Monday, October 13, 2014

Malala: ‘Giải Nobel Hòa Bình của tôi dành cho tất cả trẻ em không có tiếng nói’

image
Malala nhận hoa tặng sau khi nói chuyện tai một cuộc họp báo, 10/10/14
Nhà hoạt động giáo dục người Pakistan, cô Malala Yousafzai, nói Giải Nobel Hòa Bình 2014 cô được nhận không phải dành riêng cho cô, mà cho tất cả những trẻ em không có tiếng nói.
Phát biểu với báo giới hôm nay sau khi giải thưởng được loan báo, cô Malala cho biết thông điệp cô muốn gửi tới trẻ em trên toàn thế giới là các em nên đứng lên vì quyền của mình. Cô nói cô mong muốn tất cả trẻ em đều được đến trường.

image
Cô Malala cũng ca ngợi người cùng đoạt Giải Nobel Hòa bình năm nay với cô, ông Kailash Satyarthi, một nhà hoạt động Ấn Độ cổ súy cho quyền trẻ em. Malala nói công việc của ông Satyarthi chống lại nạn nô lệ trẻ em hoàn toàn khơi nguồn cảm hứng cho cô.

Chỉ mới 17 tuổi, cô Malala làm nên lịch sử khi trở thành Khôi nguyên Giải Nobel trẻ nhất và ông Satyarthi trở thành người Ấn Độ đầu tiên thắng giải thưởng Nobel Hòa bình này.
Cô Malala nói việc chọn ra một người Hồi giáo Pakistan và một người Ấn Độ theo Ấn giáo cùng chia sẻ giải thưởng này là một thông điệp của tình thương yêu giữa hai quốc gia và hai tôn giáo.
Giải thưởng được công bố sau 1 tuần giao tranh giữa Ấn Độ và Pakistan xuyên biên giới vùng tranh chấp Kashmir.

Cô Malala cho biết cô đã điện đàm với ông Satyarthi và hai người quyết định cùng làm việc với nhau không chỉ về vấn đề giáo dục mà còn trong lĩnh vực thúc đẩy hòa bình giữa hai quốc gia. Cô cho hay đã nhờ ông Satyarthi đề nghị Thủ tướng Ấn, Narendra Modi, tham dự lễ trao giải ở Oslo (Na-uy) vào ngày 10/12 tới đây và cô hứa sẽ gửi lời đề nghị tương tự tới Thủ tướng Pakistan, Nawaz Sharif.
Malala và Satyarthi sẽ chia đôi giải thưởng trị giá 1,1 triệu đô la.

image
Loan báo người thắng giải hôm nay, Ủy ban Nobel Na-uy nói Malala và Satyarthi cùng nhận giải này vì công cuộc tranh đấu chống lại nạn đàn áp trẻ em cũng như những người trẻ và sự nghiệp tranh đấu cho quyền của tất cả trẻ em được đi học.
Bị phe Taliban bắn vào đầu trên chiếc xe bus của trường học hồi năm 2012, Malala đã cống hiến cuộc đời của mình để cổ súy cho quyền được học hành của nữ giới.

Trong khi đó, ông Satyarthi đã có hơn 30 năm tiên phong trong phong trào nhằm giải phóng tất cả trẻ em khỏi nạn lao động nô lệ.

image
Trong cuộc phỏng vấn với đài VOA, ông Satyarthi nói giải thưởng này là sự ghi nhận những nỗi đau và sự chịu đựng của hàng triệu trẻ em phải làm việc như những người lao động bị cầm giữ.
Malala nói cô hay tin về giải thưởng khi đang trong giờ học hóa tại trường ở Anh. Cô chuyển tới đây sinh sống sau khi được đưa sang Anh chữa trị vết thương trên đầu.

image
Nhiều người đã nhanh chóng hoan nghênh việc tuyển chọn Malala và Satyarthi cho giải Nobel Hòa bình năm nay, trong số đó có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ông mô tả đây là một tin rất tuyệt. Ông Kerry nói với đài VOA rằng hai nhân vật này là một sự biểu hiện lớn lao về tầm quan trọng để các chính phủ trên thế giới tập trung đến phụ nữ và trẻ em.

image
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc tế cũng lên tiếng hoan nghênh sự kiện này. Một trong những chuyên gia hàng đầu về Nam Á trong tổ chức, ông Mustafa Kadri, từ London nói với đài VOA rằng ‘không thể coi ngày hôm nay là đích đến cuối cùng hoặc là thời điểm chỉ để ghi nhận các nỗ lực của họ tính tới lúc này.’ Ông nói hiện nay quyền của trẻ em đang bị đe dọa nghiêm trọng và mọi người phải nhận thức được nhu cầu cần tăng đôi các nỗ lực toàn cầu.

*****

Oct 13, 2014
Lần đầu tiên tại Pakistan , tất cả các đảng phái chính trị cũng như các tôn giáo đều thống nhất với nhau trong việc lên án hành động vô nhân đạo của Taliban và cùng cầu nguyện cho em Malala. Phát biểu trước bệnh viện ...

Oct 16, 2013

Buổi hội thảo The Next Malalas hay Những Malala kế tiếp được đặt tên theo thiếu nữ người Pakistan Malala Yousafzai, 15 tuổi, bị quân Taliban bắn trọng thương vào đầu cách đây một năm vì những nỗ lực cổ vũ đem giáo ...

image

Malala Yousafzai: nguồn cảm hứng của giới trẻ
Trước cổng mộ..
Lãnh đạo đảng phát ngôn đần độn
Các điểm yếu của quân đội Trung Cộng và ván cờ Đôn...
Ai là chuột và ai là bình?
Vụ Hồng Kông là khủng hoảng về bản sắc của Trung C...
Bệnh sốt xuất huyết Ebola
Ban Tuyên giáo TW tung tài liệu Hội nghị Thành Đô
Nhiệm vụ của nhà phê bình văn học
Đường vào thiên thu!
Khi các ứng cử viên người Việt hạ thủ . . . chẳng ...
Khi Trung Cộng chuyển lửa Cách Mạng Văn Hoá vào Hồ...
Mỹ sẽ không vồ vập như Việt Nam tưởng tượng
Favic: tốp ca không có người Việt chuyên hát nhạc ...
Ngủ Đò
Did You Know?
Mạng xã hội là nguồn tin chính ở VN
Hoa quả TC và quan ngại 'nhúng hóa chất'
Bộ não: điều khiển biểu tình ở Hồng Kông, qua lời ...
Hồ Chí Minh là thế đấy!!!
Người nghiện ma túy tăng, cướp giật lộng hành ở Sà...
Tranh cãi vụ giết chó vì chủ bị Ebola
Người Việt ít cần 'món ăn tinh thần'?
Những điều người trẻ VN nên làm
Tàu Sunrise 689 đã mất tích một cách bí ẩn
Đèn đường không dây ở Mỹ
Khi vợ chồng bị lú lẫn_bệnh Alzheimer
Chống khủng bố hay tránh khủng bố?
Những sản phẩm mới của Nhật
Võ sĩ Lê Cung bị cấm thi đấu 12 tháng
Đánh chuột giữ bình hay giữ mình?
Đèn LED là gì ?
Hai cuốn phim, hai thái độ
Tỉ phú truyền thông Hồng Kông Jimmy Lai nhắn nhủ p...
Mỹ cần một đối tác mạnh chống lại Trung Cộng
Học được gì từ Hàn Quốc?
Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ
Sức sống mãnh liệt của thực vật
Vài chuyện lạ - Interesting stuff
Chùm khế ngọt

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.