Wednesday, April 8, 2015

Nga nghĩ gì về quan hệ Việt-Mỹ-Trung?

image
Giáo sư Vladimir Kolotov phụ trách nghiên cứu Viễn Đông ở Đại học Quốc gia St Petersburg
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm Việt Nam từ 5 đến 7/4 trong lúc Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang dự kiến sẽ thăm Nga trong tháng Năm.
Năm nay cũng đánh dấu 65 năm quan hệ ngoại giao giữa Nga, vốn trước đây là một phần của Liên Xô, với Việt Nam.
Nguyễn Hùng của BBC Tiếng Việt đã phỏng vấn Giáo sư Vladimir Kolotov từ Đại học Quốc gia St Petersburg hôm 6/4 về quan hệ Việt - Nga trong mối tương quan với Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Trước hết ông Vladimir Kolotov đánh giá về quan hệ thương mại giữa Hà Nội và Moscow:
Giáo sư Vladimir Kolotov: Quan hệ phát triển rất tốt nhưng có thể phát triển tốt hơn nữa vì kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Nga và Việt Nam vẫn còn khiêm tốn.
Chính vì thế mục tiêu đặt ra là tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đến năm 2020 lên 10 tỷ đô la [từ mức khoảng bốn tỷ đô la hiện nay]. Đấy cũng là chỉ số rất khiêm tốn giữa Nga và Việt Nam.

BBC: Theo giáo sư tại sao kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước vẫn ở con số chưa tới bốn tỷ đô la trong năm 2014?

Giáo sư Vladimir Kolotov: Chủ yếu là quan hệ giữa Nga và Việt Nam về mặt kinh tế phát triển trong những ngành như: dầu khí, năng lượng và hợp tác kỹ thuật-quân sự. Đây là ba ngành chủ yếu và đây là những chỉ số thường người ta không tính vào kim ngạch xuất nhập khẩu. Đương nhiên hợp tác quân sự giữa Nga và Việt Nam có thể nói là hơn chỉ số này.
Tôi nghĩ là Nga và Việt Nam có thể hợp tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu máy móc, hàng may mặc, thực phẩm. Đây là những mặt hàng mà Nga bây giờ đang có nhu cầu vì lệnh trừng phạt kinh tế từ các nước phương Tây và Nga đang phải đa dạng hóa quan hệ của mình. Đây là dịp tốt để đẩy mạnh quan hệ kinh tế giữa Nga và các nước phương Đông, chủ yếu là Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác.

Quen vũ khí Nga

BBC: Cụ thể quan hệ với Việt Nam có thể làm giảm nhẹ tác động của lệnh trừng phạt của các nước phương Tây như thế nào?

Giáo sư Vladimir Kolotov: Có thể tăng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, ví dụ thực phẩm chế biến như là cá, hoa quả, thịt, cà phê... Đấy là những mặt hàng Việt Nam có thế rất mạnh trên thị trường.

image
Thủ tướng Nga Medvedev thăm Việt Nam hồi đầu tháng Tư
Bắt đầu từ năm nay Việt Nam sẽ vào liên minh thuế quan của Nga, Bạch Nga (Belarusia) và Kazakhstan và Armenia.... Điều đó sẽ đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu giữa Nga và Việt Nam và các nước khác trong liên minh thuế quan …

BBC: Cụ thể liên minh đó sẽ có đòi hỏi như thế nào? Việt Nam sẽ phải tuân thủ những gì và được lợi gì từ liên minh đó?

Giáo sư Vladimir Kolotov: Việt Nam sẽ được mở rộng thị phần trên thị trường của các nước đó. Đấy là những thị trường lớn. Ví dụ: Chỉ Nga đã có dân số là 145 triệu người với khả năng thanh toán cao.

BBC: Riêng trong lĩnh vực quân sự Việt Nam cũng đã mua sáu tàu ngầm kilo của Nga với khoản chi phí rất cao, có lẽ tới vài tỷ đô la, vậy trong lĩnh vực vũ khí, thiết bị quân sự, ông thấy tương lai nào cho quan hệ giữa hai bên?

Giáo sư Vladimir Kolotov: Về mặt quân sự tôi nghĩ triển vọng hợp tác giữa Nga và Việt Nam rất tốt vì Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai trên thế giới, đứng sau Mỹ và trước Trung Quốc. Tất nhiên Việt Nam không chỉ mua vũ khí của Nga mà cả của các nước khác nữa. Nhưng Việt Nam quen dùng vũ khí của Nga trong Cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, lần thứ hai rồi cuộc chiến tranh với Trung Quốc năm 1979 thì Việt Nam đã sử dụng chủ yếu vũ khí của Nga, hồi đó là của Liên Xô và bây giờ VN mua vũ khí hiện đại hơn.
Tôi có thể bổ sung là: bây giờ để có thể sử dụng vũ khí hiện đại, thì sỹ quan, chiến sĩ phải có trình độ chuyên nghiệp cao. Chính vì thế mua vũ khí thì phải đào tạo đội ngũ biết cách sử dụng vũ khí đó. Ví dụ như tàu ngầm thì bây giờ sỹ quan và học viên đang học ở Nga để biết cách quản lý, khai thác những vũ khí phức tạp, tân thời.

BBC: Bây giờ Việt Nam cũng đang đề nghị Hoa Kỳ bỏ toàn bộ cấm vận vũ khí sát thương để Việt Nam có thể nhập khẩu vũ khí từ Hoa Kỳ. Theo ông cái triển vọng cạnh tranh giữa Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ trong vấn đề xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam sẽ như thế nào?

Giáo sư Vladimir Kolotov: Nói chung là nếu như có cạnh tranh và có khả năng đa dạng hóa vũ khí hay đa dạng hóa mặt hàng nào khác cũng có cái tốt và cái xấu của nó. Nhưng mà trong ba nước nói trên về xuất khẩu vũ khí trên thế giới thì Mỹ là thứ nhất, tiếp theo là Nga và tiếp theo [nữa] là Trung Quốc. Trong Ba cường quốc đó, Nga là nước duy nhất không bao giờ dùng vũ khí chống lại Việt Nam. Nga là nước duy nhất không có mưu đồ địa chính trị chống lại Việt Nam.
Hơn nữa nếu một nước xuất khẩu vũ khí thì nước nhập khẩu phụ thuộc về quốc phòng. Ví dụ như: chuyện hai tàu chiến Mistral mà Nga ứng tiền trước để Pháp đóng, Pháp đã đóng xong mà không trả lại cho Nga. Tất nhiên đối với Nga vấn đề này không ảnh hưởng gì tới quốc phòng, nhưng [Pháp] vẫn tìm cách làm khó dễ dưới áp lục của Mỹ. Nếu khách hàng nhỏ hơn, thì áp lực sẽ mạnh hơn.
Đấy là chủ trương của các nước phương Tây là như thế, quan hệ không bình đẳng và tìm cách can thiệp vào chính sách nội bộ của khách hàng dưới chiêu bài nào đó.
Mỹ cũng thế. Vũ khí Mỹ chiếm thị phần nào ở Việt Nam thì đấy là chỉ số phụ thuộc quốc phòng vào Mỹ chừng ấy, sẽ tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ và dùng rất nhiều thủ đoạn. Ví dụ mua mặt hàng này nhưng phải nhường ở chỗ khác về nhân quyền, tự do tôn giáo, không được chơi với nước này, không được đi chỗ kia... Như là vừa rồi có Tướng Vincent Brooks yêu cầu Việt Nam không cho máy bay của Nga được tiếp nhiên liệu ở Cam Ranh.
Đấy mới bắt đầu quan hệ về mặt quốc phòng, ngay lập tức [đã] bắt đầu can thiệp, thúc ép, đưa ra chỉ thị cần phải làm cái gì.
Đấy là rủi ro cần phải chú ý, de dọa đối với chủ quyền của Việt Nam, Hà Nội có quyền lựa chọn, nhưng lựa chọn nào cũng có kết qủa và hậu quả của nó.

BBC: Trong quá khứ, trong cuộc chiến hồi năm 1979, hồi đó Việt Nam và Nga [Liên Xô] cũng ký quan hệ hữu nghị và hợp tác ở cấp rất cao và có lẽ Việt Nam cũng mong muốn Liên Xô có những động thái mạnh bạo hơn nữa khi Trung Quốc tấn công vào Việt Nam. Liệu bây giờ trong quan hệ giữa Nga và Việt Nam, cứ giả sử xảy ra một cuộc chiến tương tự giữa Việt Nam và Trung Quốc thì liệu Nga có được bằng như Liên Xô cũ hoặc mạnh hơn không?

Giáo sư Vladimir Kolotov: Tôi nghĩ bây giờ Nga rất coi trọng vấn đề Biển Đông. Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có thể nói là có vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga ở châu Á Thái Bình Dương, đây là hai đối tác chiến lược toàn diện.
Chính vì thế cuộc chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể nói là phương án xấu nhất có thể xảy ra và theo ý kiến của Nga là không thể nào chấp nhận được điều đó.
Nga sẽ dùng toàn bộ quyền và có thể nói là trí tuệ của mình để không cho phép phương án này xảy ra.
Theo ý kiến của Nga thì trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hai quốc gia này hoàn toàn đủ thông thái để giải quyết vấn đề một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở hai bên giữ uy tín và cùng có lợi.
Đây không phải ý kiến của riêng tôi, vấn đề Biển Đông không đáng để xảy ra cuộc chiến tranh và hai quốc gia có nhiều điểm chung về mặt văn hóa, chính trị v.v. và điều đó [chiến tranh] có ảnh hưởng rất độc hại với Trung Quốc và Việt Nam.
Khổng Tử đã nói "Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi" (君子喻于义,小人喻于利) và tôi cho rằng trong chính sách đối ngoại nói chung và trong quan hệ với cả Hà Nội và Bắc Kinh nói riêng, Nga luôn luôn coi "nghĩa" hơn "lợi".

Không để chiến tranh

BBC: Thực tế xảy ra là căng thẳng trên Biển Đông ở mức rất cao, chẳng hạn hè năm ngoái Trung Quốc đưa giàn khoan vào nơi Việt Nam nói rằng trong vùng lãnh thổ của mình...

Giáo sư Vladimir Kolotov: Nga cũng có vai trò [trong vụ này] nhưng chủ yếu là có các cuộc đàm phán không công khai để làm dịu tình hình, để không cho phép xảy ra những sự kiện tiêu cực như là sử dụng vũ lực. Chính vì thế cuối cùng Trung Quốc rút giàn khoan từ thềm lục địa Việt Nam.
Nhưng mà [ở] Hoàng Sa và Trường Sa Trung Quốc tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự, làm đảo nhân tạo.
Không chỉ Trung Quốc mà Philippines, Malaysia, cả Việt Nam nước nào cũng muốn tăng cường và mở rộng sự hiện diện của mình trong vùng này, nhưng tôi nghĩ vẫn còn khả năng giải quyết vấn đề một cách hòa bình.

image
Quan hệ Việt Trung tiềm ẩn nhiều căng thẳng
Trước hết là ngành ngoại giao của các nước trực tiếp liên quan tới vấn đề này phải ra sức để giải quyết vấn đề bằng con đường ngoại giao trên cơ sở luật pháp quốc tế. Điều này hoàn toàn có thể làm được.
Nga không liên quan trực tiếp đến vấn đề này, nhưng mà nếu có tình huống tiêu cực xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam thì đó là điều hết sức là tác hại đến Nga vì Việt Nam và Trung Quốc là hai đối tác chiến lược toàn diện của Nga.
Nga sẽ ra sức làm dịu vấn đề để không cho phép xảy ra chiến tranh.

BBC: Nhưng mà cụ thể thì đối với Trung Quốc Nga có những lợi thế gì, có những điểm gì mà Nga có thể dùng để thuyết phục Trung Quốc nghe theo Nga để giữ ổn định, giữ nguyên hiện trạng hiện nay trên Biển Đông...?

Giáo sư Vladimir Kolotov: Nga và Trung Quốc có mức độ tin nhau rất cao, có thể nói chưa từng thấy, chưa bao giờ trong quan hệ Nga - Trung có thời điểm như thế. Nhưng chúng tôi hợp tác an ninh chủ yếu trong không khổ của Tổ chức hợp tác Thượng Hải [SCO].
Nếu phân tích tình hình xung quanh biên giới của Trung Quốc thì chỗ nào cũng căng thẳng, chỗ nào cũng có tiềm năng xung đột về một mặt nào đó trừ biên giới với Nga.
Nga và Trung Quốc là hai quốc gia có đường biên giới chung rất dài với nhau, chính vì thế có nhiều quyền lợi chung về an ninh quốc tế và chính vì thế hợp tác giữa Nga và Trung Quốc cho phép bình thường hóa cục diện an ninh ở Trung Á.
Trung Quốc, tôi nghĩ, họ cũng hiểu nếu họ quá ép các nước vừa và nhỏ ở Đông Nam Á thì họ [các nước này] sẽ kêu gọi Mỹ can thiệp.
Và nếu vai trò của Mỹ tăng lên trong vùng này thì điều đó coi như là sự bất lợi đối với Trung Quốc.
Ở Việt Nam người ta biết có kế sách theo truyền thống cổ đại của Trung Quốc là "viễn giao cận công", nghĩa là dựa vào đối tác xa để chống lại đối tác gần.
Nhưng mặt khác càng dựa vào Mỹ thì vai trò của họ càng tăng lên ở Việt Nam. Đấy không phải là phương án tối ưu cho Việt Nam vì nó sẽ ảnh hưởng tới ổn định của chế độ.

BBC: Người dân trong nước, tôi theo dõi, có một bộ phận có vẻ chuộng để chính quyền thân với Mỹ hơn bởi vì với phía Mỹ mối quan hệ nó rõ ràng hơn, nó công khai và người dân người ta biết được hai nước quan hệ tới đâu trong khi với Trung Quốc và thậm chí ngay cả với Nga người ta có vẻ nói quan hệ không được rõ ràng, nó có những cái có thể nói là "đi đêm" với nhau, ký những cái mà người dân người ta không được biết. Giáo sư nghĩ sao?

Giáo sư Vladimir Kolotov: Tôi hoàn toàn đồng ý với anh là người ta có ý kiến như thế và tôi cũng từng nghe nhiều lần nghe người ta phát biểu ý kiến tương tự như thế.
Nhưng [khi] phân tích tình hình một cách chuyên nghiệp thì tôi nghĩ là chủ trương của Nga nó rõ ràng hơn. Nga muốn duy trì hòa bình và giải quyết vấn đề trên cơ sở pháp luật.
Về mặt tâm lý thì dễ hiểu [chuyện thích] dựa vào Mỹ, nhưng về mặt khác thì được gì.
Quyền lợi của Mỹ là không được cho phép Trung Quốc quá mạnh trong vùng này [châu Á Thái Bình Dương]. Nghĩa là đấy là trò chơi địa chính trị giữa hai cường quốc, chơi nhau theo [kiểu] zero sum game, ai được cái gì và ai mất cái gì.

Việt Nam trong hoàn cảnh này chỉ đóng vai trò như là con tốt. Mỹ chỉ bảo vệ quyền lợi của Mỹ chứ không bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đâu.

image

Điều Việt Nam cần làm ngay bây giờ
Chúng tôi vẫn sống
Chuyện cẩu tặc và …đại gia tặc!
Người bán sách trên bãi biển Nha Trang
30 Tháng Tư: Hòa bình và hòa giải Dân Tộc
Khuyết tật không phải là giới hạn
Ai là kẻ thù của Việt Nam?
Tháng Tư mãi là nỗi buồn!
Cái chết của những chiếc tàu ngầm
Có cần phi cơ chiến đấu hiện đại?
VTC có 'lỗi nghiệp vụ' ở phóng sự hút shisha
Chất thôn dã Việt trên đất Mỹ
Gian lận để hưởng trợ cấp
Có thật là người Pháp làm ít chơi nhiều?
Xu thế ghét Trung Cộng
Những phi công tự tử trong lịch sử hàng không
50 năm nhìn lại Phong Trào Du Ca Việt Nam
Suy nghĩ của giới trẻ trong nước về Việt Nam Cộng ...
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được trao giải Tự Do Ngô...
Bốn cách đơn giản để gây dựng lòng tin
Hà Nội như bị vặt lông
Cưỡi Ngọn Sấm _ Ride The Thunder
Ðàn ông Việt Nam và con lợn
Mục tiêu của phê bình
Di dời giáo xứ Đông Yên, nỗi lòng kẻ ở người đi
Ở nơi sâu nhất địa cầu
Đồng hồ thông minh Apple Watch
Bệnh & Hỏi đáp y khoa
Công an Việt Nam và quyền bắt người
Ngắm hoa anh đào ở 10 nơi trên thế giới
Ai Cập huyền bí
Nguyễn Tấn Dũng quá bẽ bàng tại thủ đô Canberra
Nghỉ hưu làm gì
Chuyện trào phúng: chủ nghĩa xã hội ưu Việt
Người Việt về thăm quê hương chú ý!
Thân gởi các em dư luận viên (DLV)
Câu chuyện về gia đình cố Đại tá Hồ Ngọc Cẩn
Vì sao chúng ta lại ngoáy mũi?
Người con gái Việt Nam trên đại lộ Ayutthaya
Người Tị Nạn và Việt Kiều

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.