Saturday, October 4, 2014

Ngày cuối cùng ở VN

image
Đây là bộ phim tài liệu hướng đến kỷ niệm 40 ngày di tản khỏi miền Nam Việt Nam
Sau khi nhận chức tổng thống chiều 28/4/1975, một trong những quyết định của Đại tướng Dương Văn Minh là yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam.
Qua công điện gửi Đại sứ Mỹ Graham Martin, ông Minh đã yêu cầu Hoa Kỳ rút tất cả người Mỹ trong vòng 24 giờ.
Đó cũng là 24 tiếng đồng hồ của ngày 29/4/1975 tại Sài Gòn được đạo diễn Rory Kennedy đưa vào phim tài liệu “Last Days in Vietnam” đang chiếu tại nhiều rạp ở Mỹ. Phim được sự phối hợp sản xuất của chương trình American Experience thuộc hệ thống truyền hình PBS.

Công điện đuổi Mỹ

image
Nếu không có công điện của Đại tướng Minh, 30/4/1975 có phải là ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà và câu chuyện người Mỹ di tản sẽ có khác? Vì Đại sứ Martin đã rất bướng bỉnh, không vội lên kế hoạch di tản bất chấp khuyến cáo. Vì ông muốn nhiều người Việt được di tản trước, vì ông lo sợ cảnh hỗn loạn như ở Đà Nẵng hay ông thực sự tin rằng sẽ có một giải pháp chính trị cho Việt Nam?

Ông Martin qua đời năm 1990 nên đạo diễn không có cơ hội đưa ông vào phim như một phần lịch sử của cuộc di tản.

image
Qua Last Days in Vietnam, sau gần 40 năm từ khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, công chúng lần đầu tiên được thấy bức công điện đuổi Mỹ của vị lãnh đạo cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa.

Cùng nhiều tài liệu khác, như bức thư Tổng thống Richard Nixon gửi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hứa sẽ trả đũa nếu Bắc Việt vi phạm Hiệp định Paris 1973, như các kế hoạch di tản được phía Mỹ chuẩn bị.

Nhưng trọng tâm của phim là ngày 29/4/1975 ở Sài Gòn, qua kế hoạch Frequent Winds dùng trực thăng để di tản, vì lúc đó phi trường Tân Sơn Nhứt đã bị đạn pháo không còn xử dụng được.

Last Days in Vietnam chứa đựng nhiều phim tài liệu, có những đoạn phim chưa bao giờ công bố, đan xen cùng lời kể của nhiều người có mặt lúc đó.

image
Bà Kennedy là một đạo diễn phim tài liệu có tiếng
Họ là những sĩ quan, binh lính Mỹ như Đại úy Stuart Herrington, cố vấn Richard Armitage, Đại úy Hugh Doyle, Trung tá Hạm trưởng Paul Jacobs, Thượng sĩ Juan Valdez, nhà phân tích cao cấp của CIA Frank Snepp.
Họ là những người Việt như Đại tá Hải quân Đỗ Kiểm (Kiem Do), sinh viên Phó Đức Bình (Binh Pho), Trung úy Phạm Hữu Đàm (Dam Pham).

Những giờ phút căng thẳng

image
Có những thước phim bỏ quên trong một góc nhà, chưa tráng rửa sau 37 năm, của một người lính từ chiến hạm USS Kirk, ghi lại hình ảnh những trực thăng do phi công Việt di tản và vị chỉ huy Mỹ phải quyết định khẩn mà không hỏi cấp trên là đẩy những trực thăng UH-1 trị giá nhiều triệu đôla xuống biển để có chỗ đón người tị nạn.

image
Những đoạn phim ghi lại hình ảnh Miki Nguyễn, lúc đó mới 6 tuổi, và gia đình đã phải nhảy ra từ cửa sổ chiếc Chinook lơ lửng trên không, không thể đáp vì có thể làm chìm chiến hạm. Một em bé cuốn trong khăn vải được thả xuống cho thủy thủ đoàn chụp bắt. Sau đó phi công rà rà trực thăng sát mặt biển, nhảy ra khỏi cửa sổ, trước khi máy bay nổ tung trên nước.

Cuốn phim không bàn về nguyên nhân đưa đến sự thất bại của Hoa Kỳ dù có nhắc đến Hiệp định Paris 1973 là một văn kiện với ngôn ngữ rất mơ hồ, theo nhận xét của Frank Snepp, mà Ngoại trưởng Henry Kissinger đã thương thảo cùng Hà Nội để các bên ký kết, với hy vọng sẽ có hai quốc gia nam bắc Việt Nam như bán đảo Triều Tiên.

Phim cũng đề cập đến việc Tổng thống Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate, việc Quốc hội Mỹ cắt viện trợ cho miền Nam Việt Nam.

Phim không nói đến nguyên nhân khiến người Việt chạy trốn cộng sản qua các cuộc di tản từ tỉnh thành phía bắc, nhưng đưa ra hình ảnh thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968.

Hết sức giúp người tỵ nạn

image
Những người Mỹ xuất hiện trong phim
Chủ điểm chính của phim là những nhân vật đã làm hết sức mình, bất chấp luật pháp Mỹ hay lệnh từ Washington để đưa nhiều người Việt ra khỏi Việt Nam.

image
Đại sứ Martin từ chối lên chuyến trực thăng đầu tiên, thay vào là 40 người Việt được di tản. Ông ở lại cho đến khi có lệnh từ Washington buộc phải cuốn cờ ra đi.

Đại úy Stuart Herrington điều phối di tản từ tòa đại sứ Mỹ. Ông kể lại chuyển biến từng phút sau khi kế hoạch Frequent Winds được thi hành để di tản nhiều nghìn người, trong đó có khoảng 3 nghìn người Việt, từ khuôn viên tòa đại sứ sứ với phương tiện là 75 trực thăng CH-47 có thể dùng được.

Phía người Việt muốn ra đi, sinh viên Bình kể lại cảnh chen lấn để được vào bên trong sân tòa đại sứ Mỹ. Đại tá Kiểm nói về kế hoạch đưa tàu hải quân ra Côn Sơn. Trung úy Đàm thuật lại những lo âu của một người sĩ quan khi thấy tình hình quân sự ngày một xấu đi từ các tỉnh phía bắc.

Khi chuyến trực thăng, tưởng là cuối cùng, rời nóc sứ quán Mỹ và Washington được báo cáo cuộc di tản chấm dứt thì vẫn còn 11 lính Mỹ kẹt lại. Một binh sĩ là Mike Sullivan đã khẩn cấp gọi điện yêu cầu cho trực thăng vào.

image
Đại úy Herrington phải nói dối những người Việt rằng ông cần đi tiểu. Rút lên nóc, chân thang đóng lại. Thượng sĩ Juan Valdez là người sau cùng lên máy bay. Ông đếm đi, đếm lại nhiều lần để chắc chắn tất cả lính Mỹ còn lại đã có mặt trên chiếc trực thăng CH-47 cuối cùng rời Việt Nam.

Khoảnh khắc đó là rạng sáng ngày 30/4/1975. Bên dưới còn 420 người Việt bị bỏ lại. Nhìn xuống, Đại úy Herrington xem đó là một sự phản bội thật đau lòng.

Hát quốc ca lần cuối

image
Đại tá Đỗ Kiểm đã rơi nước mắt khi hát Quốc ca Việt Nam Cộng hòa lần cuối
Cùng khoảng thời gian, cố vấn Richard Armitage phối hợp với tướng lãnh hải quân Việt Nam Cộng hòa để di tản các chiến hạm từ Côn Sơn đi Philippines với 20 nghìn người gồm lính và dân.

Vài giờ sau, xe tăng mang số 843, 844 của bộ đội cộng sản Bắc Việt tiến vào Sài Gòn ủi sập cổng Dinh Độc Lập.
Trên đường phố, những người lính Việt Nam Cộng hòa cởi bỏ quân phục. Những lá cờ vàng ba sọc đỏ trên tường nhà được sơn lấp đi.

Ngoài khơi gần bờ biển Philippines, quân và dân Việt trên chiến hạm hát bản quốc ca lần cuối cùng: “Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng…” trước khi lá cờ vàng hạ xuống. Những giọt nước mắt rơi, từ trong khoé mắt của cả những sói biển như Đại tá Đỗ Kiểm.

image
Gần bốn mươi năm sau, hồi tưởng lại ngày kết thúc bi thương đó, Trung úy Đàm tự hỏi: “Bạn bè của tôi đã nằm xuống để làm gì, có phải để được như hôm nay?”
Last Days in Vietnam tạo cảm giác hồi hộp, căng thẳng vì người xem, dù có thể đã biết cuộc chiến này kết thúc ra sao qua hình ảnh kí ức với chiếc trực thăng bốc người từ nóc nhà của phó trưởng cơ quan CIA, không phải nóc tòa đại sứ như thường hiểu lầm, nhưng không biết hệ lụy ra sao với những chứng nhân người Việt.

Ghi chú cuối phim cho biết 130 nghìn người thoát khỏi Việt Nam vào cuối tháng 4/1975, trong đó 77 nghìn được di tản bằng máy bay hay được tầu Mỹ cứu giúp trên biển.
Đại tá Đỗ Kiểm theo tàu hải quân rời Việt Nam đến trại tị nạn rồi định cư tại Mỹ. Gia đình của Miki Nguyễn cũng thế. Sinh viên Phó Đức Bình kẹt lại, bị giam tù hơn một năm, rồi vượt biển và đến Mỹ. Trung úy Phạm Hữu Đàm đi học tập cải tạo 13 năm và hiện cũng đang sống Mỹ.

Bài học cho hiện tại?

 image
Trung úy Phạm Văn Đàm đã bị kẹt lại ở Việt Nam với 13 năm lao động cải tạo
Sau buổi chiếu phim ở Berkeley, đạo diễn Rory Kennedy mời những người Mỹ gốc Việt đi xem phim đứng lên nhận một tràng pháo tay từ khán giả.
Qua phần thảo luận, khi được hỏi với tình hình Syria, Iraq và những cuộc oanh tạc nhắm vào ISIS, giới lãnh đạo Hoa Kỳ như Tổng thống Obama, đặc biệt là ngoại trưởng John Kerry và bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel, là những cựu chiến binh của cuộc chiến Việt Nam, đã có xem phim chưa?

image
Bà Kennedy cho biết phim đã gửi đến một số dân cử quốc hội và năm tới kỷ niệm 40 năm cuộc di tản, lúc đó chính giới sẽ chú ý đến phim nhiều hơn.

Bài học gì có thể rút ra từ phim, khi Hoa Kỳ lại can dự vào Afghanistan, Iraq hay vào những quốc gia khác trong tương lai? Đạo diễn chỉ muốn đưa ra những tài liệu lịch sử. Người xem, tùy theo trải nghiệm và cách tiếp cận để có quan điểm hay nhận xét riêng về chính sách của Hoa Kỳ ở Afghanistan, ở Iraq, Syria.

Việc lúc đó Hoa Kỳ không viện trợ cho nam Việt Nam nữa có phải là lỗi của Quốc hội? Bà nói Quốc hội đại diện cho dân mà lúc đó dân chúng Mỹ cũng đã mệt mỏi với cuộc chiến.

Bà Rory Kennedy sinh năm 1968, con út trong số 11 người con của Thượng nghị sĩ Robert Kennedy – người có anh ruột là Tổng thống John Kennedy.

Bà đã đạo diễn hơn 30 bộ phim tài liệu và từng đoạt giải Emmy.

Trong một dịp tiếp xúc khác với truyền thông dịp ra mắt phim, bà đưa ra nhận định nếu Tổng thống John Kennedy còn sống, Hoa Kỳ không sa lầy ở Việt Nam.
Đây cũng là luận điểm gây tranh cãi khi nhắc lại cuộc chiến, khởi đầu với việc Tổng thống John Kennedy gia tăng số cố vấn quân sự cho Việt Nam, rồi Tổng thống Lyndon Johnson, Richard Nixon can thiệp quân sự mạnh hơn.

image
Cuộc chiến kết thúc bằng cuộc di tản, để lại một vết đen trong lịch sử Hoa Kỳ.




Bùi Văn Phú


Nhng Ngày Cui Cùng!


image

Min Nam sông núi kết tinh
Trăm năm hi t khí thiêng anh hùng 

Trong cơn nguy biến đường cùng

Hn thiêng dân tc hin linh hin v

Hôm nay chng giám li th 

Vit Nam hùng s não n bi thương

Mt ngày vn nước tai ương

Mt ngày , đt nước vào tay quân thù

Min Nam trang s thiên thu

Ngàn đi ghi mãi anh hùng Vit Nam

Các anh theo gió, mây ngàn
Bay theo hn nước, bao la bu tri 

Các anh ngc bích sáng ngi 

Gic kia cc đá nng n vô tri

Chúng tin ch thuyết ngu si

Các anh Dân Tc khc ghi trong lòng 

Chúng vì cái đng n dòng

Các anh chiến sĩ vì dân quên mình

Hn thiêng sông núi anh linh

Hôm nay dân Vit nghiêng mình tiếc thương

Chinh nhân s kiếp đon trường 

Hùng ca s Vit ngàn đi còn ghi

Các anh vĩnh vin ra đi

Toàn dãn mãi mãi tiếc đi hùng anh

Gic kia c máu hôi tanh

Các anh biu tượng c vàng quê hương 

Gic gây bao cnh tang thương 

Các anh dng li, quc cường dân an 

Gic kia ch mun lan tràn

Các anh ngăn sóng đ kia tràn b

Gic kia ch nghĩa tôn th

Các anh chiến đu màu c Vit Nam

Gic kia quc tế đ tam

Các anh bo v giang san ca mình 


Vài năm sau cui đng minh 

Bàn c gian di, chiến binh cũng đành 

Tướng quân tun tiết theo thành

Vit Nam hùng s ghi thêm anh hùng 

Ngày nay, tiếc nh khôn cùng 

Các anh yên ngh, tiếng thơm muôn đi

Chúng tôi vn ch mt li:

Còn Loài Cng Ph, Đấu Tranh Đến Cùng!


Hoàng Hạc 

image

Tập Cận Bình có thể là nhà cai trị cộng sản cuối c...
Discovery: The fall of Saigon
Truy tìm nghi phạm giết du khách Anh ở Thái Lan
Thu Minh: nữ ca sĩ nham nhở
Kim Yo-jong nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên
Lây nhiễm bệnh Ebola trên máy bay?
Đập tan chính sách tuyên truyền lừa gạt
Hồng Kông: Khi mãnh thú mắc xương…
Những thủ đoạn buôn lậu kỳ lạ nhất thế giới
CS Bắc Việt gởi bức điện thư xin đầu hàng...
Nợ Cứt
Huỳnh Thục Vy: Tâm thư gửi bạn
Gai Cột Sống: Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứ...
Cuộc chiến tranh mới của Mỹ
401k bắt nguồn từ phần 401 đoạn (k) của bộ luật th...
Chủ nghĩa cộng sản châu Á còn gì?
Số phận một loài chim
Chánh Thanh tra Andrew Philips tự tử?
Vài thắc mắc về một bài viết của TS Vũ Duy Phú trê...
Thủ phạm tiếp tay TC đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạ...
Một "cuộc cách mạng" tự mâu thuẫn
Khu Người Việt ở Warsaw, Ba Lan
WHO khuyến cáo người Việt bớt ăn muối
Lễ Quốc Khánh TC bị lu mờ vì các cuộc biểu tình ở ...
Họ không thể giết hết chúng ta
BOO...: khi lá cờ của Trung Cộng đã kéo lên
Nhìn Joshua Wong, nghĩ về vấn đề lãnh tụ
Chiếc dù và người biểu tình Hong Kong
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân xuống đường ủng hộ...
Chó chết mèo cũng nhăn răng
Lee Samantha: những bữa cơm độc đáo dành cho con
Chuyện Đông Âu kéo tượng Lenin
Ðôi Mắt Phượng
Dân số vàng của Việt Nam: còn đang ngái ngủ
Sinh viên HK 'lý tưởng mà không ảo tưởng'
Ăn Chay - Vegetarianism
Cảnh sát giải tán biểu tình ở Hong Kong
Một phụ nữ gốc Việt buôn người vào Mỹ
Văn hoá dân chủ
ISIS rất sợ Lữ Đoàn "Trinh Nữ" Kurd

2 comments:

  1. Những Ngày Cuối Cùng!

    Miền Nam sông núi kết tinh
    Trăm năm hội tụ khí thiêng anh hùng
    Trong cơn nguy biến đường cùng
    Hồn thiêng dân tộc hiển linh hiện về
    Hôm nay chứng giám lời thề
    Việt Nam hùng sử não nề bi thương
    Một ngày vận nước tai ương
    Một ngày , đất nước vào tay quân thù
    Miền Nam trang sử thiên thu
    Ngàn đời ghi mãi anh hùng Việt Nam
    Các anh theo gió, mây ngàn
    Bay theo hồn nước, bao la bầu trời
    Các anh ngọc bích sáng ngời
    Giặc kia cục đá nặng nề vô tri
    Chúng tin chủ thuyết ngu si
    Các anh Dân Tộc khắc ghi trong lòng
    Chúng vì cái đảng nạ dòng
    Các anh chiến sĩ vì dân quên mình
    Hồn thiêng sông núi anh linh
    Hôm nay dân Việt nghiêng mình tiếc thương
    Chinh nhân số kiếp đoạn trường
    Hùng ca sử Việt ngàn đời còn ghi
    Các anh vĩnh viễn ra đi
    Toàn dãn mãi mãi tiếc đời hùng anh
    Giặc kia cờ máu hôi tanh
    Các anh biểu tượng cờ vàng quê hương
    Giặc gây bao cảnh tang thương
    Các anh dựng lại, quốc cường dân an
    Giặc kia chỉ muốn lan tràn
    Các anh ngăn sóng đỏ kia tràn bờ
    Giặc kia chủ nghĩa tôn thờ
    Các anh chiến đấu màu cờ Việt Nam
    Giặc kia quốc tế đệ tam
    Các anh bảo vệ giang san của mình

    Vài năm sau cuối đồng minh
    Bàn cờ gian dối, chiến binh cũng đành
    Tướng quân tuẫn tiết theo thành
    Việt Nam hùng sử ghi thêm anh hùng
    Ngày nay, tiếc nhớ khôn cùng
    Các anh yên nghỉ, tiếng thơm muôn đời
    Chúng tôi vẫn chỉ một lời:
    Còn Loài Cộng Phỉ, Đấu Tranh Đến Cùng!

    Hoàng Hạc

    ReplyDelete
  2. "những ngày cuối cùng của 1 VN tự do ", ai đã từng được song qua 2 chế độ đều mong muốn được sống lại thời VNCH nơi công bình bác aí nhân phẩm con người được tôn trọng ,VNCH chưa hoàn hảo nhưng Việt cộng thì quá là tệ hại .

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.