Tuesday, April 21, 2015

Thuốc giả đề ra thách thức toàn cầu

image
Liberia tìm cách giải quyết vấn đề thuốc giả
Các loại thuốc chất lượng xấu – trong đó có thuốc giả và thuốc với liều lượng không chính xác – là “mối đe dọa thực sự và cấp bách” đối với sức khỏe của công chúng, theo một tập hợp 17 báo cáo nghiên cứu phổ biến trên một tạp chí y khoa nổi tiếng.

image
Những thứ gọi là “thuốc giả” gồm thuốc đã quá hạn sử dụng, những loại thuốc bị khuyết điểm lúc sản xuất và những loại thuốc viên cố ý làm giả để trông như thật.

image
Chuyên gia y tế công cộng Guarvike Nayyar làm việc cho tổ chức USP, tức Hội Dược phẩm Hoa Kỳ, chuyên về tiêu chuẩn thuốc men, nói: “Chúng tôi biết đây là một cơn dịch xảy ra trên một khu vực rất rộng.”

Ông Nayyar là đồng chủ biên của một báo cáo đặc biệt về thuốc giả của Tạp chí Mỹ về Y học và Vệ sinh Nhiệt đới.

Báo cáo tập hợp 17 báo cáo nghiên cứu nêu bật vấn đề vừa kể. Trong một báo cáo, một cuộc phân tích kéo dài 1 năm về những mẫu thuốc phát hiện rằng khoảng 11% thuốc men ở châu Phi và 3,5% ở châu Á là thuốc giả hoặc dưới tiêu chuẩn.

image
Thuốc giả, đôi khi khó mà phân biệt với thuốc thật, được đề cập đến rất nhiều, nhưng nếu có vấn đề về thuốc, thì có phần chắc là thuốc không có đủ liều lượng về thành phần hoạt chất ghi trong toa thuốc.

Bà Patricia Tabernero của trường Đại học Oxford đã nghiên cứu phẩm chất của các loại thuốc chống sốt rét ở Lào. Bà và các đồng sự nhận thấy không có thuốc giả, và đó là một bước tiến bộ lớn so với cuộc nghiên cứu thực hiện 10 năm trước đây. Nhưng họ đã nhận thấy rất nhiều thuốc dưới tiêu chuẩn.

image
Bà nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo: “Người bệnh vẫn bị phơi bày trước những loại thuốc bào chế xấu hay không công hiệu, như chloroquine, bởi vì 25% các mẫu thuốc, hoặc chứa các phân lượng thấp hơn hay cao hơn.”

Đó là một vấn đề đặc thù với các loại thuốc sốt rét bởi vì cho người bệnh uống ít hơn liều lượng nhiều khi có thể thúc đẩy các hình thức kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét.

Nhiều nhà khoa học nói cần phải có những cách thức tốt hơn để thử nghiệm công hiệu thuốc ở hiện trường. Và ông Amir Attaran của trường Đại học Ottawa nói điều thiết yếu là có một khung pháp lý tốt hơn. Ông cũng nêu ra đó là cách thức thế giới đối phó với những vấn đề như thế này, là loại vấn đề vượt qua ranh giới quốc tế.

image

Ông nói, “Đã có một hiệp ước quốc tế chống tiền giả từ năm 1929. Nếu chúng ta nghiêm túc về việc giải quyết vấn đề về thuốc men, chúng ta cần phải đi tới điểm giống như năm 1929 đã làm với tiền tệ.

image

Ở cuối hai con đường
30/4 Quê hương xa mờ dần
Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm họa mất nước...
Chuyện tù cải tạo: vay và trả
Thu hồi đất ở Long An: Dân nổi lửa, tạt acid vào l...
Dân đổ cá chết ra đường, buộc chính quyền phải đối...
10 nước hạn chế truyền thông nhiều nhất
Khi chất xám tháo chạy khỏi Bắc Kinh
TC sở hữu những gì trên thế giới?
Nguyễn Tấn Dũng phải lùi bước
Dũng Phi Hổ
Những phát ngôn nổi tiếng của giáo sư Trịnh Cường ...
Sứ vụ của người trẻ
Tháng Tư từ hai góc nhìn
Vòng vây thế tục
Đỉnh cao của sự sợ hãi
Thống kê Thế Giới về Việt Nam
Chế độ cộng sản VN sụp đổ, người Việt mới có hòa h...
TC bỏ tù phóng viên vì 'tiết lộ bí mật'
Lục Bình trên dòng Kinh đen
Cái giá của ngày 30/4
Hậu duệ các thương gia Ba Tư ở Trung Cộng
Phim Going Clear của Alex Gibney
Nhận diện đao phủ bức tử Việt Nam
Cô Tám kể chuyện Nails
Những lời chân tình cho quê hương Việt Nam
Giấc mơ 40 năm chưa thành
Làm gì để hóa giải hận thù ngày 30/04?
Sau 40 năm, Việt Nam còn mấy phần cộng sản?
Bí quyết làm nhiều việc mà không tốn sức
Hòa giải, giấc mơ 40 năm của dân tộc
Mẹo phát hiện trò 'tẩy não'
Bài chửi mất Nước.. của Mẹ Việt Nam
Dưới bề mặt Trái đất: Sự sống có tồn tại nơi đây?
Con tàu Việt Nam Thương tín
Cuộc chiến tiền tệ
Rùa làm gì khi bị lật ngửa?
VNCH hay VNDCCH 'cũng đều là Việt Nam'
Sự ra đời của "plastic điện tử"
Người Việt thích nổ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.