Ông
Chu Ân Lai và thủ tướng cánh tả Indonesia Aly Sasto-Amdjojo ở Bandung năm 1955
Trong
suốt 14 năm dưới chính quyền độc tài chống cộng của Tổng thống Suharto, cứ
đến ngày 30/9 hàng năm, các kênh truyền hình Indonesia lại phát sóng “Sự phản
bội của G30/PKI”, một bộ phim tài liệu về cái được cho là cuộc đảo chính
bất thành năm 1965 của Đảng Cộng sản Indonesia.
“Sự
phản bội” mô tả những người cộng sản như ác quỷ còn Suharto là vị cứu tinh
cho Indonesia
và đại diện cho cái nhìn chính thống của nhà nước về những gì đã diễn ra trong
suốt 32 năm ông Suharto cầm quyền.
Người
Indonesia ,
kể từ khi nước này chuyển sang dân chủ bắt đầu từ sự sụp đổ của Suharto hồi
5/1998, đã bắt đầu đặt câu hỏi về lịch sử chính thống.
Các
sử gia, phóng viên, các nhà làm phim, các nhà hoạt động và thậm chí cả các
quan chức đã bắt đầu kết nối với nhau để đưa ra một cái nhìn khác với những gì
giới quân đội đưa ra hồi thập niên 1960.
Các
quốc gia xã hội chủ nghĩa lớn nhất, hùng mạnh nhất ở Đông Á đã từ bỏ mô hình
cộng sản chủ nghĩa từ 20 năm nay để chuyển sang mô hình tư bản chủ nghĩa, theo
khuynh hướng thị trường.
Chính
thống và trung thực
Joshua
Oppenheimer được giải cho bộ phim nhắc lại thời chính quyền cánh hữu Indonesia tàn
sát các đảng viên cộng sản
“Sự
phản bội”, được quay năm 1984, dựa trên nội dung lịch sử do một sử gia quân
sự đưa ra, được tài trợ bởi chính quyền Suharto, và được sử dụng rộng rãi như
một công cụ tuyên truyền chống cộng.
Các
cảnh quay thì khủng khiếp, đầy bạo lực và thường là phóng đại, theo nhận xét
của Arifin N. Noer, một trong những nhà làm phim, nhưng phản ánh quan điểm
lịch sử được giảng dạy trong sách giáo khoa và ở các trường học.
Đến
2013, người Indonesia có thể tải xuống phim “Hành động Sát nhân”, một cái
nhìn khác về các sự kiện của Joshua Oppenheimer, một nhà làm phim người Mỹ đã
tìm hiểu về các vụ tàn sát các thành viên hoặc ủng hộ viên của đảng cộng sản
ở Indonesia hồi 1965-1966.
Chính
CIA từng mô tả đó là một trong những vụ thảm sát khủng khiếp nhất của thế kỷ
20.
Một
năm trước đó, cơ quan nhân quyền của Indonesia , KOMNAS HAM đã tuyên bố
vụ thảm sát đó là một vụ dùng bạo vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Các
tiểu thuyết như “Trở về” của Leila Chudori từ tạp chí Tempo Magazine, đã tìm
hiểu về các cuộc thảm sát dựa trên các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong
suốt sáu năm. Một loạt các tiểu thuyết, các vở kịch, và các bài báo đã ra đời
sau đó.
Dưới
thời cựu tướng Suharto , Indonesia đã dẫn dắt ASEAN như một
trong những khối chống cộng mạnh mẽ nhất ở Á châu.
Các
đảng phái cộng sản bị cấm tại Indonesia
và Singapore , còn Philippines
tiếp tục chống lại các nhóm du kích cộng sản.
Cộng
sản theo mô hình tư bản?
Khối
các nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất Đông Á đã vượt qua quá khứ cộng sản và áp
dụng mô hình tư bản chủ nghĩa để phát triển.
Sự
sụp đổ của Liên bang Xô-viết hồi 1991 đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ cho
các nước Á châu vốn đã áp dụng mô hình trung ương tập quyền trong vấn đề phát
triển kinh tế.
Quân
đội Indonesia
thời Suharto đã truy bắt và tàn sát những người cộng sản
“Di
sản của chủ nghĩa cộng sản là nó để lại sự thất bại của một hệ thống kinh
tế,” Don Greenlees nói.
Học
giả chuyên về quan hệ quốc tế tại Đông Á của Đại học Quốc gia Australia ở Canberra cũng nói về thực chất của ý thức hệ:
“Họ
nói miệng thôi, nhưng thực tế là đang trở thành các nền kinh tế tư bản.”
Đảng
cộng sản lớn nhất Á châu ở Trung Cộng nói rằng họ gắn bó với các nguyên tắc
gốc của chủ nghĩa Marx-Lenin.
Thế
nhưng kể từ cuối thập niên 1970, Trung Cộng đã dần đưa những chính sách thị
trường áp dụng vào mô hình kinh tế kế hoạch hóa trung ương của mình, và đã trở
thành một trong những quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới.
Năm
2001, Trung Cộng gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và đang trên đà trở thành
nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2025.
Việt
Nam, với việc theo đuổi đường lối Đổi Mới kể từ 1986, cũng đi vào quỹ đạo
tương tự.
Trong
lúc vẫn là quốc gia độc đảng và kiểm soát chặt truyền thông, Việt Nam đã
theo đuổi chính sách tư bản chủ nghĩa, ủng hộ đầu tư.
Việt
Nam nay là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
Việt
Nam nay dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài để hỗ trợ cho việc phát triển kinh
tế và là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, APEC và ASEAN.
Một
câu hỏi lớn mà các đảng cầm quyền ở cả Trung Cộng lẫn Việt Nam đang phải đối diện:
Thế hệ trẻ các đồng chí trong Đảng sẽ diễn giải ra sao về chủ nghĩa xã hội
một khi các lãnh đạo đã vào độ tuổi 80 nghỉ hưu hoặc chết đi?
Liệu
cái chết của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Á có phải là điều đương nhiên không,
khi mà các nền kinh tế nơi đây đang ngày càng trở nên toàn cầu hóa?
Tom
McCawley
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.