Tuesday, October 7, 2014

Giới hoạt động nhân quyền nêu nghi vấn về việc Mỹ bán vũ khí cho VN

image
Một trong những thiết bị quân sự đầu tiên Mỹ có thể bán cho Việt Nam là máy bay trinh sát P-3 Orion.
Thông báo tuần trước về việc Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam đã được hoan nghênh như một bước quan trọng trong việc làm nồng ấm quan hệ giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền đã chỉ trích quyết định này. Từ Hà Nội, thông tín viên VOA Marianne Brown gửi về bài tường trình sau đây.

Mặc dầu được đưa ra chỉ vài tháng sau khi một giàn khoan dầu được hạ đặt trong vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền châm ngòi cho vụ giằng co căng thẳng giữa hai nước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam không có tính cách ‘bài Trung Cộng’. Thay vì thế, Bộ cho biết quyết định này một phần nhằm đáp lại tình trạng thiếu khả năng hàng hải trong khu vực.

image
Tiến sĩ Ian Storey, Giảng viên kỳ cựu tại Học viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, gọi tắt là ISEAS, ở Singapore, nói rằng quyết định này 'dứt khoát đã được thúc nhanh bởi vụ khủng hoảng giàn khoan dầu'.
“Nó nêu bật mối quan ngại ngày càng tăng của nước Mỹ về những diễn biến mới đây ở Biển Đông và nhất là về cách nhìn thái độ hung hãn của Trung Cộng có khả năng gây phương hại cho các quyền lợi của Hoa Kỳ trong vùng biển này.”

Theo ông Storey, quyết định nởi lỏng lệnh cấm vận chủ yếu mang tính tượng trưng bởi vì Việt Nam có mối quan hệ lâu nay với Nga để mua thiết bị với giá rẻ hơn nhiều.

Có tin đồn rằng Việt Nam muốn mua máy bay tuần tiễu P-3 Orion để dùng vào việc trinh sát hàng hải.
Việt Nam đã vận động Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận từ nhiều năm nay, nhưng một điều kiện Washington đề ra là cải thiện nhân quyền.

image
Sau đây vẫn là nhận định của ông Storey:
“Họ đã đi né tránh một phần bằng cách nói rằng Việt Nam đã cải thiện tình trạng nhân quyền mặc dầu sự cải thiện không lớn lao mấy. Thứ nhì, họ nói rằng họ sẽ cung cấp thiết bị phi sát thương để cải tiến tình trạng cảnh báo khu vực hàng hải, vì thế chúng ta không nói về tàu ngầm hay tàu chiến hoặc loại thiết bị đó, mà chỉ giúp cho Việt Nam cải thiện giám sát hàng hải trong vùng đặc khu kinh tế.”

Trong bài báo viết cho tờ Chính sách Đối ngoại, Giám đốc về Ủng hộ châu Á cho tổ chức Human Rights Watch, ông John Sifton chỉ trích quyết định dỡ cấm vận, và nói rằng nó 'làm suy yếu công tác can trường của các nhà hoạt động Việt Nam' đang tìm cách buộc Hoa Kỳ làm áp lực đòi Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền.

image
Ông Lê Quốc Quyết, em trai của Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân.
Ông Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư Lê Quốc Quân, một trong các nhân vật bất đồng nổi tiếng của Việt Nam, bị tù hồi năm ngoái về tội trốn thuế, một cáo buộc mà giới chỉ trích nói là có động cơ chính trị.
“Hoa Kỳ quan ngại về nhân quyền ở Việt Nam, nhưng đó không phải là điều kiện tiên quyết (để bãi bỏ lệnh cấm vận). Họ quan ngại về nhiều vấn đề khác cũng như vấn đề nhân quyền.”

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từng tuyên bố Việt Nam cần phải cải thiện thành tích nhân quyền, và Washington tiếp tục đánh giá quan hệ an ninh với Hà Nội.

Ông Nguyễn Trí Dũng là con trai của blogger bất đồng chính kiến Điếu Cày, người đang thụ án tù 12 năm vì tội tuyên truyền chống nhà nước.

Tuần trước, ông Dũng nói lần đầu tiên cha ông được các giới chức Đại sứ quán Hoa Kỳ đến thăm. Cho đến giờ này, ông chỉ được phép gặp gia đình. Theo ông Dũng, đây là một dấu hiệu chính phủ Việt Nam đang cứu xét việc phóng thích cha ông.

Ông Dũng tin rằng sự kiện này có liên hệ đến việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí.

image
Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày.
“Tôi nghĩ nếu cha tôi được thả, thì phải có liên hệ gì đó với thoả thuận bởi vì tôi biết họ từ lâu. Ý tôi nói là chính phủ Việt Nam. Họ sẽ không làm điều gì không có lợi cho họ.”
Tuy nhiên, trong khi gia đình ông hoan nghênh khả năng đó, ông Dũng nói ông đồng ý rằng Hoa Kỳ không nên bán vũ khí cho Việt Nam trong khi thành tích về nhân quyền của Việt Nam vẫn còn yếu kém.
“Chúng ta cần phải có quyết định quan trọng như bãi bỏ Điều luật 88 về tuyên truyền chống nhà nước và Điều luật 79 về những người có hành động chống phá nhà nước, hay Điều luật 258 cấm mọi người nói chuyện trên Facebook hay Internet về nhà nước. Với những điều luật này, chính phủ có thể bắt bất cứ ai họ muốn mà không cần có lý do nào cả.”
Ông nói ông nghĩ rằng nếu cha ông được trả tự do, ông ấy sẽ không được phép ở lại Việt Nam và có phần chắc sẽ được đề nghị đi sống lưu vong ở Hoa Kỳ.

image
Trong khi những đồn đoán tiếp tục về loại thiết bị nào Việt Nam sẽ mua, quyết định này có phần chắc sẽ gây ra những làn sóng phản ứng trong các phe phái nội bộ ở Việt Nam trong khi một số tìm cách có quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ chống lại Trung Cộng.

Cho đến nay, Bắc Kinh chưa đưa ra lời bình luận về quyết định đó.




Marianne Brown

image

Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ
Sức sống mãnh liệt của thực vật
Vài chuyện lạ - Interesting stuff
Chùm khế ngọt
Bên vực rạn nứt của lãnh đạo Trung Cộng
Không thành công thì cũng thành...
Nghị Viên Bí Mật: Hoàng Duy Hùng
Biểu tình ở Hồng Kông kiên quyết không rút lui
Tuổi trẻ thờ ơ, vô cảm là trách nhiệm của nhà giáo...
Ngày cuối cùng ở VN
Tập Cận Bình có thể là nhà cai trị cộng sản cuối c...
Discovery: The fall of Saigon
Truy tìm nghi phạm giết du khách Anh ở Thái Lan
Thu Minh: nữ ca sĩ nham nhở
Kim Yo-jong nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên
Lây nhiễm bệnh Ebola trên máy bay?
Đập tan chính sách tuyên truyền lừa gạt
Hồng Kông: Khi mãnh thú mắc xương…
Những thủ đoạn buôn lậu kỳ lạ nhất thế giới
CS Bắc Việt gởi bức điện thư xin đầu hàng...
Nợ Cứt
Huỳnh Thục Vy: Tâm thư gửi bạn
Gai Cột Sống: Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứ...
Cuộc chiến tranh mới của Mỹ
401k bắt nguồn từ phần 401 đoạn (k) của bộ luật th...
Chủ nghĩa cộng sản châu Á còn gì?
Số phận một loài chim
Chánh Thanh tra Andrew Philips tự tử?
Vài thắc mắc về một bài viết của TS Vũ Duy Phú trê...
Thủ phạm tiếp tay TC đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạ...
Một "cuộc cách mạng" tự mâu thuẫn
Khu Người Việt ở Warsaw, Ba Lan
WHO khuyến cáo người Việt bớt ăn muối
Lễ Quốc Khánh TC bị lu mờ vì các cuộc biểu tình ở ...
Họ không thể giết hết chúng ta
BOO...: khi lá cờ của Trung Cộng đã kéo lên
Nhìn Joshua Wong, nghĩ về vấn đề lãnh tụ
Chiếc dù và người biểu tình Hong Kong
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân xuống đường ủng hộ...
Chó chết mèo cũng nhăn răng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.