Tuesday, October 14, 2014

Cuộc phản kháng ở Hồng Kông vẫn tiếp diễn

image
Cảnh sát dỡ bỏ các rào cản bằng tre do người biểu tình dựng lên để ngăn chặn con đường chính tại trung tâm Hồng Kông, ngày 14/10/2014.
Cảnh sát Hồng Kông hôm nay dùng cưa máy và búa tạ để dọn dẹp những rào cản trên một trục lộ chính ở khu trung tâm tài chánh, nơi những người biểu tình đã cắm trại trong hơn hai tuần nay để đòi cải cách chính trị. Theo tường thuật của thông tín viên Ivan Broadhead của đài VOA ở Hồng Kông, tuy những nhân vật tranh đấu tiếp tục biểu tình một cách ôn hòa và vẫn chiếm giữa một ngã tư lớn, lời lẽ của cả đôi bên trong vụ giằng co đã trở nên kịch liệt hơn.

image
Những người về phe chính phủ chiều hôm nay đã lớn tiếng chửi bới những người biểu tình đòi dân chủ xung quanh khu Admiralty, giữa lúc hàng trăm nhân viên cảnh sát chống bạo động khoanh tay đứng nhìn.

Vài giờ trước đó, chính những nhân viên cảnh sát này đã đẩy lui các sinh viên biểu tình ngồi lỳ và dỡ bỏ những rào cản đã được dựng lên trên đường Queensway từ hai tuần nay.

image
Những người về phe chính phủ lớn tiếng chửi bới, đe dọa sinh viên đòi dân chủ xung quanh khu Admiralty.
Trong lúc những người biểu tình đã rút lui một cách ôn hòa để tới những địa điểm biểu tình khác, họ đã chỉ trích hành động này của cảnh sát vì họ đã đề nghị rút khỏi tất cả các đường phố nếu chính phủ cho phép họ dời tới Quảng trường Công dân, trước Viện Lập pháp Hồng Kông.

image
Anh Alex Chow, người đứng đầu Liên hiệp Sinh viên Học sinh Hồng Kông, nói rằng vì đề nghị đó bị chính quyền nhiều lần bác bỏ cho nên những người tranh đấu đòi dân chủ sẽ tiếp tục lưu lại trên đường phố.

image
"Chừng nào mà vấn đề hiến pháp không được giải quyết và những người biểu tình không nhận được những câu trả lời có tính chất thuyết phục, thì phong trào này vẫn tiếp diễn cho tới chừng đó. Vấn đề chúng tôi có đủ sức mạnh để thương thuyết với chính quyền hay không tùy thuộc vào số người ủng hộ cho phong trào. Nếu chính phủ tiếp tục  giữ im lặng thì dân chúng sẽ tiếp tục biểu tình."

image
Cảnh sát đã hành động để mở lại đường Queensway trong lúc các đoàn thể xã hội có chủ trương thân Bắc Kinh gia tăng áp lực để đòi chính phủ có thái độ mạnh tay hơn đối với phong trào dân chủ đã là cho sinh hoạt ở Hồng Kông bị tê liệt trong 17 ngày.

image
Cảnh sát dỡ bỏ lều trại của người biểu tình tại những con đường chính ở trung tâm Hồng Kông, ngày 14/10/2014.
Tại Tòa Thị chánh, khoảng 200 thành viên của Bang Tiều Châu, qui tụ những người Hồng Kông gốc Tiều Châu, đã tuần hành tới những rào cản mà sinh viên dựng lên và hối thúc những người biểu tình rời khỏi đường phố.

image
Dẫn đầu đoàn người này là ông Chan Chit Kwai, một nghị viên Hội đồng quận. Ông nói rằng người biểu tình tiếp tục làm cho các cửa tiệm bị đóng cửa, sinh viên học sinh không thể tới trường và bệnh nhân không thể tới bệnh viện.

"Chúng tôi cám ơn họ vì họ có lòng tốt và muốn làm một việc gì đó để giúp ích cho cộng đồng. Nhưng chúng tôi khuyên họ là đã hơn hai tuần lễ rồi và họ nên quay về nhà và dọn dẹp đường sá để cho người dân có thể đi lại."

image

Viện Lập pháp Hồng Kông ngày mai sẽ mở phiên họp đầu tiên sau kỳ nghỉ hè. An ninh xung quanh trụ sở của cơ quan này dự kiến sẽ được tăng cường trong lúc các nhà lập pháp chuẩn bị nhóm họp. Tuy có một đề tài chắc chắn sẽ được mang ra thảo luận tại cuộc họp này, người ta vẫn chưa biết chắc là Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh có tham dự phiên họp hay không.

image
Cảnh sát đã phá rào cản bằng bê tông trên phố Queensway
Cảnh sát Hong Kong dùng cưa và kìm cộng lực để dỡ bỏ rào chắn mà người biểu tình vì dân chủ dựng gần trụ sở chính quyền.
Họ cũng mở lại một tuyến đường chính ở khu vực mua sắm Causeway Bay.
Đây là ngày thứ hai của đợt khai thông đường phố và cảnh sát nói mục tiêu của họ không phải là dẹp người biểu tình.

image
Trong hơn hai tuần qua, người biểu tình đã phong tỏa một vài địa điểm ở Hong Kong.
Những người này, bao gồm cả sinh viên và thành viên phong trào dân chủ Occupy Central, đòi phải được quyền tự do bầu cử năm 2017.

Trung Quốc thì chủ trương rằng người dân Hong Kong được quyền bầu cử nhưng các ứng viên phải được sàng lọc qua một ủy ban trước.

image
Hôm thứ Hai 13/10, xô xát đã xảy ra giữa người biểu tình và người chống biểu tình sau khi cảnh sát dỡ bỏ một số rào chắn ở khu Trung tâm.

image
Một số người đeo mặt nạ đã xông tới chỗ có các rào chắn và tìm cách dỡ bỏ chúng.
Trong một cuộc xô xát tương tự xảy ra tại Mong Kok 10 ngày trước, cảnh sát nói một số kẻ tấn công người biểu tình là xã hội đen.

image
Dân biểu thuộc Dân chủ Albert Ho được hãng tin AFP dẫn lời nói đây là "một trong những chiêu thức mà Cộng sản Trung Quốc đại lục sử dụng. Họ dùng xã hội đen hoặc côn đồ thân chính quyền để tấn công người chống đối nhằm tránh tội cho chính quyền".

image
Một số người biểu tình vẫn còn trụ lại
Tối thứ Hai, người biểu tình đã gia cố thêm rào chắn, dựng hàng rào bằng tre nứa và đổ bê tông.

Kìm cộng lực

image
Ngày thứ Ba 14/10, cảnh sát đã tới hiện trường mang theo kìm cộng lực, cưa và búa tạ. Báo chí địa phương nói họ đã dùng cưa để hạ hàng rào bằng tre.

Thông cáo của cảnh sát nói: "Nhằm bảo đảm an toàn công cộng và giữ an ninh trật tự, cảnh sát phải có hành động thích hợp để dỡ bỏ các rào chắn tại các điểm bị chiếm đóng để giao thông có thể qua lại được".

image
Một số người biểu tình tỏ ra buồn bã: "Chúng tôi chỉ là người dân và sinh viên. Chúng tôi sẽ rút lui vì không thể đấu tranh được [với cảnh sát] nhưng chúng tôi sẽ không bỏ cuộc".

Tháng trước khi cuộc biểu tình mới nổ ra, hàng nghìn người đã xuống đường và hàng trăm người ở lại qua đêm trên đường phố. Tuy nhiên con số người biểu tình đã giảm đi trong những ngày qua.

image
Dịp cuối tuần rồi, Hành chính Trưởng quan Hong Kong CY Leung (Lương Chấn Anh) nói người biểu tình không có cơ hội nào trong việc đòi Bắc Kinh thay đổi cải cách hiến pháp cả.
Ông nói phong trào biểu tình đã ra khỏi vòng kiểm soát.

image

Nhân viên y tế LHQ chết vì Ebola ở Đức
Ebola có thể bay trong không khí
Tâm tình cô gái gốc Việt từ Mỹ sang Hong Kong tham...
Nhắc lại 'Món nợ Thành Đô'
Đảng giải thích Hội nghị Thành Đô?
Sàigòn dạo này còn nhiều xích lô không?
Đất độc khó sinh quả ngọt
Giá trị dân chủ không phải là công cụ phục vụ tuyê...
Chồng Tây?!
Cô Nina Phạm bị lây nhiễm Ebola ở Dallas, Texas
Bàn tay nhuốm máu của Hồ Chí Minh
Ðớp phải bả chó!
6 địa điểm trên thế giới cấm phụ nữ
Malala: ‘Giải Nobel Hòa Bình của tôi dành cho tất ...
Malala Yousafzai: nguồn cảm hứng của giới trẻ
Trước cổng mộ..
Lãnh đạo đảng phát ngôn đần độn
Các điểm yếu của quân đội Trung Cộng và ván cờ Đôn...
Ai là chuột và ai là bình?
Vụ Hồng Kông là khủng hoảng về bản sắc của Trung C...
Bệnh sốt xuất huyết Ebola
Ban Tuyên giáo TW tung tài liệu Hội nghị Thành Đô
Nhiệm vụ của nhà phê bình văn học
Đường vào thiên thu!
Khi các ứng cử viên người Việt hạ thủ . . . chẳng ...
Khi Trung Cộng chuyển lửa Cách Mạng Văn Hoá vào Hồ...
Mỹ sẽ không vồ vập như Việt Nam tưởng tượng
Favic: tốp ca không có người Việt chuyên hát nhạc ...
Ngủ Đò
Did You Know?
Mạng xã hội là nguồn tin chính ở VN
Hoa quả TC và quan ngại 'nhúng hóa chất'
Bộ não: điều khiển biểu tình ở Hồng Kông, qua lời ...
Hồ Chí Minh là thế đấy!!!
Người nghiện ma túy tăng, cướp giật lộng hành ở Sà...
Tranh cãi vụ giết chó vì chủ bị Ebola
Người Việt ít cần 'món ăn tinh thần'?
Những điều người trẻ VN nên làm
Tàu Sunrise 689 đã mất tích một cách bí ẩn
Đèn đường không dây ở Mỹ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.