Tuesday, April 21, 2015

10 nước hạn chế truyền thông nhiều nhất

image
Màn hình hiển thị thông báo của công an mạng Trung Cộng về việc sử dụng internet tại một quán cà phê internet ở Bắc Kinh. 642 triệu người sử dụng internet ở Trung Cộng đối mặt với tường lửa, thường được gọi là “Vạn lý Hoả thành”.

Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) công bố danh sách 10 nước hạn chế truyền thông nhiều nhất. Theo tường thuật của thông tín viên Daniela Schrier của đài VOA tại New York, Eritrea và Bắc Triều Tiên dẫn đầu danh sách những nước sách nhiễu và cầm tù ký giả, và kiểm duyệt internet để tìm cách làm im tiếng các nhà báo.
Bị bỏ tù là những gì xảy ra cho các nhà báo tại 10 nước nằm trong danh sách Uỷ ban Bảo vệ Ký giả công bố ngày hôm nay.

image
Trung Cộng là nước giam cầm ký giả nhiều nhất thế giới, với 44 nhà báo đang lâm cảnh lao lung. Trong khi đó, Iran thường xuyên thực hiện những chiến dịch bắt bớ hàng loạt để bóp nghẹt tiếng nói bất đồng hoặc ép buộc các nhà báo độc lập phải bỏ nước ra đi.

Với 200 ký giả trên thế giới bị giam cầm trong năm nay, ông Courtney Radsch của Uỷ ban Bảo vệ Ký giả nói rằng năm nay là năm nguy hiểm cho những người hành nghề báo chí.
"Ba năm vừa qua là những năm nguy hiểm nhất đối với các nhà báo, với số người cầm bút bị giết hại, bị cầm tù lên tới mức cao kỷ lục. Theo các số liệu của chúng tôi, hơn 400 nhà báo đã bị buộc phải đi lưu vong trong 5 năm qua."

Kiểm duyệt internet là một khí giới chính mà chính quyền sử dụng để bóp nghẹt những tiếng nói phê phán. Tại Bắc Triều Tiên, chỉ có những người thuộc thành phần có quyền thế mới có thể truy cập internet, và tại Cuba, các blogger phải tải lên từ các sứ quán nước ngoài hoặc các khách sạn để có được sự nối kết không bị sàng lọc.

image
642 triệu người sử dụng internet ở Trung Cộng đối mặt với tường lửa, thường được gọi là “Vạn lý Hoả thành”.
"Kiểm duyệt là một công cụ rất mạnh để hạn chế dòng chảy thông tin. Để né tránh kiểm duyệt quí vị thường phải có những xảo năng kỹ thuật tối tân, phải biết dùng những công cụ nào và những kỹ thuật nào và phải biết cách để giữ an toàn cho những người cung cấp tin tức."

Phong trào Mùa Xuân Ả Rập đã dẫn tới những vụ đàn áp ở Eritrea, nơi chính phủ đã huỷ bỏ những kế hoạch để cung cấp internet di động cho người dân. Từ khi phong trào này bùng phát, Ả rập Xê út đã sửa đổi luật báo chí để ngăn cấm việc ấn hành hoặc đang tải những bái viết mâu thuẫn với luật Hồi giáo hoặc gây phương hại cho trật tự công cộng.

image
Truyền thông nhà nước thường là nguồn thông tin duy nhất tại 10 nước nằm trong danh sách của CJP. Ông Radsch cho biết việc công bố danh sách có mục đích làm cho giới truyền thông và người dân của những nước này biết được là thế giới đang theo dõi và quan tâm.
Bên cạnh Trung Cộng, Eritrea, Bắc Triều Tiên, Ả rập Xê út và Iran, danh sách 10 nước hạn chế truyền thông nhiều nhất thế giới của CPJ còn có Ethiopia, Azerbaijan, Việt Nam, Myanmar và Cuba.

*****

Feb 27, 2015
Tuy nhiên các cá nhân, có thể gây khó khăn hơn cho các tay tin tặc, và thậm chí những người không chuyên môn sử dụng Internet cũng có thể ngăn chận nhiều vụ tấn công mạng với tập quán đơn giản mà ông Vinton Cerf, ...

Jan 19, 2015
Trong bài phát biểu hôm thứ Hai, tại Ủy ban Thương mại Liên bang ở Washington, ông Obama cho biết những vụ xâm nhập dữ liệu đề ra mối đe dọa trực tiếp cho người tiêu dùng Mỹ.”Internet thực sự vô cùng lợi hại.”.

Mar 12, 2013
Phúc trình của RSF viết: "31 người sử dụng internet hiện đang bị cầm tù và các cà phê internet bị kiểm soát chặt chẽ, người dùng (theo quy định) phải xuất trình giấy tờ trước khi vào mạng". Theo dõi chặt. image. RSF nhận xét ...

Sep 26, 2013
Hầu hết những biến động chính trị lớn - trong đó có những biến động lớn đến độ được xem là cách mạng - trên thế giới trong mấy năm vừa qua đều ít nhiều liên quan đến internet. Vai trò của internet quan trọng đến độ nhiều ...

Jul 11, 2013
Đây là một trong các vấn đề rất được người dùng quan tâm khi truy cập internet, chính vì thế phải thực sự thận trọng khi truy cập các tài liệu dạng này vì đa phần chúng đều chứa các Malware (mã độc) để tấn công người ...

Apr 01, 2014
Điều tra dư luận từ 17 nước của BBC cho thấy đa số người dùng Internet tin rằng mạng toàn cầu đem lại nhiều tự do hơn cho họ nhưng chỉ có chừng 40% người dân coi truyền thông nước họ là 'tự do'. Mối lo ngại bị chính ...

Apr 08, 2014

Nhưng ngay cả trong số khoảng 10-15 triệu thành viên Facebook ở Việt Nam cũng có sự khác biệt về cách sử dụng mạng và điều này cũng đúng khi nhìn rộng ra trên mạng internet. Chỉ có một số nhỏ người dùng Facebook, .

image

Khi chất xám tháo chạy khỏi Bắc Kinh
TC sở hữu những gì trên thế giới?
Nguyễn Tấn Dũng phải lùi bước
Dũng Phi Hổ
Những phát ngôn nổi tiếng của giáo sư Trịnh Cường ...
Sứ vụ của người trẻ
Tháng Tư từ hai góc nhìn
Vòng vây thế tục
Đỉnh cao của sự sợ hãi
Thống kê Thế Giới về Việt Nam
Chế độ cộng sản VN sụp đổ, người Việt mới có hòa h...
TC bỏ tù phóng viên vì 'tiết lộ bí mật'
Lục Bình trên dòng Kinh đen
Cái giá của ngày 30/4
Hậu duệ các thương gia Ba Tư ở Trung Cộng
Phim Going Clear của Alex Gibney
Nhận diện đao phủ bức tử Việt Nam
Cô Tám kể chuyện Nails
Những lời chân tình cho quê hương Việt Nam
Giấc mơ 40 năm chưa thành
Làm gì để hóa giải hận thù ngày 30/04?
Sau 40 năm, Việt Nam còn mấy phần cộng sản?
Bí quyết làm nhiều việc mà không tốn sức
Hòa giải, giấc mơ 40 năm của dân tộc
Mẹo phát hiện trò 'tẩy não'
Bài chửi mất Nước.. của Mẹ Việt Nam
Dưới bề mặt Trái đất: Sự sống có tồn tại nơi đây?
Con tàu Việt Nam Thương tín
Cuộc chiến tiền tệ
Rùa làm gì khi bị lật ngửa?
VNCH hay VNDCCH 'cũng đều là Việt Nam'
Sự ra đời của "plastic điện tử"
Người Việt thích nổ
Hãy để 30/4 như một ngày bình thường
Bên thắng cuộc...
Mốt nhuộm tròng mắt và xăm mình.
Mẹo đối phó tình trạng mất ngủ
Trong thế giới 'cây cao bóng cả'
Ông Trọng và những 'hố bẫy' do TC cài
Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung Cộng về đường ...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.