Wednesday, October 29, 2014

Hồ bơi: Kỳ thị tôn giáo?

image
Tuần vừa rồi báo chí loan tin một phụ nữ Hồi giáo liên lạc với đài truyền hình Denver để than phiền là cô ta bị Trung Tâm Giải Trí của thành phố Commerce kỳ thị: nhân viên ở đấy không cho cô xuống hồ bơi vì cô ta mặc áo bơi kiểu Hồi giáo.

Cô Sabah Ali khóc than thở với đài truyền hình Denver's 7 News: "Tại sao khi bơi với con tôi phải trần truồng? Tôi muốn có quyền bơi lội như bao người khác." 

image
Phát ngôn viên Michelle Halsted của thành phố Commerce nói với đài truyền hình là luật hồ bơi áp dụng cho tất cả mọi người,  không riêng chỉ người Hồi mà thôi. Khách đến bơi hồ bơi công cộng không được mặc quần jean, quần thể thao, hay quần áo mặc đi đường vì lý do an toàn và y tế.

"Nhân viên hồ bơi mỗi ngày từ chối nhiều người không cho vào hồ bơi vì họ không mặc quần áo bơi, thí dụ như quần đùi bằng jean, quần thể thao, hay con nít không mang tã bơi. Chúng tôi không cho họ vào vì mục tiêu số một của chúng tôi là y tế và an toàn."

image
Luật sư Quasair Mohamedbhai nói là Trung Tâm Giải Trí Commerce kỳ thị khách vì lý do tôn giáo: tôn giáo Hồi của Sabah Ali đòi hỏi nữ tín đồ phải che hết thân thể, ngay cả khi bơi lội.

"Luật lệ của hồ bơi cần xét lại để bảo đảm cho người Hồi được vào bơi ở Trung Tâm Giải Trí của thành phố", ông Mohamedbhai nói. 

image
Sabah Ali (bên trái) giải thích cho Jaclyn Allen của ABC 7 News Denver là bộ quần áo bơi cô đang mặc là cùng bộ quần áo bơi cô mặc đến hồ bơi của Trung Tâm Giải Trí Commerce nhưng không được nhân viên cho phép xuống hồ.

Bà Halstead nói thành phố sẽ liên lạc với các hồ bơi khác của thành phố để xem họ đã có kinh nghiệm với khách Hồi giáo chưa, và nếu có thì cư xử như thế nào.

Bà ta nói thêm là sẽ cộng thêm "burkinis" vào danh sách những quần áo bơi được chấp nhận để  hồ bơi sẽ thu nhận khách Hồi giáo vào bơi.

Burkinis  là áo bơi phụ nữ của Hồi giáo che kín thân thể từ đầu đến chân, nối liền với mũ che đầu.

image
Cô Sabah Ali nói là vì muốn bơi với con theo đúng thể thức tôn giáo Hồi, cô ta phải mướn khách sạn chỉ với mục đích  dùng hồ bơi của họ.

Cô quyết định mang chuyện của cô cho công chúng biết vì cô nói: "Tôi không muốn người khác đến đây bơi sẽ bị từ chối không cho vào giống như tôi".

Khi đọc xong bản tin này, tôi chán ghét lại thêm một lần nữa một người Hồi sống ở Hoa Kỳ thay vì tuân theo luật lệ của nước Mỹ thì lại lợi dụng tín ngưỡng, than phiền là bị kỳ thị tôn giáo khi một sự việc không xẩy ra theo ý họ.

Nỗi vui mừng thán phục vỗ tay hoan hô nhiệt liệt chưa kịp kéo dài của tôi dành cho nhân viên của  Trung Tâm Giải Trí thành phố Commerce đã mạnh dạn noi theo luật lệ không cho cô gái người Hồi này vào hồ bơi vì cô ta mặc quần áo từ đầu đến chân thì nó đã dập tắt vì phát ngôn viên của thành phố Commerce, bà Halstead, lo sợ thành phố sẽ bị thưa vì tội kỳ thị tôn giáo nên nhanh nhẩu quyết định là sẽ đổi luật, cho phép ai mặc áo bơi "burkini" của người Hồi che phủ từ đầu đến chân được vào bơi.

Tin này nhắc tôi nhớ đến một tin tương tự xẩy ra hơn mười năm trước đây.

image
Lái xe ở Mỹ phải có bằng lái với ảnh chụp. Trước ngày quân khủng bố Al-Qaeda tấn công Hoa Kỳ, tiểu bang Florida cho phép những người Hồi vì lý do phong tục, mang màng che mặt khi chụp hình. Sau ngày Sep-11-2001, tiểu bang Florida đổi luật, bắt người chụp ảnh không được che mặt.

Năm 2003, một tín đồ Hồi giáo tên Sultaana Freeman muốn lấy bằng lái xe nhưng không đồng ý với điều kiện đó, muốn chụp hình mang mảng che mặt chỉ chừa đôi mắt. DMV Florida (DMV: Department of Motor Vehicles, Nha Lộ Vận hay Tổng Cục Đường Bộ) nghĩ rằng Hồi giáo không cho phép đàn ông lạ mặt trông thấy mặt phụ nữ nên đề nghị là chỉ có nữ nhân viên hiện diện khi chụp hình. Cô Sultaana cũng không đồng ý, viện lẽ là một người trung thành với lẽ điều dậy bảo của Hồi giáo, cô ta không thể để cho đàn bà lẫn đàn ông lạ thấy mặt mình.

DMV Florida không di dịch với luật mới, không chịu cấp bằng lái cho cô ta.

image
Sultaana Freeman thưa. Hội A.C.L.U. hậu thuẫn, cử luật sư Howard Marks kiện DMV Florida đã kỳ thị tôn giáo khi không cấp bằng lái cho Freeman (A.C.L.U. là chữ viết tắt của "American Civil Liberties Union", một cơ quan bất vụ lợi cực kỳ khuynh tả với tôn chỉ "bảo vệ, gìn giữ quyền lợi và tự do cá nhân Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm cho mỗi người". Hầu hết những kiện tụng A.C.L.U hậu thuẫn đều là chống chính quyền liên bang, tiểu bang, hay thành phố).

Trước tòa, luật sư của tiểu bang Florida tuyên bố khi xin bằng lái xe, chụp hình không được che mặt là luật của tiểu bang và vì an ninh quốc gia, một người muốn có bằng lái phải tuân theo. Bên phe của cô Freeman, luật sư của A.C.L.U.  và Hội Quan Hệ Mỹ-Hồi  (Council on American-Islamic Relations -CAIR), không đồng ý, nói là Đạo Luật Bổ Túc Thứ Nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ ngăn cản không cho chính quyền xen lẫn với tôn giáo, và vì mang màng che mặt chụp hình là vấn đề tôn giáo, tiểu bang Florida đã xâm phạm hiến pháp, kỳ thị tôn giáo.

image
Cô Sultaana Freeman điều trần trước Tòa: "Đó là mệnh lệnh của Allah Đấng Tối Cao của tôi. Tôi che mặt vì tôi vâng lời Thượng Đế của tôi". Luật sư Howard Marks nói: "Thân chủ tôi muốn lái xe. Thân chủ tôi cần có bằng lái để lái xe mua nhu yếu phẩm cho gia đình. Không có xe thì không ai mua tã cho đứa con trai sáu tháng và  đứa con gái hai tuổi của thân chủ tôi".

Luật sư tiểu bang Florida phản biện lại là nếu chụp hình chỉ thấy mắt không thấy mặt thì quân khủng bố có thể dùng lý do tôn giáo để lấy bằng lái xe, không ai có thể biết mặt mũi kẻ khủng bố như thế nào khi biến chuyện.

Bên bị cáo gọi Safil Islam Abdul Ahad, một người thỉnh thoảng được Đại Học Central Florida mướn làm giáo sư  lên làm chứng về đạo Hồi, bênh vực cho Sultaana. Abdul Ahad nói: "Theo ý kiến của tôi thì Hồi giáo bắt buộc phụ nữ phải mang màng che mặt". Ông ta trưng dẫn một đoạn trong Kinh Thánh Koran nói rằng chỉ có một trường hợp ngoại lệ cực kỳ nguy hiểm sinh tử thì người phụ nữ Hồi mới có thể không mang màng che mặt, cho phép người lạ thấy dung nhan mình.

Đến lượt luật sư của Florida đối chiếu thì ông ta phản kháng là điều ông Abdul Ahad nêu ra không đúng sự thật: Tiểu bang Florida moi móc ra được trong hồ sơ phạm pháp cũ vào năm 1999, cô Sultaana bị bắt về tội hành hung con nuôi. Sultana nhận tội, bị xử 18 năm tù treo. Khi bị bắt, cảnh sát chụp hình can phạm Sultaana nguyên mặt không có màng che, theo luật pháp của Hoa Kỳ.

image
Trái: Sultaana Freeman khi bị bắt vào năm 1999. Phải Sultaana Freeman điều trần trước tòa năm 2003.

Sau khi hai bên trình bày biện luận, bà Thẩm Phán Janet Thorpe xử tiểu bang thắng.

Bà Janet Thorpe nói rằng người lái xe cần được nhận diện qua ảnh trong bằng lái để cảnh sát đối phó với tội ác, an ninh quốc gia, giữ an ninh cho công chúng. "Chỉ mất có vài giây mở màng che mặt để chụp hình không phải là một gánh nặng đáng kể để than phiền là quyền tự do tín ngưỡng của mình bị xâm phạm. Nhu cầu của tiểu bang có khả năng lập tức xác định nghi phạm trong các tuyến đường giao thông hay trong cuộc điều tra hình sự có giá trị hơn là cho phép một người chụp ảnh bằng lái xe che hết mặt, ngoại trừ đôi mắt."

Sultaana kháng án. Tòa Kháng Án Florida xử quyết định của bà Thẩm Phán Janet Thorpe là đúng.

image
Một người bình thường đọc bản tin này sẽ bực mình với hai cô Hồi giáo không biết điều, sống ở nước Mỹ không theo luật Mỹ mà lại bắt người bản xứ tôn trọng tôn giáo của mình. Hai người  này nhập gia không biết tùy tục, nếu không thích luật lệ ở Hoa Kỳ thì trở về nước Hồi của họ, chẳng ai dí súng vào đầu bắt họ ở đây. Nếu nói phép tắc của xứ Mỹ vô lý thì còn có thể cho là có lý do để chống đối, đằng này luật lệ vào hồ bơi phải mặc quần áo bơi không được mặc quần áo rườm rà, hay chụp hình cho bằng lái xe không được che mặt áp dụng đồng đều cho tất cả mọi người, không riêng cho một thiểu số nhóm người thì không thể gọi là bất công hay kỳ thị tôn giáo. 

Có lẽ vài người ngạc nhiên tại sao trong cả hai trường hợp, thành phố Commerce và Tiểu bang Florida đều đúng, có luật lệ niêm yết hẳn hòi mà tại sao Tiểu bang Florida bênh vực luật pháp của mình đến cùng mà phát ngôn viên thành phố Commerce, thay vì phải quyết liệt hậu thuẫn cho luật lệ hồ bơi của thành phố, thì lại  tuyên bố là sẽ đổi luật để cho phép người Hồi mặc áo bơi dài rườm rà của họ vào hồ bơi công cộng của thành phố?

image
Lý do là vì tài chính và vì người Mỹ nhượng bộ những yêu sách phi lý quá mức. Phí tổn trung bình trả luật sư ở Hoa Kỳ mỗi giờ là một con số khổng lồ, giá từ $150 cho đến $1500 dollars. Khi luật sư hay một tổ hợp luật sư tính tiền thì một giây họ cũng không cho miễn phí. Tôi có quen với một anh luật sư trẻ mới ra trường làm cho hãng Latham & Watkins, tổ hợp luật sư lớn thứ tư trên nước Mỹ với tiền thu năm ngoái là 2.2 tỷ dollars. Việc làm anh ta có lúc phải nghiên cứu tài liệu cho bẩy, tám vụ kiện tụng khác nhau. Mỗi lần làm cho một vụ kiện nào, cho dù là gọi điện thoại, tra khảo tài liệu trên Internet, hay copy dữ kiện..., anh ta phải bấm vào đồng hồ giữ giờ lúc bắt đầu và lúc chấm dứt. Mỗi vụ kiện anh ta phải dùng đồng hồ giữ thời gian khác nhau. Nhân viên tài chính của hãng sẽ theo tài liệu giữ giờ của anh và của những luật sư khác làm cùng một vụ kiện, tổng cộng rồi gửi hóa đơn tính tiền từng giờ đến khách hàng.

Thưa kiện ở Hoa Kỳ vì phí tổn luật sư do đó trở nên rất tốn kém. Nó giống như đánh phé, bên thưa bỏ tiền vào thì bên bị thưa cũng phải bỏ tiền mướn luật sư để biện hộ cho mình. Tiểu Bang, Liên Bang, các công ty lớn hay những người giầu có khi bị thưa kiện vì tài chính vô giới hạn nên sẵn sàng theo đuổi các vụ kiện tụng cho đến cùng.

Trái lại, ngân quỹ thành phố thường rất eo hẹp nên thay vì cung ứng tiền lo phí tổn tòa án dù rằng mình đúng, họ chọn giải pháp dễ hơn để không tốn ngân quỹ thành phố, nhất là trong trường hợp không chết một con ruồi như ở đây là đổi luật cho người Hồi mặc áo bơi burkini vào hồ bơi công cộng, khỏi lo sợ bị kiện tụng.

image
Các ông cha sáng lập ra đất nước Hoa Kỳ ngày xưa sống trong một chính quyền hà hiếp dân chúng, giới hạn nhân quyền, lợi dụng tín ngưỡng nên bỏ chạy sang châu Mỹ tìm tự do. Khi thành lập một quốc gia mới, là những người có lòng tin mãnh liệt vào Đức Chúa Trời với nền tảng nhân từ nên khi sáng lập ra Hiến Pháp Hoa Kỳ,  không những họ không lợi dụng quyền hành mà  đã nghĩ ra tất cả điều luật bảo vệ quyền lợi của người dân. Những quyền này nằm trong mười đạo luật bổ túc, Bill of Rights - Đạo Luật Nhân quyền, cam đoan dân chúng có quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do biểu tình, tự do báo chí, và tự do phát biểu ý kiến.

Oái ăm thay hơn hai trăm năm sau, một số người Hồi giáo lợi dụng sự bảo vệ quá mức quyền tôn trọng tôn giáo của Hiến Pháp Hoa Kỳ bóp méo luật pháp để bắt buộc nước Mỹ phải tuân theo tôn giáo của họ, ngay chính trên đất Mỹ!

Ngày xưa còn bé mới bắt đầu đi học, ai trong chúng ta cũng được dậy phép tắc lễ độ trong xã hội, quên mình cứu người, nhập gia tùy tục. Không nghĩ đến quyền lợi của đa số mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của riêng mình chắc chắn là sự ích kỷ không nằm trong bài học Công Dân Giáo Dục.

Khi một tôn giáo nằng nặc quả quyết điều luật của họ đúng dù rằng nó là sai trong một quốc gia khác, bắt quốc gia khác thay đổi cái đúng của họ theo cái sai của mình thì đó không phải là tôn giáo nữa.

Nó là một tổ chức quá khích.



Nguyễn Tài Ngọc
October 2014


Tài liệu tham khảo:
http://en.wikipedia.org/wiki/American_Civil_Liberties_Union
http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/2970514.stm
http://dailycaller.com/2014/10/08/muslim-woman-charges-discrimination-over-pool-rules/
http://www.frandzel.com/pages/newsletters/LawFirmsList.3.12.2012.Top100.pdf

image

Từ chối bạn, chào đón kẻ thù
Khi người đàn bà bước vào nhà thờ
Viết cho ai?
Phim 'To Singapore, with Love' bị cấm chiếu ở Sing...
Tại sao từ chối Quyền im lặng?
Hà Nội trong Top 10 nạn móc túi
Những chất phụ gia đầu độc trong thực phẩm
Blogger Điếu Cày: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc...
Mỹ đối phó chiến lược chống xâm nhập của Trung Cộn...
Cuộc chạy trốn khỏi Boko Haram
Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô
Ghiền Đường & Đường giả và đường ruột
Công an bôi nhọ TP.Hồ Chí Minh
Blogger Điếu Cày: Nhà tù Cà Mau như ‘trại súc vật’...
Đại Tướng Không Quân Lori Robinson
Ukraina : Goodbye Lênin và Đảng Cộng sản
Chim Tu Hú
Bài học nào cho phong trào Dân chủ
So sánh hai quá trình công nghệ hóa: Việt Nam và H...
Một lá thư trong chai lênh đênh trên biển
Ánh sáng Điếu Cày
Y tá Nina Phạm được ‘chữa khỏi Ebola’
Câu chuyện sân bay ở Việt Nam
Thả Điếu Cày 'đem lại hy vọng'
Bấm trên hình coi video
Jimmy Carter: Vị Tổng Thống của Thuyền Nhân
Một kiểu bần cùng hóa nhân dân
Tình cuối
Việc trục xuất blogger Điếu Cày là bất hợp pháp?
Người biểu tình Hong Kong 'được tập huấn'
Thăm dò dư luận
Ben Bradlee: khiến Nixon mất chức
Heo bơm nước
Bức tâm thư của người vợ có chồng mang án tù chung...
Nhạc ... Vẹt
A fight over a campaign display in Houston
Dân chủ hoá: Một tiến trình đầy nhọc nhằn
Ở tù hay lưu vong?
Điếu Cày: Phát biểu tại phi trường Los Angeles
Nỗi âu lo của giáo dân Công giáo VN!

2 comments:

  1. Send them home as soon as possible. Please.

    ReplyDelete
  2. Go back to your hell holes, wherever you animals came from. We do not want you or your F**king religion in this country.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.