Năm
2011, nhân các thảm họa xảy ra tại Nhật, giới cầm bút hay nói đến văn hóa ứng
xử của người Nhật, từ đó, ít nhiều liên hệ đến người Việt.
So
sánh người Việt và người Nhật, chắc chắn chúng ta thua nhiều thứ. Nhưng có một
điều chúng ta nhất định không thua: tật nổ.
Tôi
không nói đến từng cá nhân. Từ góc độ cá nhân, ở đâu chúng ta cũng có thể bắt
gặp những kẻ khoác lác. Người Việt Nam chưa chắc đã hơn. Thậm chí còn
thua nữa là khác. Ở đây, tôi muốn nói đến người Việt với tư cách một tập thể.
Sống
ở Úc khá lâu, tôi chỉ nghe người Úc, từ giới chính trị gia đến giới trí thức
hay giới bình dân, hay nói Úc là một quốc gia may mắn (lucky country), nhưng
thường thì người ta nhấn mạnh thêm: May mắn, chưa đủ; Úc cần phải trở thành một
quốc gia giàu kỹ năng (clever country), hoặc, hơn nữa, một quốc gia giàu sáng
kiến (smart country). Đất rộng và nhiều tài nguyên thiên nhiên, chưa đủ; người
Úc cần có chiến lược thật sáng suốt để khai thác và tận dụng những của cải Trời
cho ấy.
Ở
Việt Nam
thì ngược lại. Ở đâu chúng ta cũng nghe những tiếng nổ um trời. Trên báo chí.
Trên tivi. Trên các đài phát thanh. Về địa thế thì Việt Nam nằm ở điểm
giao lưu của hai nền văn hóa cổ kính và lớn nhất châu Á: Trung Hoa và Ấn Độ. Về
thiên nhiên thì “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”. Về lịch sử thì đánh thắng
hết đế quốc này đến đế quốc khác. Về đảng và lãnh tụ thì là “đỉnh cao trí tuệ
của nhân loại”. Còn về con người thì toàn là anh hùng, ra ngõ là gặp ngay anh
hùng, khiến cả thế giới đều ngưỡng mộ; ngưỡng mộ đến độ nhiều người ngoại quốc cứ
mơ ước có một phép lạ nào đó biến mình thành... người Việt Nam .
Nhiều
người đã phê bình cái tính thích nổ ấy. Sớm, thẳng thắn và cay đắng nhất là
Nguyễn Duy trong bài thơ “Nhìn từ xa... Tổ quốc” sáng tác năm 1988, trong đó có
mấy câu:
xứ
sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày?
[...]
Xứ sở thông minh
sao thật lắm trẻ con thất học
[...]
Xứ sở thông minh
sao thật lắm trẻ con thất học
lắm
ngôi trường xơ xác đến tang thương
[...]
Xứ sở thật thà
sao thật lắm thứ điếm
điếm biệt thự - điếm chợ - điếm vườn...
Tuy nhiên, ở đây, tôi sẽ không bàn đến khoảng cách giữa những điều người ta tuyên truyền và thực tế. Tôi chỉ muốn tập trung vào một sự nghịch lý khác: trong sự khoác lác của người Việt, đặc biệt của bộ máy tuyên truyền, có cái gì như thiếu tự tin, nếu không muốn nói thẳng ra là tự ti. Mà thật ra, về phương diện tâm lý, sự khoác lác thường xuất phát từ sự tự ti hơn là tự hào thực sự. Và vì tự ti cho nên khi khoác lác, người ta hay cầu cạnh đến một số thế lực khác, chủ yếu là từ người ngoại quốc.
[...]
Xứ sở thật thà
sao thật lắm thứ điếm
điếm biệt thự - điếm chợ - điếm vườn...
Tuy nhiên, ở đây, tôi sẽ không bàn đến khoảng cách giữa những điều người ta tuyên truyền và thực tế. Tôi chỉ muốn tập trung vào một sự nghịch lý khác: trong sự khoác lác của người Việt, đặc biệt của bộ máy tuyên truyền, có cái gì như thiếu tự tin, nếu không muốn nói thẳng ra là tự ti. Mà thật ra, về phương diện tâm lý, sự khoác lác thường xuất phát từ sự tự ti hơn là tự hào thực sự. Và vì tự ti cho nên khi khoác lác, người ta hay cầu cạnh đến một số thế lực khác, chủ yếu là từ người ngoại quốc.
Chuyện
báo chí Việt Nam
đánh bóng tên tuổi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cách đây mấy năm là một ví dụ điển
hình (1). Người Việt khen nhau, người ta thấy chưa đủ. Người ta cần một người
ngoại quốc. Nếu không có người ngoại quốc có thẩm quyền thì người ta bắt đại
một ông chuyên về rác và các loại chất phế thải. Nếu không có thật thì người ta
bịa. Tiêu biểu nhất là vụ Vũ Hạnh bịa ra cái tên A. Pazzi, một người Ý, khi in
cuốn Người Việt cao quý ở Sài Gòn vào năm 1972. Sau này, Vũ Hạnh tiết
lộ là động cơ chính thúc đẩy ông viết cuốn sách ấy là để kích động lòng tự hào
dân tộc, từ đó, gián tiếp tiếp sức cho phong trào phản chiến và chống Mỹ do
cộng sản chủ trương lúc ấy. Nhưng để kích động lòng tự hào dân tộc mà lại phải
mượn một cái tên ngoại quốc, kể cũng mỉa mai quá, phải không?
Những
chuyện mượn danh và uy tín của người ngoại quốc để tự khen mình hoặc để chứng
minh điều gì đó là đúng nhan nhản trên sách báo và ở các hội trường tại Việt Nam . Trong viết
lách, nhiều người cho việc trích dẫn một tác giả Việt Nam khác là
xoàng. Trích dẫn, phải trích dẫn một tác giả ngoại quốc mới là sang. Không đọc
được ngoại ngữ thì trích dẫn qua trung gian của một tác giả Việt Nam khác nhưng lại giấu nhẹm tên tuổi tác giả
Việt Nam
ấy đi!
Chán.
Tiến
sĩ Nguyễn Hưng Quốc
***
Chú
thích:
Xem
bài ““Báo chí nước ngoài” ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Thật ra chỉ là một
trò lừa bịp!” của Nguyễn Tôn Hiệt trên
http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=11922
và bài “Thông Tấn Xã Việt Nam
biến rác thành vàng để lừa bịp nhân dân” cũng của Nguyễn Tôn Hiệt trên http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=11928.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.