Wednesday, April 8, 2015

30 Tháng Tư: Hòa bình và hòa giải Dân Tộc

image
LS Steven Dieu hiện làm việc trong văn phòng Biện Lý của  Quận Harris County. Ông thường góp mặt trên đài truyền hình Việt ngữ trong các buổi hội thọai liên quan về các đề tài Chính trị hoặc Sinh họat trong Cộng Đồng NVQG  Houston .

30 tháng 4 hàng năm, một ngày như mọi ngày.  Nhưng với những người Việt tị nạn Cộng Sản, nó là một ngày lịch sử và gợi lên một tâm trạng khó quên.  Tháng Tư về, người Việt, trong và ngoài nước, nếu không vô cảm đều khó tránh việc ôn lại quá khứ và chia xẻ ưu tư về tương lai của đất nước và dân tộc Việt  Nam .

image
Tôi thuộc mẫu người hay suy tư, nghĩ ngợi và viết trong thanh tịnh của màn đêm.  Suốt hai đêm qua, ngồi một mình uể oải trước máy computer.  Tâm tư trầm lắng.  Tối nay, ngoài trời lại vừa đổ mưa.  Trong đêm khuya thanh vắng, tôi ngồi nghe tiếng mưa rơi rào rạt trên nóc nhà và chảy xuống từ máng xối.  Ngả lưng vào ghế, đôi mắt nhìn đăm đăm vào mặt đồng hồ trên tường, miên man trầm tưởng, tôi cảm thấy buồn rười rượi.  Không hay đã gần hai giờ khuya rồi!  Mãi đeo đuổi một ý nghĩ: ngót bốn mươi năm xa vời vợi! Trong nửa đêm khuya, còn tôi thì đang ở nửa khoảng của đời người.  Hai đêm nay, trong bâng khuâng, tôi bắt đầu góp nhặt lại một chuỗi dĩ vãng nằm rời rạc và ngổn ngang trong ký ức, để đi tìm một điều gì đó mà chính tôi cũng không biết.  Ngước mắt lên trần nhà, tâm hồn tôi trôi lang thang không mục đích, như con thuyền trôi dạt trên biển cả không bờ bến…

Tôi sinh ra và lớn lên trong thời chiến lẫn thời bình. Như một động cơ vô hình, chiến tranh và hòa bình thúc đẩy tôi phải lớn lên một cách vội vã.  Chiến tranh Việt  Nam  đã kết thúc được 40 năm, và những tàn tích của cuộc chiến cũng dần dần biến mất theo thời gian.  Tuy nhiên, những ký ức đau thương của thời hậu chiến, cấu tạo bởi xương máu, nước mắt và sinh mạng thì không thể nào xoá bỏ được khỏi não trạng của tôi cũng như hàng triệu người Việt tị nạn Cộng Sản.

image
Tôi bước chân lên đất Hoa Kỳ vào một mùa Đông giá lạnh rét buốt.  Người tôi bỡ ngỡ, lòng tôi xôn xao một niềm vui trong hoang mang vô định và một nỗi buồn khó tả.  Sau nhiều ngày tháng trong trại tị nạn, trước mắt tôi bây giờ là một thế giới hoàn toàn xa lạ.  Lúc đó, tôi ngẫm nghĩ, không hiểu tại sao mình còn sống bình yên được đến ngày hôm nay.  Tôi tự nhủ với mình là phải quên đi quá khứ, chú tâm học hành và xây dựng tương lai.

Những năm đầu trên xứ Mỹ, tôi không đi tìm dĩ vãng, nhưng dĩ vãng đau buồn vẫn cứ lẩn quẩn bên tôi, như bóng với hình.  Khi màn đêm sụp xuống và ánh đèn vàng bật lên, “bóng” lại về với tôi.  Tôi mới hiểu là không cách nào tách rời nó được.  Vứt bỏ nó tức là vứt bỏ tôi! Bởi vì, tôi là nhân chứng, là thuyền nhân trên con tàu dĩ vãng.  Nhiều đêm, ký ức tự nó xoay mình, tôi trở thành cái “bóng”, và “bóng” lôi cuốn tôi vào cơn ác mộng.

image
Đời người tị nạn phần nhiều là buồn và khổ.  Trên nỗi buồn tha hương lại chồng chất thêm nhiều kỷ niệm đau khổ trong cuộc sống trên xứ người.  Một mùa đông lạnh buốt đi qua, lại thêm nhiều mùa đông rét buốt tiếp đến. Ngày nọ rồi tới ngày kia, ký ức đau buồn dần dần cũng phai nhạt theo bụi thời gian.  Tôi cứ nghĩ mình đã quên dĩ vãng từ lâu, nhưng rồi bất chợt, 30 tháng Tư về, quá khứ đau thương cũng đua nhau ùa về, như vừa mới xảy ra ngày hôm qua. Tim tôi quặn thắt lại.  Cho dù sau 40 năm, thỉnh thoảng dĩ vãng len lỏi vào giấc ngủ, trong yên lặng của màn đêm, khóe mắt tôi, bỗng dưng thoáng nồng cay. Đây không phải là giọt nước mắt của đau thương, lại càng không phải là nước mắt của hận thù.

Tại sao ta không bỏ nước ra đi trong thời chiến tranh, mà lại trốn chạy trong thời hòa bình, thống nhất?  Có người hỏi.

Tôi không phải là nạn nhân của chiến tranh.  Tôi, cũng như hàng triệu người dân miền  Nam , là nạn nhân của một chế độ độc tài.  Là nạn nhân của những chính sách hà khắc, đầy hận thù, băng hoại đạo đức, và tàn nhẫn vô nhân đạo dưới ách thống trị của đảng Cộng Sản Việt  Nam .

image
Như một cơn gió lốc, sự kết thúc bất ngờ của cuộc chiến, chẳng những không hàn gắn lại được vết thương “huynh đệ tương tàn”, mà còn tạo ra thêm những bi kịch đau thương trong thời hậu chiến.  Hòa bình và thống nhất, trong bối cảnh miền Nam Việt  Nam , còn tồi tệ hơn thời chiến tranh.  40 năm đã qua, những vết thương vẫn còn đó. Về phương diện tâm thần, dấu tích đau buồn của thời hòa bình không chỉ ở một mà tới hai hay ba thế hệ.  Trong hòa bình và thống nhất, nhà cầm quyền Cộng sản đã xoá đi sinh mạng của trên 1 triệu người, đưa đến thảm cảnh hàng triệu gia đình ly tán, hàng trăm ngàn trẻ em mồ côi cha lẫn mẹ, và hàng trăm ngàn nạn nhân chôn xác giữa biển Đông.

Nạn nhân của biển Đông?  Họ là những người mất nước, mất luôn cả tên tuổi và lý lịch.  Thế giới đã đặt cho họ tên ‘Boat People’ (ThuyềnNhân)!  

Nghĩa trang là nơi chúng ta chôn cất người ‘đã chết’, là “nơi an nghỉ” cuối cùng.   Nhưng.., “Thuyền Nhân” Việt Nam đã biến Biển Đông thành nghĩa trang, một nghĩa trang “chôn sống” hàng trăm ngàn thuyền nhân vô tội, một nơi “an nghỉ” lớn nhất trên thế giới cho những Thuyền Nhân không đến được bờ đất tự do.  Một sự kiện lịch sử cho cả thế giới, mà chế độ Cộng Sản Việt  Nam  tránh né, không nhận trách nhiệm.

image
Chúng ta đã đạt được gì? Dân tộc Việt  Nam  cho đến nay vẫn không có tự do và dân chủ!  Giai cấp “tư bản” vẫn còn đó!  Tư bản của chế độ Việt Nam Cộng Hoà được thay thế bằng giai cấp “tư bản đỏ”, mà những “đại gia” chính là đảng viên quan tham già nua của Đảng Cộng sản!  Người dân “bần cố nông” vẫn còn đó!  Đất nước Việt  Nam  vẫn nghèo nàn, dân trí vẫn thấp kém.  Người dân vẫn bị áp bức và bóc lột, tham nhũng lan tràn khắp nơi trong nước, tệ hại hơn gấp trăm lần so với chế độ Việt Nam Cộng Hoà trước đây.  Đất nước thống nhất, dân tộc Việt bị xiết chặt bởi cái “gọng kềm” của chế độ độc tài Cộng sản.  Chế độ Cộng sản đã mất đi cái “chánh nghĩa” mà bọn chúng đã cố ngụy tạo khi xâm chiếm miền  Nam .

Từ thập niên 2000, một xu hướng kêu gọi người Việt hải ngoại nên “khép lại quá khứ” và “hòa hợp, hòa giải dân tộc”.  Trước đó, đã có một khẩu hiệu tương tự: “xoá bỏ hận thù, hướng đến tương lai”. Tư tưởng nầy xuất sứ từ trong nước, trở thành một chánh sách của đảng Cộng sản và nhà nước Việt  Nam , và năm 2004, trở thành Nghị Quyết 36.

image
Trong khi đảng Cộng sản kêu gọi “Việt kiều” hãy “xoá bỏ hận thù”, thì chính họ lại bóp méo và phô trương quá khứ.  Trong suốt 40 năm qua, nhà cầm quyền Cộng sản thống trị với một “chánh sách nhồi sọ”.  Họ bắt buộc người dân phải ăn mừng cuộc chiến thắng chống Mỹ cứu nước, tôn sùng bác Hồ vĩ đại, ca ngợi sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, liên tục không ngừng nghỉ: từ tiểu học đến đại học, trong những buổi tối “học tập chính trị” tại phường khóm, trong các buổi biểu diễn văn nghệ, trong các cuộc triển lãm, trong nghệ thuật phim ảnh, và trong ngành truyền thông báo chí.  Thậm chí, những bài hát ca tụng Hồ Chí Minh, vinh danh Đảng được hát đi hát lại mỗi ngày qua những cái loa phóng thanh đặt tại những góc đường, những vở kịch, những cuốn phim về lịch sử chống Mỹ cứu nước cũng được chiếu đi chiếu lại hàng tuần.

image
Vâng, chúng ta có thể khép lại quá khứ đau thương, nhưng không có nghĩa là quên nó đi.  Nhớ đến quá khứ đau thương không phải để nuôi dưỡng hận thù, mà để tránh lặp lại những sai lầm đã xảy ra, và cũng để nhận thức được nguồn gốc của mình: “người Việt tị nạn Cộng Sản”.  Nếu chúng ta quên đi quá khứ thì chẳng khác gì quên đi sự hy sinh của những Quân, Dân, Cán, Chính và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, của cha mẹ, của người thân, và của anh em đồng đội.  Quá khứ là một phần của cuộc đời, là nền tảng tạo thành ngày hôm nay.  Có quá khứ thì mới có ngày hôm nay.  Cho nên, dù dĩ vãng đầy đau thương thì cũng phải biết quý trọng nó, vì đó là một phần trong cuộc sống của mỗi người mà không ai có thể chối bỏ và thay đổi được.

Chủ nghĩa Cộng sản đã sụp đổ trên 25 năm.  Ngay cả tầng lớp đảng viên già nua, và đảng viên lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nhà nước Việt  Nam  cũng đã vứt bỏ lý tưởng Cộng sản từ lâu. Nhưng bề ngoài, họ phải bám vào nó, như bám vào một thây ma, để tồn tại, bảo vệ nó để biện minh cho quyền lực và sự thống trị của họ.  Những hành động: chuyển tài sản, cho con cháu du học, đi trị bệnh, đầu tư ở những nước tự do đã cho chúng ta thấy rõ điều này.

image
Nhìn lại quá khứ, chúng ta ngẫm nghĩ đến tương lai.  Có một kế hoạch hoặc đường lối nào sớm đem lại dân chủ và tự do cho đất nước và người dân Việt  Nam ?  Kế hoạch? Tôi không có! Nhưng, tôi biết việc gì chúng ta không nên làm.  Bởi vì, nếu làm sẽ có ảnh hưởng tai hại đến những người đang tranh đấu và hy sinh cho một xã hội Việt  Nam  tự do và dân chủ.
Tôi không thể chấp nhận hòa hợp hòa giải dân tộc một cách mù quáng.  Một chánh sách dựa hoàn toàn trên nền tảng của sự ảo tưởng (mirage) và lừa bịp. Khuyến khích hoặc hô hào cho hòa hợp hòa giải dân tộc là điều mà chúng ta không nên làm.

Tôi chưa bao giờ có hận thù với đồng bào tôi, nên không đặt “hòa giải, hòa hợp” với đồng bào thành vấn đề.  Nếu ai có hận thù, có nợ máu với dân tộc, thì hoà giải với dân tộc là điều cần phải làm.  Tôi và đồng bào Việt  Nam đều là nạn nhân của chế độ Cộng sản.  Tôi may mắn không còn là nạn nhân của chế độ, và trở thành người “tị nạn”.  Ngày nào còn chế độ Cộng sản, ngày đó tôi vẫn còn “tị nạn”.  Ngược lại, hàng chục triệu đồng bào Việt  Nam vẫn còn là nạn nhân của chế độ.

Hòa giải ở đây là hoà giải giữa nhà nước Cộng sản và dân tộc Việt  Nam , không phải chỉ với người Việt hải ngoại.  Hay nói rõ hơn là hoà giải giữa tập đoàn thống trị độc tài Cộng sản với đồng bào bị trị, bị Cộng sản trả thù, đàn áp, bịt miệng, tù đày, giết hại, bóc lột, và cướp của.

image
Nếu nhà cầm quyền Cộng sản thật sự muốn hòa giải với đồng bào, họ đã thực hiện từ ngày 30 tháng Tư năm 1975.  Trong 4 thập niên qua, họ vẫn chưa hòa giải với 90 triệu người Việt trong nước, thì tại sao họ lại quan tâm muốn hòa giải với 4 triệu người Việt hải ngoại, nếu không phải là để khai thác tài chánh và huy động “chất xám” của “Việt kiều” trong công cuộc đóng góp cho Đảng và Nhà nước?  Và tại sao có một số người Việt  và  nhiều đảng phái chính trị chống Cộng ở hải ngoại cũng hô hào hòa hợp hoà giải, nếu không phải là mưu đồ hay mưu lợi kinh tài cho cá nhân hay đảng phái của họ?

Trên nguyên tắc, ai đã gây hận thù thì nên hoà giải với nạn nhân của họ.  Làm sao bắt nạn nhân đến xin hòa giải với kẻ vẫn còn hành hạ mình?  Nếu nhà nước Cộng sản thật sự muốn hòa giải hận thù với dân tộc, thì họ chỉ cần hủy bỏ đảng Cộng sản, trả lại quyền tự do và nhân quyền cho đồng bào trong nước, trả tự do cho những người tù nhân lương tâm, những người bất đồng chính kiến: nạn nhân của chế độ.

Như một gã vũ phu trong gia đình.  Nếu hắn ngưng, không đánh đập, bạo hành với người thân trong gia đình, thì hạnh phúc và tình yêu sẽ tự động mở rộng bàn tay đón tiếp họ.  Những lời lẽ hứa hẹn, xin lỗi đầu môi cho qua thời gian sẽ không bao giờ hoà giải được bạo hành trong gia đình.  Ngược lại, càng hứa hẹn, càng xin lỗi giả dối, thì chỉ càng làm cho nạn nhân ngao ngán bản chất lừa bịp.  Chỉ có những hành động cụ thể mới có thể chứng minh được thiện chí.

image
Đúng vậy, thiện chí là yếu tố căn bản nhất trong việc hòa giải.  Hòa giải dân tộc không chỉ đơn thuần bằng lời nói và cách nói của nhà nước Cộng sản; họ phải thể hiện tinh thần hòa hợp hoà giải dân tộc qua hành động và sự thật tâm.  Khi nhà nước Cộng sản thật sự hoà giải với đồng bào trong nước, quá khứ đau thương của người Việt hải ngoại sẽ tự động hóa giải theo.  Người Việt trên toàn thế giới sẽ hoan nghênh đón mừng một Việt  Nam  mới, thật sự tự do và dân chủ.

Thiện chí?  Trong 4 thập niên vừa qua, nhà nước Cộng sản có thể gác bỏ hận thù và tích cực hợp tác với Hoa Kỳ, với Trung Cộng, hai kẻ thù xâm lấn đất nước, nhưng họ  không thể bắt tay với đồng bào Việt Nam?  Họ có thể tích cực giúp Hoa Kỳ tìm kiếm xác và hài cốt của người lính Hoa Kỳ, tưởng niệm những người lính Trung Cộng đã chết tại Việt Nam, nhưng họ đã làm gì cho những người lính Việt Nam đã nằm xuống, cho thương phế binh cả hai bên, cho những người đã chết trong những trại tù cải tạo, và trên biển Đông?  Chỉ riêng việc hoà giải với những người lính Việt Nam Cộng Hoà đã nằm xuống qua việc cho phép trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội miền Nam ở Biên Hòa, đi tìm kiếm và cải táng hài cốt những người đã chết trong các trại tù cải tạo, 40 năm vẫn còn nằm trong  thực trạng “ù lì”.

image
Thiện chí? Không lâu sau khi ký Nghị Quyết 36-NQ/TW, ngày 26 tháng 3, 2004, kêu gọi sự đóng góp của “Việt kiều” ở hải ngoại trong “công cuộc đổi mới và chánh sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước”. Đảng và nhà nước vào tháng 6 năm 2005 đã dùng áp lực kinh tế và giao thương yêu cầu chính quyền Malaysia và Indonesia đục bỏ hai tấm bia tưởng niệm những Thuyền Nhân đã bỏ mạng ngoài biển khơi (do người Việt hải ngoại dựng lên vào dịp 30-4-2005) tại Pulau Bidong và Galang. Mặt trước của Đài Tưởng Niệm viết:  “Để tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt bỏ mạng trên đường tìm tự do (1975-1996). Mặc dù họ đã chết vì đói khát, bị hãm hiếp, vì kiệt sức hay bất kỳ lý do nào khác, chúng ta nguyện cầu họ mãi mãi được bình an. Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên. Cộng đồng người Việt hải ngoại, 2005”.  Hai đài tưởng niệm tại Pulau Bidong và Galang đã bị đục bỏ.  Tấm bia tưởng niệm những thuyền nhân vô tội cũng không được thực hiện.

image
Chúng ta có thể dễ dàng đánh giá nhân phẩm và thiện chí của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt  Nam  qua cách họ đối xử với những người đã nằm xuống.

Tại sao với quá khứ đầy đau thương vẫn còn đó, những lời hứa hẹn giả dối, mị dân cho qua thời gian và những chánh sách vô nhân đạo, cũng như sự tiếp tục đày đọa, áp bức đồng bào vô tội của Đảng và nhà nước Cộng sản trong quá khứ và hiện tại, trên 60 năm dài, mà vẫn có người tin theo một cách mù quáng?

Gạt tôi một lần, thật xấu hổ cho anh; gạt tôi hai lần, tôi thật là xấu hổ! (Fool me once, shame on you; fool me twice, shame on me!)



Steven Dieu, 2015

*****

Apr 30, 2011
Sau ngày Cộng sản chiếm miền Nam 30/4/1975, khẩu hiệu “Chủ Nghĩa Mác Lê Bách Chiến Bách Thắng” đã được giăng khắp hang cùng ngõ hẻm. Khẩu hiệu trên cũng được các cán bộ cộng sản từ Bắc vào lên lớp giảng ...

May 01, 2011
Hình ảnh biến cố tại Sài Gòn ngày 30-4-1975. http://baomai.blogspot.com/. BaoMai. image. Một vài hình ảnh biến cố tại Sài Gòn ngày 30-4-1975. image. Posted by BaoMai Mai at 12:31 AM · Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to ...

Apr 30, 2014
Như vậy, thực tế sau ngày 30-4-1975, nếu là một “Chiến thắng thật”, tình hình Việt Nam phải khác, nghĩa là CSVN phải được Liên Xô và các nước “Xã Hội Chủ Nghĩa anh em” hỗ trợ tích cực, toàn diện và vô điều kiện để xây ...

Apr 30, 2012
Ngày 30-4-75, đối với họ, không hơn không kém một vết nhơ lịch sử cho cả dân tộc vì những tác hại không ngờ của nó: Sau ngày 30-4-75 người CSVN miền Bắc nhìn người miền Nam, nhân dân và quân đội, công, cán, ...

Apr 06, 2015
Theo những gì em nhớ trong đầu, hồi xưa, phần lịch sử họ dạy tất cả những ngày lễ trong năm như 30-4 hay 2-9…. Họ cho học sinh nghe lại vấn đề như: chính quyền miền Nam ngày xưa là chính quyền Mỹ ngụy, làm tay sai ...

May 12, 2014
Hằng năm biến cố 30-4-1975 thường được người Việt Quốc gia tưởng niệm như một ngày “Quốc hận”. Trong khi đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thường tổ chức kỷ niệm như một ngày “Đại thắng Mùa Xuân”.

Nov 26, 2013
Ông chiến hữu (bắc kỳ 9 nút) nằm cạnh tôi kể chuyện anh: “Bọn công an (bắc kỳ 2 nút) cùng người giúp việc nhà anh, là chị đã xin nghỉ việc vài ngày sau 30/4/1975, đạp cửa bước vào và lớn tiếng hỏi anh: “lương lính, quân ...

Apr 23, 2011
Một vài hình ảnh xẩy ra ngày 30-4-1975 tại dinh Độc Lập: image. http://www.youtube.com/watch?v=L7J2mJp1pkY. Sài gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời. Sài gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời. Giờ còn đây, những kỷ ...

May 01, 2012
Cả một hạm đội gồm 50 chiến hạm được huy động từ nhiều tháng trước ngày 30-4-1975. image. Đầu tháng 3 năm 1975, khu trục hạm USS Kirk được lệnh nhổ neo từ căn cứ San Diego , để đi hộ tống hàng không mẫu hạm ...

Oct 04, 2014

Nếu không có công điện của Đại tướng Minh, 30/4/1975 có phải là ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà và câu chuyện người Mỹ di tản sẽ có khác? Vì Đại sứ Martin đã rất bướng bỉnh, không vội lên kế hoạch di tản bất ...

image

Khuyết tật không phải là giới hạn
Ai là kẻ thù của Việt Nam?
Tháng Tư mãi là nỗi buồn!
Cái chết của những chiếc tàu ngầm
Có cần phi cơ chiến đấu hiện đại?
VTC có 'lỗi nghiệp vụ' ở phóng sự hút shisha
Chất thôn dã Việt trên đất Mỹ
Gian lận để hưởng trợ cấp
Có thật là người Pháp làm ít chơi nhiều?
Xu thế ghét Trung Cộng
Những phi công tự tử trong lịch sử hàng không
50 năm nhìn lại Phong Trào Du Ca Việt Nam
Suy nghĩ của giới trẻ trong nước về Việt Nam Cộng ...
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được trao giải Tự Do Ngô...
Bốn cách đơn giản để gây dựng lòng tin
Hà Nội như bị vặt lông
Cưỡi Ngọn Sấm _ Ride The Thunder
Ðàn ông Việt Nam và con lợn
Mục tiêu của phê bình
Di dời giáo xứ Đông Yên, nỗi lòng kẻ ở người đi
Ở nơi sâu nhất địa cầu
Đồng hồ thông minh Apple Watch
Bệnh & Hỏi đáp y khoa
Công an Việt Nam và quyền bắt người
Ngắm hoa anh đào ở 10 nơi trên thế giới
Ai Cập huyền bí
Nguyễn Tấn Dũng quá bẽ bàng tại thủ đô Canberra
Nghỉ hưu làm gì
Chuyện trào phúng: chủ nghĩa xã hội ưu Việt
Người Việt về thăm quê hương chú ý!
Thân gởi các em dư luận viên (DLV)
Câu chuyện về gia đình cố Đại tá Hồ Ngọc Cẩn
Vì sao chúng ta lại ngoáy mũi?
Người con gái Việt Nam trên đại lộ Ayutthaya
Người Tị Nạn và Việt Kiều
8 điều về thiên nhiên kỳ bí
Có chăng món ăn kích dục
Những tranh cãi quanh vụ “Qua Mỹ du lịch sanh con”...
Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi
Nga giúp TC trở thành 'Vua Biển Đông'?

1 comment:

  1. Hoà giải cái gì ? " Đừng có nghe nhửng gì cộng sản nói mà hảy nhìn nhửng gì cộng sản làm "

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.