Wednesday, October 22, 2014

Dân chủ hoá: Một tiến trình đầy nhọc nhằn

image
Mới đây, trong chuyến thăm Đức, khi được hỏi về vấn đề dân chủ ở Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: nhân quyền, tự do và dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược được và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế ấy.

Lời phát biểu ấy, thật ra, có hai cái sai.

image
Thứ nhất, dân chủ không hẳn đã là một xu hướng không thể đảo ngược. Trước đây, giới nghiên cứu Tây phương hay nói đến xu hướng dân chủ hoá trên thế giới như những làn sóng. Làn sóng dân chủ thứ nhất diễn ra từ đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 với 29 quốc gia được dân chủ hoá; làn sóng thứ hai diễn ra từ cuối đệ nhị thế chiến đến đầu thập niên 1960 với 36 quốc gia được dân chủ hoá; và làn sóng dân chủ thứ ba từ đầu thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990 với trên 100 quốc gia được dân chủ hoá trong đó có nhiều quốc gia thuộc khối cộng sản cũ. Từ đầu thập niên 2010, với sự sụp đổ của các chế độ độc tài ở một số quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông và Bắc Phi, một số học giả vội vã cho rằng làn sóng dân chủ lần thứ tư đã xuất hiện, tuy nhiên, sau đó, hầu như mọi người đều lẳng lặng rút lại cái tên gọi đầy hoan hỉ ấy.

Có điều cần chú ý là sau mỗi làn sóng dân chủ ấy lại có những cuộc thoái trào. Trong làn sóng dân chủ lần thứ nhất, có lúc các quốc gia dân chủ chỉ còn 12; trong làn sóng thứ hai có lúc chỉ còn 30. Làn sóng dân chủ thứ ba cũng vậy; sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Nga và Đông Âu, không phải quốc gia nào cũng thẳng tiến trên con đường dân chủ hoá. Phần lớn các quốc gia tuyên bố độc lập sau khi Liên bang Xô Viết bị giải thể đều trở thành độc tài.

image
Ở vào thời điểm hiện nay, các học giả cũng ghi nhận nhân loại đang ở giữa cuộc thoái trào của dân chủ. Theo tổ chức Freedom House vào năm 2013, sự phát triển của dân chủ cơ hồ dừng lại, hơn nữa, xu hướng phản dân chủ cơ hồ tăng nhanh. Trong hầu hết các quốc gia Trung Đông đã trải qua cuộc cách mạng mùa xuân, hầu như chỉ có Tunisia là tương đối ổn định, còn Ai Cập và các nước khác thì hoặc rơi vào cảnh hỗn loạn hoặc quay ngược lại chế độ độc tài. Nước Nga được dân chủ hoá dưới thời Boris Yeltsin, đến thời Vladimir Putin, lại biến thành độc tài. Ở Nigeria, Pakistan, Kenya, Venezuela, Bangladesh và Thái Lan cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, dân chủ rất yếu ớt và thường xuyên bị đe doạ.

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc thoái trào của dân chủ:

image
Một, nền dân chủ ở các quốc gia ấy còn non yếu. Nói chung, một hệ thống chính trị dân chủ phải tôn trọng cả quyền tự do chính trị lẫn các quyền tự do dân sự. Phần lớn các quốc gia mới dân chủ đều chỉ thực hiện được yếu tố thứ nhất: quyền tự do chính trị, ở đó, dân chúng được tự do bầu cử để chọn một người hoặc một đảng nào đó lên cai trị. Tuy nhiên, họ lại chưa có tự do dân sự, trong đó, quan trọng nhất là tự do ngôn luận và tự do tham gia vào chính trị dưới các hình thức lập hội, thậm chí, lập đảng để đối lập lại chính quyền.

Hai, trong các quốc gia thoái trào dân chủ ấy, một mặt, giới cầm quyền tham lam muốn thâu tóm mọi quyền lực vào tay mình; mặt khác, dân chúng chưa quen với dân chủ, chưa có văn hoá dân chủ nên dễ dàng bị khiếp phục. Có thể nói, cả hai, giới lãnh đạo lẫn dân chúng, đều chưa quen với các trò chơi dân chủ. Ở các quốc gia Trung Đông, sau cách mạng mùa Xuân, bất cứ người nào lên nắm quyền cũng đều có tham vọng loại trừ đối lập; ở Thái Lan, ngược lại, các phe đối lập lại chỉ khăng khăng muốn xoá ván bài bầu cử trước đó để làm lại từ đầu theo hướng có lợi cho mình.

Nhưng dù với nguyên nhân gì thì, trên phạm vi thế giới, xu hướng dân chủ không phải là không thể đảo ngược được. Nếu không có văn hoá dân chủ và không có quyết tâm của mọi người, những chế độ dân chủ mới manh nha rất dễ quay ngược lại thời kỳ độc tài.
Nhấn mạnh đến nguy cơ thoái trào của dân chủ chủ yếu là để mọi người cảnh giác: dân chủ không những tự nhiên mà có. Nó là kết quả của những cuộc đấu tranh lâu dài và quyết liệt. Hơn nữa, khi đã xuất hiện, dân chủ không tồn tại mãi. Nó cần được nuôi dưỡng. Có thể nói quá trình dân chủ hoá là một con đường hết sức nhọc nhằn và luôn luôn đối diện với nguy cơ bị bóp chết tức tưởi.

image
Nhưng cái sai thứ hai trong lời phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng là, trên thực tế, chính quyền Việt Nam lâu nay vẫn hành xử như một ngoại lệ trên thế giới. Trên ngôn ngữ tuyên truyền, họ vẫn nói đi nói lại những khẩu hiệu dân chủ, tự do và nhân quyền, nhưng trên thực tế, họ vẫn hành xử như những tên độc tài. Họ vẫn tổ chức đều đặn các cuộc bầu cử Quốc hội nhưng dân chúng lại không được tự do ứng cử, bầu cử và cũng không có quyền kiểm soát quá trình kiểm phiếu: Tất cả đều nằm trong tay của Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng sản. Hơn nữa, chính bản thân Quốc hội, gồm tuyệt đại đa số là các đảng viên, chỉ là những con rối của đảng mà thôi.  Ở Việt Nam cũng không có các quyền tự do dân sự: tất cả các quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do lập hội đều bị cấm cản.

Việt Nam không hề có dân chủ. Hầu như ai cũng biết điều đó. Điều đáng nói hơn là chính quyền Việt Nam, ngoài những lời hứa hẹn suông, đều không hề có thiện chí xây dựng các tiền đề cho dân chủ để khi dân chủ được thiết lập, nó có thể vững mạnh. Tiền đề ấy nằm trong hai yếu tố: Một, xã hội dân sự, và hai, văn hoá dân chủ. Hai, nhưng thật ra, chỉ là một: văn hoá dân chủ chỉ thực sự nảy nở trong các hoạt động thuộc xã hội dân sự. Khi cấm các hoạt động của xã hội dân sự, chính quyền cũng bóp chết cả triển vọng xây dựng văn hoá dân chủ.

image
Nói tóm lại, khi tuyên bố Việt Nam không phải là ngoại lệ của xu thế dân chủ hoá, Nguyễn Tấn Dũng chỉ lặp lại những điều ông và đảng ông từng làm: nói dối.




Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

*****

Oct 12, 2014
image

Liên Hiệp Quốc hiện nay chưa có thống kê về những phát ngôn đần độn của các quan chức lãnh đạo trên thế giới, nhưng nếu có, nước CHXHCNVN sẽ tự hào đứng nhất thay vì gần chót như các thống kê về nhân quyền hay ...

Feb 19, 2013
C.H.X.H.C.N.V.N.. Chẳng Hề Xấu Hổ Chút Nào Vì Ngu. Nhà báo Ðỗ Hùng căn cứ vào hai bằng chứng. Một là bút tích của ông Dũng ghi vào “sổ vàng truyền thống” của Trung Ðoàn Không Quân 923, nơi ông Dũng đến thăm ...

Feb 29, 2012
Tại sao 8 chữ CHXHCNVN = 9 chữ Tàu? image. Các loại Luật này của Quốc hội Việt Nam làm ra nhưng đều được in bằng chữ Tàu trước, sau là chữ Việt Nam . Ai chỉ đạo việc in ấn này? image. “500 ông nghị VN” nghĩ gì khi ...

Oct 16, 2014
Tất cả những hoạt động này đều phải được tự do. image. Nhìn từ bất cứ góc độ nào, cả chính quyền Trung Cộng lẫn chính quyền Việt Nam hiện nay đều trái ngược hẳn với cái gọi là dân chủ. Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc.

Sep 27, 2014
Theo cách hiểu ấy, văn hoá dân chủ có thể được định nghĩa là một hệ thống biểu tượng, ý nghĩa, giá trị và quy phạm chi phối quan hệ quyền lực giữa những người cai trị và những người bị trị để mọi người biết phân biệt cái ...

Oct 14, 2014
Thế nhưng những người cộng sản “phản tỉnh” nguyên là lãnh đạo trung cao cấp, những trí thức văn nghệ sĩ đang lẫn đã từng phục vụ trong bộ máy đảng, nhà nước lên tiếng đòi dân chủ nhưng vẫn chưa dám bước qua cái ...

Apr 30, 2014
Có ai trong Đảng Cộng sản Việt Nam dám nghĩ đến một cách công khai những cải cách chính trị mà có thể mang lại dân chủ thực sự ở Việt Nam ? (Ông Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu rất hay rồi, dù chưa thấy bước quyết ...

Feb 12, 2014
Một, về phương diện lý thuyết, cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này: giữa cơ chế dân chủ và tinh thần dân chủ, yếu tố nào xuất hiện trước và là tiền đề cho yếu tố kia?



image

Ở tù hay lưu vong?
Điếu Cày: Phát biểu tại phi trường Los Angeles
Nỗi âu lo của giáo dân Công giáo VN!
Hai con khỉ già
Có những sự thật không cãi được...
Lý Bằng tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990
Ba cản trở trong quan hệ VN - Vatican
Điếu Cày: bất ngờ rời VN đi Hoa Kỳ
Chiến thuật nghiệt ngã của Mỹ ở Trung Đông
Kỳ tích sông Hàn
Dầu rớt giá ảnh hưởng chính trị và kinh tế?
Để dân không còn phải 'quan tài diễu phố'
VN & Vatican ‘muốn khôi phục bang giao’
Điều trị thử nghiệm Ebola bỏ qua các rào cản luật ...
R.I.P: Cha cựu chánh xứ CTTĐ_VN Phêrô Hoàng Vă...
Căn cứ tàu ngầm quan trọng nhất của Hải quân Mỹ
Người thật chuyện giả
Việt Nam: 40 năm sau dưới ống kính của nhiếp ảnh g...
Chính phủ dân chủ
Kiểu bán hàng “chờ chửi” ở Hà Nội
Thư gửi Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô
Bạo loạn ở tây nam Trung Cộng
TBT Trọng có dám ‘đập bình diệt chuột’?
Những biện pháp trừng phạt có hiệu quả đối với Nga...
Những người dưới đây nếu ăn đậu phộng
Sự kiện Hong Kong làm Đài Loan cảnh giác TC
Houston Chronicle: Hubert Vo for a sixth term
WHO: Triển vọng sớm chấm dứt dịch Ebola không khả ...
Tỉ phú làm từ thiện ở TC
Cuộc phản kháng ở Hồng Kông vẫn tiếp diễn
Nhân viên y tế LHQ chết vì Ebola ở Đức
Ebola có thể bay trong không khí
Tâm tình cô gái gốc Việt từ Mỹ sang Hong Kong tham...
Nhắc lại 'Món nợ Thành Đô'
Đảng giải thích Hội nghị Thành Đô?
Sàigòn dạo này còn nhiều xích lô không?
Đất độc khó sinh quả ngọt
Giá trị dân chủ không phải là công cụ phục vụ tuyê...
Chồng Tây?!
Cô Nina Phạm bị lây nhiễm Ebola ở Dallas, Texas

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.