Một
ngày giông bão.
Ngày
thứ bảy 5 tháng 1-2008 là một ngày mưa bão tại miền bắc California . Hai mươi bốn sinh viên Việt Nam và một em Cam Bốt của trường đại học Los Angeles từ miền Nam
lên thăm Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân tại San
Jose . Một chương trình hướng dẫn đặc biệt đã được thực
hiện bằng Anh ngữ.
Phần lớn các em không còn nói được tiếng Việt nhưng lại rất
muốn được học hỏi về đề tài thuyền nhân và chiến tranh Việt Nam . Không em
nào quá 30 tuổi. Tất cả đều sinh ra sau chiến tranh Việt Nam . Một em đại
diện sinh viên đã nói rằng chưa bao giờ em xúc động như lần này. Tháng 5 năm
2007 các em đã viếng thăm viện bảo tàng một lần dù lúc đó chưa hoàn tất. Bây
giờ các em trở lại vào đúng một ngày mưa bão tháng giêng năm 2008. Nhưng cuộc
viếng thăm lần này hết sức thành công.
Từ trước đến nay, khu vườn lịch sử của
San Jose mỗi năm vẫn đón chào hàng chục ngàn học sinh tiểu học Hoa Kỳ. Nhưng
rồi đây, với sự hiện diện của viện Bảo tàng Việt Nam sẽ có nhiều em cấp trung
học và các sinh viên đại học đến xem. Bức thông điệp lịch sử của Người Việt tỵ
nạn sẽ được gửi vào tương lai vĩnh cửu. Hai mươi lăm em sinh viên của USLA lần
này sẽ là một trong các nhóm đầu tiên.
Một nam sinh viên trình bầy ý kiến bằng
Anh ngữ cho biết tượng người lính Việt Nam quì gối, gương mặt thật buồn, cô đơn
tưởng niệm chiến hữu hy sinh là hình ảnh em sẽ nhớ mãi. Trong viện bảo tàng còn
có một tác phẩm sơn dầu thật lớn qua đề tài 20 mươi năm thuyền nhân tỵ nạn cùng
được sự chú ý của mọi người. Từ 75 đến 95 đã có 5 đợt thuyền nhân và bộ
nhân theo thống kê của Cao ủy tỵ nạn và bộ ngoại giao Hoa Kỳ. (1)- Tháng tư 75
có130 ngàn. (2)- 75/79 có 326 ngàn. (3)- 80/84 có 253 ngàn. (4)-85/89 có 192
ngàn và sau cùng (5)-90-95 có 63 ngàn. Tổng cộng 964 ngàn dân tỵ nạn đã đến các
trại trong 20 năm. Trên bản đồ các em sinh viên đã đọc những địa danh mà cha mẹ
các em đã dừng chân. Song Kla, Thai Lan. Pulau Bidong trên đất Mã. Galang của
Indo. Palawan của Phi...Những địa danh xa lạ
đã từng được ông bà, cha mẹ nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Bây giờ mới cảm thấy
dược. Các em cũng ghi nhận giai đoạn 75/79 có số thuyền nhân ra đi nhiều nhất.
Ðó là thời Carter, tên vị ân nhân đặt tựa cho bài này. Trước khi chia tay sau
buổi thăm viếng đầy tình cảm dưới trời mưa tầm tã, ông Phạm phú Nam của Dân
Sinh Media có mời các em sẽ trở lại vào ngày chủ nhật 6 tháng 4-2008. Ngày đó
chúng tôi tổ chức văn nghệ 33 năm nhìn lại con đường của thuyền nhân tỵ nạn
Việt Nam
đã đi qua. Ban tổ chức sẽ nhân danh Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân chào đón ông
Jimmy Carter về dự. Bà dân biểu khu vực địa phương là Joe Lofgren đã nhận lời
đại diện ban tổ chức để mời vị tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ, người được mệnh
danh là The President of The Boat People. Bài viết này để trả lời câu hỏi của
em nhỏ sinh viên UCLA 23 tuổi vốn là con cháu của thuyền nhân Việt Nam nhưng
không hề biết Jimmy là ai.
Jimmy Carter là ai ?
Jimmy Carter là ai ?
Một
trong những bức ảnh thuyền nhân trên chiếc tàu bị hải quân Thái kéo trả ra biển
đã thuyết phục J. Carter. (ảnh của Eddie Adam)
Tin
tức thời sự loan báo ba thuyền tỵ nạn với 443 người mới đến Hồng Kông bị cảnh
sát Macao kéo
ra biển khơi gặp trận bão Hope chết không còn người nào. Nhưng người Việt vẫn
tiếp tục ra đi. Riêng tháng 5 và tháng 6 năm 1979 đã có 110 ngàn người vượt
biển. Bão tố, hải tặc và các tàu viễn dương không cứu vớt đã làm cho số người
đến các trại vào tháng 7 chỉ còn 22 ngàn. Không những các tàu buôn dân sự làm
ngơ mà ngay cả tàu chiến của Mỹ trên Thái bình Dương cũng không cứu thuyền
nhân. Dân Việt kéo về Hoa thịnh Ðốn thắp nến cầu nguyện trước tòa Bạch Cung.
Nước mưa hòa trong nước mắt nhỏ giọt xuống những ngọn nến lung linh. Những linh
mục và những thượng tọa đi lại đọc kinh suốt đêm. Từ cửa sổ trên lầu của tòa
Nhà Trắng ông Jimmy Carter đã nhìn thấy tất cả thảm kịch biển Ðông. Lệnh từ phủ
tổng thống ban hành. Bộ an sinh và xã hội sẽ nhận cấp khoản tỵ nạn Việt Nam vào
Mỹ từ 7 ngàn nay tăng lên 14 ngàn một tháng. Bộ quốc phòng ra lệnh cho Ðệ
thất hạm đội dành riêng 5 tuần dương hạm để đi cứu thuyền tỵ nạn. Tất cả các
chiến hạm đều phải cứu thuyền nhân hoặc tiếp tế rồi báo tin cho các con
tầu trách nhiệm.
Bức hình gây chấn động báo giới Hoa Kỳ với tựa đề “Lên tầu” do
một thủy thủ chụp được trên chiến hạm USS White Plan tháng 7 năm 1979.
Hình ảnh một người đàn ông tỵ nạn được vớt đang leo lên thang giây bên mạn tầu
với tất cả hành trang của gia đình trong túi vải cắn chặt trong miệng. Cuối năm
79 tin tức về tàu Mỹ vớt bay về Việt Nam , cả Sài Gòn lên cơn sốt. Nhà
nhà vượt biển, người người vượt biển. Ðó cũng là năm cuối cùng của thập niên 70
với người phụ nữ có bầu cũng ra đi, sanh trên tàu Mỹ, đặt tên con theo
tên tàu có khai sanh công dân Hoa Kỳ do thuyền trưởng ký.
Do Thái đón thuyền nhân:
Do Thái đón thuyền nhân:
Bolinao 52.
Tên hòn đảo hoang trên Thái
bình Dương với 52 người còn sống. Sống bằng thân xác của gia quyến và đồng
loại. Bolinao 52 chỉ là một trong hàng ngàn thảm kịch khác đã xẩy mà chúng ta
không bao giờ biết hết. Nếu như không có một người như Jimmy vào những ngày
cuối thập niên 70 niềm đau thương của biển Ðông còn chất ngất đến chừng nào.
Nobel hòa bình 2002.
Nobel hòa bình 2002.
Ðối với riêng cựu tổng thống Jimmy Carter,
người đã lãnh giải Nobel hòa bình năm 2002, chúng ta sẽ không còn gì vinh dự
hơn để trao cho ông, ngoại trừ những bông hoa từ thế hệ thứ hai, thứ ba của
thuyền nhân Việt Nam
gửi đến với tấm chân tình. Suốt 33 năm qua, người Việt là những Homeless ngay
trên quê hương, homeless trên biển cả, chính nước Mỹ đã đón nhận chúng ta với
tinh thần hết sức hào hiệp, giúp cho chúng ta an cư và lạc nghiệp. Nếu chúng ta
thực sự chưa cảm nhận được giá trị của tinh thần tự do, dân chủ của đất nước
này. Nếu chưa thấy đây thực sự là xứ sở của cơ hội và những vòng tay mở rộng,
xin hãy về thăm những người Việt tại Biển Hồ xứ Cam Bốt. Ði xa hơn nữa, hãy
thăm viếng thiên đường một thời Nga Sô Viết. Ðể nhận biết thực sự những người
dân bản địa trên thế giới đã đối xử với di dân ra sao. Vì vậy, bây giờ là lúc
chúng ta phải nhớ lại lịch sử thuyền nhân tỵ nạn để nói đôi lời lịch sự với một
người đại diện thẩm quyền cho tấm lòng hào hiệp của Hoa Kỳ, đất nước mà chính
chúng ta đã là công dân nhưng đôi khi vẫn chưa thấm nhuần được tinh thần bao
dung của Hiệp chủng Quốc. Vị đại diện cho tấm lòng nhân hậu Hoa Kỳ chính
là ông Jimmy Carter của tổ chức Habitat for Humanity, một chương trình An Cư
Lạc Nghiệp vĩ đại nhất của Hoa Kỳ.
San Jose 33 năm sau, sẽ có
một ngày.
Riêng bài này chỉ
viết về người khách Hoa Kỳ 84 tuổi của chúng ta. Tổng thống Carter. Vị tổng
thống cao niên nhất của nước Mỹ hiện còn sống. Chúng ta nợ ông một lời cảm ơn,
đã hơn 20 năm muộn màng. Quí vị hãy chuẩn bị đến với chúng tôi thật đông đảo,
vào đầu tháng tư năm lẻ tám, để lời cảm ơn gửi đến bác Jimmy thêm chan chứa
tình người.
GIAO
CHỈ SAN JOSE
Oct
26, 2013
The
fleet commander gave the order to rescue the boat people. He assembled about 10
Vietnamese speaking military men on the fleet to serve as interpreters and
guides. There were 155 men, women and children that were ...
Apr
14, 2011
File:Boat
people family.gif. NGƯỜI MẸ CỦA BIÊN GIỚI SỐNG VÀ CHẾT Đây là câu chuyện có
thật được cha Nguyễn Tầm Thường, Dòng Tên, thuật lại nhân kỷ niệm 5 năm ngày Mẹ
Têrêsa Calcutta qua đời 1997 – 2002.
Apr
14, 2011
Họ
ra đi bằng những chiếc thuyền lớn nhỏ đủ loại và được mệnh danh là “Boat
People”. Người ta tìm cách vượt biên, vượt biển ra đi, tới các quốc gia lân cận
Việt Nam như Phi Luật Tân, Mã Lai, Hồng Kông, Thái Lan, Tân Gia ...
Jul
30, 2013
Những
điều nhận xét trên đây không đúng với toàn thể những người tỵ nạn, đã một thời
là những thuyền nhân, hay nếu may mắn hơn, được ra nước ngoài ngay khi mất nước
năm 1975. Tuy nhiên, nhận xét trên không phải ...
Jun
07, 2012
Giáo
sư Rummel cho là 400 ngàn là “thuyền nhân” bị chết ngoài biển cả khi muốn thoát
khỏi chê độ độc tài và đàn áp đã trùm lên quê hương. Cao ủy Tỵ nạn của Liên
hiệp quốc thì cho là một phần ba những người vượt biên ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.