Tuesday, April 7, 2015

Có cần phi cơ chiến đấu hiện đại?

http://baomai.blogspot.com/
Trước thềm triển lãm hàng không ở Farnborough, Anh quốc, năm 2014, nhiều sự chú ý đã đổ dồn về phía chiếc Lockheed Martin F-35 Lightning II.
Mẫu chiến đấu cơ, vốn sắp được những lực lượng không quân hùng mạnh nhất đưa vào sử dụng, lẽ ra đã là ngôi sao của cuộc triển lãm.
Thế nhưng cuối cùng, một trong những chiếc máy bay trị giá 100 triệu đôla này đã bị cháy động cơ, khiến cả phi đội phải hủy lễ ra mắt.
Tuy nhiên một chiếc phi cơ khác, vốn chỉ tốn 2 năm để thiết kế, chế tạo và bay thử, đã tới Farnborough an toàn.

image
Chiếc Scorpion của Textron, trị giá 20 triệu đô, không hẳn là một món hàng rẻ đối với đại đa số chúng ta, nhưng chỉ bằng 1/5 giá một chiếc F-35.
Chủ tịch Textron AirLand, ông Bill Anderson, nói hầu hết nỗ lực thiết kế và sáng chế trong nhiều thập niên qua chỉ tập trung vào các mẫu máy bay đắt tiền, tinh vi.

image
Từ những chiếc F-35 đến F-22, Chiếc Eurofighter Typhoon hay Boeing F/A-18, tất cả các mẫu thiết kế đều đặt chất lượng lên trên giá cả.

Tuy nhiên trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, chi phí trở thành một trong những vấn đề mà ngay cả các nước phương tây giàu có nhất cũng không thể làm ngơ.

image
Chiếc Scorpion chỉ tốn 2 năm để thiết kế và sản xuất

Tiết kiệm ngân sách

Textron không phải là hãng duy nhất muốn xây dựng công nghệ giá rẻ. Chiếc JF-17 của Trung Cộng, hiện đang được hợp tác sản xuất với Pakistan, được cho là cũng chỉ tốn khoảng 20 triệu đôla.
Chiếc Yak-130 của Nga, được sử dụng cho các nhiệm vụ từ chiến đấu, trinh sát cho đến huấn luyện, là một ví dụ khác.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà sản xuất muốn theo đuổi các mẫu máy bay rẻ.

image
Chiếc MiG 21, được sản xuất từ những năm 50, vẫn đang rất thịnh hành.
Việc những quốc gia như Trung Cộng tiếp tục đặt hàng phiên bản nâng cấp của loại máy bay này cho thấy nó vẫn được các không quân, vốn hoạt động bằng ngân sách hạn chế, ưa chuộng.

image
Hoa Kỳ cũng từng có những thiết kế như vậy, như chiếc F-5 Freedom Fighter, vốn đã phục vụ trong không quân hơn 30 năm.
Chiếc Scorpion, với vận tốc cao nhất ở 520 dặm/giờ, nhắm tới ba loại khách hàng chính.
Loại thứ nhất là các không quân muốn sở hữu máy bay nhỏ có khả năng thực hiện các vụ không kích cũng như làm nhiệm vụ trinh thám, hoặc muốn thay thế các máy bay cũ.

Loại thứ hai là những nước đã sở hữu hoặc đang sản xuất các máy bay cao cấp, nhưng cũng muốn sở hữu một lượng lớn các máy bay giá rẻ.

Loại thứ ba là các cường quốc quân sự cần máy bay hiện đại để thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, trong môi trường ít rủi ro hơn.

Thế nhưng làm sao để tạo ra những chiếc máy bay giá rẻ?

Textron đã liên hệ với nhà cung cấp và sử dụng các thiết bị đã và đang nằm trong dây chuyền sản xuất, thay vì làm mới hoàn toàn.

image
Quy mô đội ngũ thiết kế cũng rất nhỏ để giúp Anderson và Dale Tutt, trưởng nhóm thiết kế máy bay Scorpion, có thể đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng.
"Sau khi đã lên mẫu thiết kế, chúng tôi ra yêu cầu cho cả đội và không buộc họ phải tuân theo các yêu cầu quá chi tiết," Tutt nói.

"Chúng tôi không đầu tư thời gian vào việc thiết động cơ mới hay ghế thoát hiểm. Chúng tôi chỉ tập trung vào việc lắp ráp những bộ phận đó lại với nhau và đưa máy bay vào hoạt động".

image
Máy bay Yak-130

Nhiệm vụ tuần tra

Textron cũng có lợi thế là không phải làm theo yêu cầu của một quốc gia hay không quân cụ thể nào.
Điều này đồng nghĩa với việc đội thiết kế có thể thay đổi mẫu mã nếu họ cho rằng điều này có lợi cho dự án.
"Một ví dụ là Martin Baker, nhà làm ghế thoát hiểm của Anh," ông Anderson nói.
"Họ đã gửi một nhóm kỹ sư đến nhìn vào thiết kế buồng lái của chúng tôi và nói 'Nó sẽ không vừa với ghế của chúng tôi. Chúng tôi sẽ phải tốn vài triệu đôla và 18 tháng nữa để thiết kế lại tất cả. Nhưng nếu quý vị có thể làm tăng chiều dài ra 3 inch và chiều rộng 2 inch, vấn đề này sẽ được xử lý".
"Và chúng tôi đã làm theo yêu cầu này".

image
Chiếc Scorpion không phải là một chiến đấu cơ lợi hại trên chiến trường. Tuy nhiên nó có thể cung cấp những video góc rộng về cho chỉ huy dưới mặt đất, giống như các máy bay không người lái ở Afghanistan.
Textron hiện đang muốn cung cấp 350 máy bay huấn luyện cho không quân Mỹ.
"Ngay cả ở những nước giàu có nhất, mọi người đều đồng ý rằng chúng ta phải đề cao yếu tố kinh tế hơn," Anderson nhấn mạnh.

"Tất nhiên là chúng ta cần những phi cơ chiến đấu hiện đại, nhưng phi công vẫn cần được bay, và số máy bay hiện nay sẽ không đủ để giúp các phi công có đủ sự luyện tập."

"Tôi nghĩ rằng hầu hết các nước sẽ nhận ra rằng không phải lúc nào cũng cần đến máy bay hiện đại".



Angus Batey

image

VTC có 'lỗi nghiệp vụ' ở phóng sự hút shisha
Chất thôn dã Việt trên đất Mỹ
Gian lận để hưởng trợ cấp
Có thật là người Pháp làm ít chơi nhiều?
Xu thế ghét Trung Cộng
Những phi công tự tử trong lịch sử hàng không
50 năm nhìn lại Phong Trào Du Ca Việt Nam
Suy nghĩ của giới trẻ trong nước về Việt Nam Cộng ...
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được trao giải Tự Do Ngô...
Bốn cách đơn giản để gây dựng lòng tin
Hà Nội như bị vặt lông
Cưỡi Ngọn Sấm _ Ride The Thunder
Ðàn ông Việt Nam và con lợn
Mục tiêu của phê bình
Di dời giáo xứ Đông Yên, nỗi lòng kẻ ở người đi
Ở nơi sâu nhất địa cầu
Đồng hồ thông minh Apple Watch
Bệnh & Hỏi đáp y khoa
Công an Việt Nam và quyền bắt người
Ngắm hoa anh đào ở 10 nơi trên thế giới
Ai Cập huyền bí
Nguyễn Tấn Dũng quá bẽ bàng tại thủ đô Canberra
Nghỉ hưu làm gì
Chuyện trào phúng: chủ nghĩa xã hội ưu Việt
Người Việt về thăm quê hương chú ý!
Thân gởi các em dư luận viên (DLV)
Câu chuyện về gia đình cố Đại tá Hồ Ngọc Cẩn
Vì sao chúng ta lại ngoáy mũi?
Người con gái Việt Nam trên đại lộ Ayutthaya
Người Tị Nạn và Việt Kiều
8 điều về thiên nhiên kỳ bí
Có chăng món ăn kích dục
Những tranh cãi quanh vụ “Qua Mỹ du lịch sanh con”...
Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi
Nga giúp TC trở thành 'Vua Biển Đông'?
Nhìn mặt đoán tính cách như thế nào?
Gandhi vẫn còn là người hùng của Ấn Độ?
Những người chiến thắng tuổi già
Anh thợ sửa xe đạp và giấc mơ Mỹ
15 câu nói đáng nhớ của TT Ronald Reagan

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.