Cô
Nancy Nguyễn tham gia cùng đoàn người biểu tình
Một
cô gái trẻ người Việt hải ngoại gác bỏ công việc bận rộn hằng ngày, một mình
sang tận Hong Kong để ủng hộ cuộc biểu tình vì dân chủ của giới trẻ tại đây và
để học hỏi kinh nghiệm giúp thúc đẩy dân chủ cho Việt Nam .
Cô
Nancy Nguyễn, định cư tại bang California, cho biết chuyến đi tuy ngắn ngủi 1
tuần nhưng rất đáng giá vì cô được tận mắt chứng kiến, trực tiếp cảm nhận, và
chia sẻ sức mạnh từ nỗi khát khao dân chủ của các bạn đồng trang lứa ở Hong
Kong làm nên sự kiện lịch sử gây chú ý công luận thế giới.
Tạp
Chí Thanh Niên VOA có cơ hội trao đổi với Nancy
sau 3 ngày cô đặt chân tới Hong Kong , hòa vào
dòng người biểu tình phản đối sự kèm kẹp của Trung Cộng và kêu gọi quyền tự do
bầu chọn người lãnh đạo.
Nancy
Nguyễn: Cuộc biểu tình này là một sự kiện lịch sử. Sống trong thời đại có
sự kiện lịch sử xảy ra mà trở thành nhân chứng, đó là điều thú vị. Thứ hai,
tình hình Hong Kong cũng tương đối có những nét khá giống với tình hình Việt Nam . Cho nên,
những hiểu biết của tôi ngày nay biết đâu có thể giúp ích gì đó cho phong trào
chung của Việt Nam
sau này. Hơn nữa, có những điều mình nghe thấy mà không ngờ, cho nên muốn tới
đây coi xem có đúng hay không.
Trà
Mi: Bạn nói một trong những lý do khiến bạn quyết định tới Hong Kong trong
chuyến đi này là vì tình hình ở đây có những nét tương đồng với Việt Nam . Những nét
tương đồng đó theo ghi nhận của bạn là gì?
Nancy
Nguyễn: Hong Kong đấu tranh cho dân chủ.
Đây cũng là điều mà Việt Nam
bây giờ rất mong muốn. Thứ hai, Hong Kong yêu cầu Trung Cộng không can dự vào
chuyện Hong Kong , để họ tự quyết. Đó cũng là
nét tương đồng, tức là đối tượng nhắm tới là Trung Cộng.
Trà
Mi: Bạn nói qua đây để khám phá đúng sai một số điều đã được nghe. Tới đây rồi,
bạn nhận thấy thế nào?
Nancy
Nguyễn đứng trước tấm bảng với các mẫu nhắn gửi ủng hộ cuộc biểu tình
Nancy
Nguyễn: Mình nghe ở đây họ biểu tình rất ôn hòa và có những cách tránh bạo
động trên cả tuyệt vời. Qua đây mình thấy đúng là như vậy. Họ có cách tổ chức
biểu tình không thể ngờ tới. Họ phục vụ cả việc charge pin điện thoại và máy
móc cho phóng viên tác nghiệp. Các bạn trẻ xin một góc ở siêu thị để charge pin
miễn phí cho mọi người. Ai đi qua tự để phone xuống, sau 2-3 tiếng ăn cơm xong
chạy lại lấy, rất trật tự. Những lối lên ở quảng trường chỗ biểu tình, các bạn
trẻ mang các vật dụng ra để làm thành các bậc thang để người ta bước lên cho
dễ. Ngay lối đi đó luôn có 2-3 bạn đứng canh để bảo đảm an toàn. Trên các ngã
đường, họ đều dặn nhau là phải giữ bình tĩnh và phải dọn dẹp sạch sẽ. Một khối
người rất đông mà không có một cọng rác trên đường phố là điều bất ngờ. Họ dọn
ngay tại chỗ, rồi sau đó có các bạn tình nguyện ở lại để quét rác.
Trà
Mi: Về các phương thức tránh bạo động, có nét đặc biệt nào không?
Nancy
Nguyễn: Bên này cũng bị tình trạng giống Việt Nam , nhà cầm quyền cho cảnh sát
thường phục trà trộn vào người biểu tình để gây rối hoặc để khuyên nhủ người
biểu tình làm theo ý nhà cầm quyền. Ngay khi phát hiện ra những mật vụ này,
người biểu tình thường hát Happy Birthday To You. Đây là cách rất tếu, rất dễ
thương để vạch mặt các mật vụ mà vẫn giữ được thái độ ôn hòa.
Trà
Mi: Nếu họ bị những hành động khiêu khích từ phía đối phương, họ phản ứng thế
nào?
Nancy
Nguyễn: Với các trường hợp người gây rối mà cảnh sát giải vây cho bỏ đi
một cách an toàn thì người dân ở đây rất phẫn nộ. Có nhiều trường hợp xảy ra
xung đột, cải vã, thậm chí ẩu đả. Xin nói thêm, ngay sau khi bên này áp dụng biện
pháp hơi cay với người biểu tình, người biểu tình đã trở nên rất phẫn nộ. Họ
đoàn kết hơn, tinh thần của họ cũng tăng lên rất nhiều lần, đồng thời họ cũng
tranh thủ được nhiều sự ủng hộ của quốc tế. Cả thế giới đều nhìn vào cuộc biểu
tình này. Vì vậy, chính quyền nhận ra rằng dùng bạo lực với người biểu tình Hong Kong là một kế sách sai lầm. Khi họ vũ lực với người
dân Hong Kong , cả thế giới sẽ nhìn vào họ với
con mắt không thiện cảm, và họ không dám làm điều đó nữa. Đã có nhiều lần họ
dọa sẽ có đàn áp, nhưng rốt cuộc không có việc gì xảy ra.
Trà
Mi: Trao đổi với họ, Nancy có nhận ra điều gì
khác biệt giữa tinh thần của giới trẻ Hong Kong và tinh thần yêu chuộng dân chủ
của giới trẻ Việt Nam
không?
Nancy
Nguyễn: Không khác biệt bao nhiêu về vấn đề tinh thần, chỉ có khác biệt về
số lượng mà thôi. Bên này, hầu như tất cả mọi người từ trẻ tới già đều
ủng hộ phong trào này. Họ cho rằng đây là vấn đề cần thiết, Hong
Kong cần phải như vậy. Thậm chí nhiều người nói biểu tình làm công
việc của họ khó khăn, họ kiếm ít tiền hơn, nhưng Hong Kong
cần như vậy và họ không ngại phải chịu sự bất tiện này. Còn ở Việt Nam ,
số lượng này còn khiêm tốn lắm.
Trà
Mi: Bỏ dở công ăn việc làm ở Mỹ qua Hong Kong 1 tuần chỉ để học hỏi thôi, những
kinh nghiệm tích lũy được sẽ được bạn áp dụng thế nào?
Nancy
Nguyễn: Kinh nghiệm thì khó mà nói được có áp dụng được hay không, nhưng
tới giờ phút này, mình cảm thấy rất vui. Đứng giữa lòng Hong
Kong hôm nay, mình cảm thấy chuyến đi của mình rất đáng giá.
Trà
Mi: Vì sao Nancy quan tâm đến tình hình Việt Nam ?
Nancy
Nguyễn: Không biết từ khi nào nhưng mình thấy người dân Việt Nam
khổ quá. Mình ở Mỹ thấy đời sống sung sướng, công ăn việc làm, bảo hiểm y tế,
đồ ăn thức uống tất cả mọi thứ đều rất tốt. Còn nhìn về Việt Nam , thấy tội
quá. Ngày nào nghe tin cũng thấy có những chuyện bất cập xảy ra trong xã hội.
Có những chuyện còn đau lòng hơn nhiều nữa. Cho nên, mình muốn giúp đỡ cho đất
nước mình càng nhiều càng tốt.
Trà
Mi: Nancy nghĩ
bạn có thể giúp bằng cách nào?
Nancy
Nguyễn cầm tấm biểu ngữ của người biểu tình Hong Kong
với hàng chữ - 'Nếu bây giờ bạn rời khỏi đây, bạn sẽ mãi mãi bị nô lệ'
Nancy
Nguyễn: Mình cũng chưa biết, mình chỉ biết trong khả năng của mình làm
được gì thì mình ráng làm thôi.
Trà
Mi: Bạn nghĩ những việc bạn đang làm sẽ giúp phần nào?
Nancy
Nguyễn: Mình cũng không biết nữa.
Trà
Mi: Ở hải ngoại cũng có nhiều người trẻ có cùng mong muốn như Nancy ,
có nhiều hoạt động và các phong trào vận động hướng về Việt Nam . Bạn nghĩ gì về các hoạt động
của giới trẻ người Việt hải ngoại?
Nancy
Nguyễn: Người Việt hải ngoại đã làm những việc này suốt 40 năm qua và càng
ngày các hoạt động càng quy mô hơn, có tầm vóc hơn. Vài năm gần đây song song
với các phong trào ở Việt Nam ,
các phong trào ở hải ngoại cũng lớn mạnh lên rất nhiều và mình cảm thấy rất vui,
có hy vọng.
Trà
Mi: Người trẻ hải ngoại rất quan tâm đến Việt Nam , tuy nhiên, cũng có ý kiến cho
rằng những sự quan tâm ở bên ngoài này nhiều khi đi theo chiều hướng cực đoan
‘chống cộng’ mà thôi, chứ không theo chiều hướng giúp cho sự phát triển của đất
nước. Nancy suy
nghĩ thế nào?
Nancy Nguyễn trong khu Mong
Kok
Nancy
Nguyễn: Bất cứ ở đâu có tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do suy nghĩ
đều sẽ có những khác biệt về tư tưởng. Sự khác biệt đó là hệ quả tất yếu và
mình nên học tập để chấp nhận. Nếu họ cho là người hải ngoại chống cộng cực
đoan, họ hãy làm tốt hơn đi để thay đổi nó.
Trà
Mi Đứng giữa dòng người biểu tình ở Hong Kong mà đa số là người trẻ, một
người trẻ Việt Nam đến từ Mỹ
như Nancy có suy nghĩ gì hướng về Việt Nam ?
Nancy
Nguyễn: Mình có viết lên Facebook của mình, chia sẻ rằng người trẻ Hong
Kong có một suy nghĩ cực kỳ đơn giản rằng tất cả những việc họ làm có thể nguy
hiểm tới tính mạng hay tương lai của họ, nhưng Hong Kong cần họ. Mình chỉ hy
vọng tất cả những bạn trẻ ở Việt Nam có thể nói được điều đó, có thể
dấn thân. Việt Nam
cần họ.
Trà Mi: Một số người cho
rằng dù mong muốn dân chủ giữa người trẻ Việt Nam và Hong Kong giống nhau, nhưng hoàn cảnh và môi trường
chính trị quá khác xa. Ở Hong Kong, cựu thuộc địa của Anh, người ta hiểu thế
nào là dân chủ trong khi ở Việt Nam không có điều kiện như
vậy. Làm thế nào người trẻ Việt Nam có
thể làm nên những chuyện ‘lịch sử’ như giới trẻ Hong
Kong ?
Nancy
Nguyễn: Đúng là có những đặc thù rất riêng, nhưng trong khó khăn thường có
những cơ hội. Mình đã nói với nhiều bạn rằng hãy nhìn vào Hong
Kong , dù họ có dân trí khác mình, nhưng có nhiều cái mình có thể
học hỏi được. Nếu Hong Kong có thể làm được thì chúng ta cũng có thể làm được.
Hong Kong chứng tỏ cho giới trẻ Việt Nam rằng sức mạnh quần chúng là
trên hết tất cả mọi sự đàn áp, sức mạnh quần chúng mạnh hơn cả súng đạn. Nếu
các bạn có thể đứng lên thì không một thứ vũ khí nào có thể chống lại các bạn.
Trà
Mi: Bạn cảm thấy mình học hỏi được gì từ các bạn đồng trang lứa ở Hong Kong ?
Nancy
Nguyễn: Có quá nhiều thứ để học hỏi từ họ, thứ nhất là sự tổ chức, thứ hai
là sự sáng tạo. Mình không nghĩ một ngày nào đó nếu người Việt xuống đường thì
sẽ giống như Hong Kong hôm nay. Nhưng những gì
mình thấy hôm nay, mình vẫn hy vọng một ngày nào đó có khả năng và cơ hội
truyền đạt lại cho các bạn trẻ ở Việt Nam .
Trà
Mi: Cảm ơn Nancy
đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
*****
NHỮNG QUẢ NHO ... DỮ DỘI!
Đất nước tôi, một rẻo đất
tẻo teo khốn khó nép mình bên rìa Thái Bình Dương quan năm giông bão, của cả
trời đất lẫn nhân sinh, trong suốt gần một thế kỷ, chưa có một ngày đứng gió.
Mỗi một mười năm, là một cơn dâu bể đầy khinh ngạc của kiếp người, của dân tộc. Không cơn dâu bể nào giống cơn dâu bể nào, ngoài một điểm chung duy nhất: niềm đau.
Những người sinh ra vào khoảng năm 20 phải chứng kiến đất nước bị xâm lăng và đô hộ. Một đất nước không chùn bước trước vó ngựa Nguyên Mông, bỗng một ngày trở thành thuộc địa, đó, chẳng phải là một biến cố lớn?
Nhưng chỉ 10 năm sau đó, những người sinh ra thời 30, phải chứng kiến cảnh đau thương hơn nhiều lần: đất nước chia đôi, nồi da nấu thịt. Súng của ngoại bang chĩa vào da thịt người mình. "Xương chất đầy đồng, máu chảy thành sông". "Niềm đau" có là một từ quá nhẹ?
Mười năm sau, hơn hai triệu con người người sinh vào những năm 40 phải gồng gánh nhau, dắt díu nhau bỏ lại nhà cửa ruộng vường, bỏ lại phần mộ tổ tiên để chạy loạn. Dân tộc tôi chứng kiến một cuộc di cư lớn chưa từng có trong lịch sử. Và nếu không phải do bị cấm cản, cuộc thiên di ấy có lẽ sẽ còn vĩ đại hơn nhiều. Và như thế, dân tộc tôi đã bắt đầu rách bào, chia đôi, bắt đầu viết những trang sử sau đó bằng nước mắt và bằng máu.
Những người sinh khoảng năm 50, ngắn gọn là: một dân tộc, hai định mệnh! Tôi không còn chữ nghĩa nào hơn để diễn tả nỗi bất hạnh cùng cực ấy.
Những người sinh khoảng năm 60, chứng kiến sự sụp đổ của một thể chế, sự tái thống nhất một đất nước, và sự chia đôi vĩnh viễn của lòng người. 40 năm qua đi mà vết cứa vẫn rịn máu tươi. Vết thương lòng chưa thấy ngày se mặt.
Những người sinh khoảng năm 70 có cơ hội chứng kiến cuộc thiên di thứ 2 trong lịch sử. Hàng triệu triệu con người phải mạo hiểm tính mạng bản thân, gia đình, để tháo chạy khỏi quê hương. Đất nước tôi đó, những năm tháng lầm than, kêu trời không thấu, kêu đất chẳng nghe. Dân tộc tôi lạc lõng, bơ vơ như những con thuyền lênh đênh trên biển.
Và những người sinh vào những năm 80, là tôi đây, 10 năm sau "giải phóng", những-tháng-năm-cấm-vận.
Có lẽ ký ức tuổi ấu thơ là những ký ức hằn dấu nhất, ám ảnh nhất của một đời người. Tôi nhớ hoài mẹ tôi, bà đáng ra còn trẻ lắm, mà dáng đã còm cõi, bà bòn từng đồng, lo chạy bữa cho con. Có những ngày trời mưa, mẹ tôi ngồi co ro bên vệ đường, gánh hàng quặn hiu. Bà chẳng lo mình sẽ nhiễm phong hàn, chỉ lo làm sao? cho đủ sống! Có đất nước nào khốn nạn như đất nước tôi? Có bà mẹ nào khốn nạn như mẹ tôi, người mẹ ViệtNam ?
Tôi lớn lên, mang theo trong tiềm thức vóc dáng mẹ tôi, còm cõi như đòn gánh,
co ro như một dấu chấm hỏi. Một dấu chấm hỏi xiêu vẹo trong những ngày mưa.
Tuổi thơ tôi gắn với những ngày mưa Sài Gòn, xoong chảo nồi niêu, có gì ... hứng nấy bởi cái mái tôn nhà tôi ... "đưa ánh nắng vào nhà" (mẹ tôi bảo thế), đêm nằm có thể nhìn thấy trăng sao. Những khi trời trở bão, gió giật từng cơn, tôi sợ sấm sét chui qua lỗ đinh vào nhà.
Tôi nhớ đôi dép cọc cạch, bên trái con trai, bên phải con gái, mẹ tôi bảo dép "uyên ương". Chiếc bên trái là của anh Hai để lại, chiếc bên phải mới là của tôi. Và cả hai chiếc đều vá chằng vá đụp, bằng chỉ bố, mẹ để dành từ quân phục của ba. Quần áo mới chỉ được bận 3 ngày tết, và cũng là của anh hai tôi để lại. Mẹ luôn mua rộng ra mấy tuổi, anh Hai bận chật rồi đến phiên tôi. Quần áo của con trai đấy, nhưng chỉ cần mới, chỉ cần không ... vá đít là đủ hấp dẫn rồi!
Và quả nho, những quả nho ... dữ dội nhất của tuổi thơ tôi. Tết năm đó, chỉ duy nhất tết năm đó, mẹ tôi mua nho Mĩ về biếu nội. Những quả nho mẹ chắt chiu từ gió sương của cả năm trời, gom góp lại để biếu mẹ chồng dịp tết đến. Những quả nho mập ú, căng tròn, hệt như trong phim Mĩ, giống y chang mấy chùm nho ... giả, loại những quán sinh tố trong xóm hay treo làm cảnh. Trời ơi! Dòn! Mọng! Ngọt! Mẹ đã dặn đi dặn lại không được ăn, mẹ còn cất tuốt lên nóc tủ. Vậy mà mấy trái nho như có ma lực, cái đứa tôi như bị thôi miên! Tôi lén trộm một trái. Trời ơi! Ngon! Rồi 1 trái nữa, rồi trái nữa! Từng trái, từng trái một, như một kẻ đã hoàng toàn mông muội, không còn có thể cưỡng lại được sự quyến rũ phát ra từ mấy trái nho. Mẹ sẽ đánh nát tay tội ăn vụng, tôi nghĩ, tay ... vẫn tiếp tục công cuộc ... mưu cầu hạnh phúc. Cảm giác tôi lúc đó vừa hoảng loạn, vừa lo sợ, vừa ... sung sướng , vừa sung sướng, vừa hoảng loạn sợ hãi. Tột cùng của sự hoảng loạn sợ hãi là khi chùm nho của mẹ chỉ con trơ lại cọng. Khốn nạn thân tôi! Rồi tôi sẽ phải sống tiếp phần ... ngày còn lại ra sao đây? Vậy mà mẹ không đánh tôi. Bà chỉ ôm tôi vào lòng ... và khóc, khóc gào lên, khóc trào ra. Khóc như một đứa trẻ. Mẹ tôi đó. Ôm con vào lòng, gào khóc lên như trút hết hơi sinh vào từng tiếng nấc.
Năm tháng qua đi, cuộc đời mang lại cho tôi thừa mứa. Giờ tôi muốn ăn gì thì ăn, muốn đi đâu thì đi, muốn mua gì thì mua. Tôi ngán đủ thứ, chả muốn ăn gì, chỉ còn ăn được mỗi nho. Bởi với nho, tôi không ăn bằng trực giác, mà thưởng thức bằng mùi vị của ký ức. Và vì với nho, tôi mua được một vé đi tuổi thơ. Hai mươi mấy năm trôi qua, ký ức vẫn chưa ráo mực. Mỗi lần ăn nho, tôi thấy mình bé lại, và được một bàn tay vô hình kéo tuột về thủa ấy, những-năm-tháng-cấm-vận.
Tôi chỉ là một cá nhân, một cá thể, trong một tập thể những con người thế thệ 8x. Và chỉ là 1 thế hệ, trong nhiều thế hệ con người. Nhưng nói như một nhà văn Nga: "Cây đời có hàng triệu chiếc lá, và nói về một chiếc lá, là cũng đang nói về hàng triệu chiếc lá khác".
Cứ mỗi mươi năm, con Tạo quái ác xoay vần, là dân tộc tôi lại được gán cho một định mệnh mới. Tôi đã nghe rất nhiều người bảo tôi "thời em sướng rồi, thời của anh khổ lắm", còn tôi, tôi chỉ thấy thời nào cũng khổ. Và chẳng cái khổ nào giống cái khổ nào. Cái nào cũng "đặc thù" và cái nào cũng "nhất"!
Người mình khổ quá, đất nước mình đau thương quá. Phải không mẹ? Phải không anh?.
Mỗi một mười năm, là một cơn dâu bể đầy khinh ngạc của kiếp người, của dân tộc. Không cơn dâu bể nào giống cơn dâu bể nào, ngoài một điểm chung duy nhất: niềm đau.
Những người sinh ra vào khoảng năm 20 phải chứng kiến đất nước bị xâm lăng và đô hộ. Một đất nước không chùn bước trước vó ngựa Nguyên Mông, bỗng một ngày trở thành thuộc địa, đó, chẳng phải là một biến cố lớn?
Nhưng chỉ 10 năm sau đó, những người sinh ra thời 30, phải chứng kiến cảnh đau thương hơn nhiều lần: đất nước chia đôi, nồi da nấu thịt. Súng của ngoại bang chĩa vào da thịt người mình. "Xương chất đầy đồng, máu chảy thành sông". "Niềm đau" có là một từ quá nhẹ?
Mười năm sau, hơn hai triệu con người người sinh vào những năm 40 phải gồng gánh nhau, dắt díu nhau bỏ lại nhà cửa ruộng vường, bỏ lại phần mộ tổ tiên để chạy loạn. Dân tộc tôi chứng kiến một cuộc di cư lớn chưa từng có trong lịch sử. Và nếu không phải do bị cấm cản, cuộc thiên di ấy có lẽ sẽ còn vĩ đại hơn nhiều. Và như thế, dân tộc tôi đã bắt đầu rách bào, chia đôi, bắt đầu viết những trang sử sau đó bằng nước mắt và bằng máu.
Những người sinh khoảng năm 50, ngắn gọn là: một dân tộc, hai định mệnh! Tôi không còn chữ nghĩa nào hơn để diễn tả nỗi bất hạnh cùng cực ấy.
Những người sinh khoảng năm 60, chứng kiến sự sụp đổ của một thể chế, sự tái thống nhất một đất nước, và sự chia đôi vĩnh viễn của lòng người. 40 năm qua đi mà vết cứa vẫn rịn máu tươi. Vết thương lòng chưa thấy ngày se mặt.
Những người sinh khoảng năm 70 có cơ hội chứng kiến cuộc thiên di thứ 2 trong lịch sử. Hàng triệu triệu con người phải mạo hiểm tính mạng bản thân, gia đình, để tháo chạy khỏi quê hương. Đất nước tôi đó, những năm tháng lầm than, kêu trời không thấu, kêu đất chẳng nghe. Dân tộc tôi lạc lõng, bơ vơ như những con thuyền lênh đênh trên biển.
Và những người sinh vào những năm 80, là tôi đây, 10 năm sau "giải phóng", những-tháng-năm-cấm-vận.
Có lẽ ký ức tuổi ấu thơ là những ký ức hằn dấu nhất, ám ảnh nhất của một đời người. Tôi nhớ hoài mẹ tôi, bà đáng ra còn trẻ lắm, mà dáng đã còm cõi, bà bòn từng đồng, lo chạy bữa cho con. Có những ngày trời mưa, mẹ tôi ngồi co ro bên vệ đường, gánh hàng quặn hiu. Bà chẳng lo mình sẽ nhiễm phong hàn, chỉ lo làm sao? cho đủ sống! Có đất nước nào khốn nạn như đất nước tôi? Có bà mẹ nào khốn nạn như mẹ tôi, người mẹ Việt
Tuổi thơ tôi gắn với những ngày mưa Sài Gòn, xoong chảo nồi niêu, có gì ... hứng nấy bởi cái mái tôn nhà tôi ... "đưa ánh nắng vào nhà" (mẹ tôi bảo thế), đêm nằm có thể nhìn thấy trăng sao. Những khi trời trở bão, gió giật từng cơn, tôi sợ sấm sét chui qua lỗ đinh vào nhà.
Tôi nhớ đôi dép cọc cạch, bên trái con trai, bên phải con gái, mẹ tôi bảo dép "uyên ương". Chiếc bên trái là của anh Hai để lại, chiếc bên phải mới là của tôi. Và cả hai chiếc đều vá chằng vá đụp, bằng chỉ bố, mẹ để dành từ quân phục của ba. Quần áo mới chỉ được bận 3 ngày tết, và cũng là của anh hai tôi để lại. Mẹ luôn mua rộng ra mấy tuổi, anh Hai bận chật rồi đến phiên tôi. Quần áo của con trai đấy, nhưng chỉ cần mới, chỉ cần không ... vá đít là đủ hấp dẫn rồi!
Và quả nho, những quả nho ... dữ dội nhất của tuổi thơ tôi. Tết năm đó, chỉ duy nhất tết năm đó, mẹ tôi mua nho Mĩ về biếu nội. Những quả nho mẹ chắt chiu từ gió sương của cả năm trời, gom góp lại để biếu mẹ chồng dịp tết đến. Những quả nho mập ú, căng tròn, hệt như trong phim Mĩ, giống y chang mấy chùm nho ... giả, loại những quán sinh tố trong xóm hay treo làm cảnh. Trời ơi! Dòn! Mọng! Ngọt! Mẹ đã dặn đi dặn lại không được ăn, mẹ còn cất tuốt lên nóc tủ. Vậy mà mấy trái nho như có ma lực, cái đứa tôi như bị thôi miên! Tôi lén trộm một trái. Trời ơi! Ngon! Rồi 1 trái nữa, rồi trái nữa! Từng trái, từng trái một, như một kẻ đã hoàng toàn mông muội, không còn có thể cưỡng lại được sự quyến rũ phát ra từ mấy trái nho. Mẹ sẽ đánh nát tay tội ăn vụng, tôi nghĩ, tay ... vẫn tiếp tục công cuộc ... mưu cầu hạnh phúc. Cảm giác tôi lúc đó vừa hoảng loạn, vừa lo sợ, vừa ... sung sướng , vừa sung sướng, vừa hoảng loạn sợ hãi. Tột cùng của sự hoảng loạn sợ hãi là khi chùm nho của mẹ chỉ con trơ lại cọng. Khốn nạn thân tôi! Rồi tôi sẽ phải sống tiếp phần ... ngày còn lại ra sao đây? Vậy mà mẹ không đánh tôi. Bà chỉ ôm tôi vào lòng ... và khóc, khóc gào lên, khóc trào ra. Khóc như một đứa trẻ. Mẹ tôi đó. Ôm con vào lòng, gào khóc lên như trút hết hơi sinh vào từng tiếng nấc.
Năm tháng qua đi, cuộc đời mang lại cho tôi thừa mứa. Giờ tôi muốn ăn gì thì ăn, muốn đi đâu thì đi, muốn mua gì thì mua. Tôi ngán đủ thứ, chả muốn ăn gì, chỉ còn ăn được mỗi nho. Bởi với nho, tôi không ăn bằng trực giác, mà thưởng thức bằng mùi vị của ký ức. Và vì với nho, tôi mua được một vé đi tuổi thơ. Hai mươi mấy năm trôi qua, ký ức vẫn chưa ráo mực. Mỗi lần ăn nho, tôi thấy mình bé lại, và được một bàn tay vô hình kéo tuột về thủa ấy, những-năm-tháng-cấm-vận.
Tôi chỉ là một cá nhân, một cá thể, trong một tập thể những con người thế thệ 8x. Và chỉ là 1 thế hệ, trong nhiều thế hệ con người. Nhưng nói như một nhà văn Nga: "Cây đời có hàng triệu chiếc lá, và nói về một chiếc lá, là cũng đang nói về hàng triệu chiếc lá khác".
Cứ mỗi mươi năm, con Tạo quái ác xoay vần, là dân tộc tôi lại được gán cho một định mệnh mới. Tôi đã nghe rất nhiều người bảo tôi "thời em sướng rồi, thời của anh khổ lắm", còn tôi, tôi chỉ thấy thời nào cũng khổ. Và chẳng cái khổ nào giống cái khổ nào. Cái nào cũng "đặc thù" và cái nào cũng "nhất"!
Người mình khổ quá, đất nước mình đau thương quá. Phải không mẹ? Phải không anh?.
Nancy Nguyen
Rât ngưỡng mộ Cô Nancy Nguyễn.
ReplyDeleteChúng ta cần có những người như Nancy Nguyễn -- dám ăn, dám nói, dám làm --- để tranh đấu tự do dân chủ cho Vietnam.