là nguyên nhân chính yếu – là giới lãnh đạo Việt Nam
vẫn còn nghi ngại các tôn giáo và Giáo hội Công giáo nói riêng.
Phần vì vấn đề lịch
sử, phần vì khác biệt về tư tưởng, đường hướng, cũng như các chế độ cộng sản
khác, chính quyền Việt Nam thường không có thiện cảm với các tôn giáo và người
Công giáo.
Cụ thể, đến giờ dù
quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng hơn trước, Giáo hội vẫn chưa có chỗ đứng
trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt giáo dục, y tế, từ thiện,
nhân đạo – những lĩnh vực mà Giáo hội được mời gọi dấn thân và cũng là thế mạnh
của Giáo hội.
Một cách nào đó,
Giáo hội vẫn bị nghi kỵ và vì vậy bị bất công đối xử. Chẳng hạn, trong khi nhiều
cá nhân, tổ chức – trong đó những người, tổ chức nước ngoài – được quyền mở các
trường tư nhân, Giáo hội vẫn chưa được phép mở các trường học. Chỉ có các Dòng
nữ được quyền mở các trường mầm non.
Những nghi kỵ hay bất
công đối xử ấy cũng là nguyên nhân dẫn dẫn đến những căng thẳng, xung đột giữa
chính quyền và người Công giáo tại một số nơi trong mấy năm vừa qua.
Ngoài những bất đồng,
nghi ngại ấy, có một yếu tố khác ít nhiều làm chính quyền Việt Nam không mặn mà
thiết lập bang giao với Vatican. Đó là khác với những quốc gia khác, Vatican chỉ
là một ‘quốc gia’ nhỏ bé, không có thương mại, quân sự.
Các quốc gia trên thế
giới bang giao với Vatican chỉ vì uy tín, tác động, ảnh hưởng về mặt tinh thần
của Giáo hội, hay vì những quốc gia đó cùng coi trọng và muốn cộng tác với Tòa
Thánh trong các vấn đề lớn của thế giới như cổ võ hòa bình, đối thoại, nhân quyền,
nhân phẩm, tự do tôn giáo.
Vì những điều đó, với
tư cách cá nhân, mỗi lần sang châu Âu, tới Ý, các lãnh đạo Việt Nam có thể muốn
được diện kiến Đức Giáo Hoàng. Nhưng có thể đối với Nhà nước Việt Nam, những điều
đó không –hay chưa – thực sự quan trọng.
Đâu đó cũng có ý kiến
cho rằng Việt Nam chỉ thiết lập bang giao với Vatican sau khi Trung Quốc có
quan hệ gần gũi hay bình thường hóa quan hệ với Tòa Thánh.
Sẽ hiểu nhau nhiều
hơn?
Nhưng giờ mọi chuyện
có vẻ thuận lợi hơn để Việt Nam thiết lập bang giao với Tòa Thánh.
Khác với hai hoặc ba
năm trước, những nghi kỵ, bất đồng ấy giữa Vatican và Việt Nam phần nào được giải
tỏa, gạt bỏ. Hai bên đã hiểu nhau nhiều hơn và quan hệ song phương cũng được cải
thiện một phần vì Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam đã có những cuộc trao đổi
được coi là ‘thẳng thắn, chân thành và tôn trọng lẫn nhau’ trong mấy năm vùa
qua.
Chủ tịch Nguyễn Minh
Triết đến Vatican năm 2009
Kể từ khi được thiệt
lập vào năm 2009, Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican đã có đến năm cuộc gặp
ở Hà Nội và Vatican. Sau lần gặp mới nhất vào ngày 10 và 11/09/2014 tại Hà Nội,
Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố bản thông cáo chung, trong đó nhắc lại rằng
Vatican vẫn nỗ lực để tiến tới thiết lập bang giao với Việt Nam.
Một bước tiến quan
trọng trong quan hệ giữa hai bên là vào tháng 03/2011, Ðức Tổng Giám Mục
Leopoldo Girelli được bổ nhiệm làm Ðại diện Tòa Thánh không thường trú đầu tiên
tại Việt Nam. Và từ đó đến giờ, ngài đã được phép đi thăm nhiều giáo phận, giáo
xứ, dòng tu ở Việt Nam.
Trong thời gian đầu,
vị Đại diện của Tòa thánh có gặp những khó khăn, cản trở. Nhưng trong bản thông
cáo chung sau cuộc gặp gỡ tại Hà Nội vừa qua, Tòa Thánh ghi nhận rằng chính quyền
Việt Nam ‘đã tạo điều kiện dễ dàng’ cho công việc mục vụ của ngài.
Chính sự có mặt đó của
người Đại diện Tòa Thánh cũng đã góp phần giúp hai bên hiểu nhau, thân thiện
hơn.
Một yếu tố quan trọng
có thể giúp Vatican và Việt Nam thiết lập bang giao đó là Đức Giáo Hoàng
Francis rất quan tâm đến châu Á và Việt Nam nói riêng. Trong thông cáo chung
nói trên, Tòa Thánh cũng cho biết là Ngài ‘quan tâm theo dõi’ những tiến triển
gần đây trong quan hệ giữa Vatican và Việt Nam.
Trước đó, vào tháng
Tám, khi thăm Hàn Quốc, Ðức Giáo Hoàng Francis đã nói rằng giới lãnh đạo các quốc
gia châu Á – trong đó có Trung Quốc và Việt Nam – không nên sợ Tòa Thánh
Vatican và Ngài cũng đề cập đến việc Tòa Thánh muốn ‘đối thoại trong tình huynh
đệ’ với hai quốc gia cộng sản này.
Lời trấn an và ý
nguyện đó của Đức Giáo Hoàng rất có ý nghĩa vì chính quyền Việt Nam thường rất
sợ các quốc gia khác can thiệp vào chuyện nội bộ của mình.
Việt Nam cũng có những
thay đổi về đối ngoại trong thời gian đây, đặc biệt kể từ khi Trung Cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
TGM Ngô Quang Kiệt
phải rời Hà Nội sau vụ Tòa Khâm sứ
Xem ra Hà Nội đang
muốn có quan hệ gần gũi hơn với các nước phương Tây. Tuy không phải là đối tác
kinh tế, chiến lược, Tòa Thánh có ảnh hưởng rất lớn trên nhiều vấn đề quốc tế.
Một mối quan hệ tốt, thân thiện với Vatican chỉ có lợi cho Việt Nam.
Hơn nữa, vì những
căng thẳng với Bắc Kinh gần đây, có thể Việt Nam không còn lệ thuộc nhiều vào
Trung Cộng và sẵn sàng thiết lập bang giao với Tòa Thánh dù điều đó có làm Bắc
Kinh phật lòng.
Vì những lý do trên,
rất có thể quan hệ Việt Nam và Vatican sẽ trở nên gần gũi, phát triển hơn sau
cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo Hoàng Francis ngày mai.
Một kết quả cụ thể
có thể là chính quyền Việt Nam sẽ đồng ý cho Tòa Thánh bổ nhiệm người Đại diện
thường trú tại Việt Nam trong nay mai.
Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.