Điều
tra dư luận từ 17 nước của BBC cho thấy đa số người dùng Internet tin
rằng mạng toàn cầu đem lại nhiều tự do hơn cho họ nhưng chỉ có chừng
40% người dân coi truyền thông nước họ là 'tự do'.
Mối
lo ngại bị chính quyền theo dõi của lớn hơn, nhất là ở các nước
thể chế được cho là tự do dân chủ hơn cả.
Nhân
mùa Tự do 2014, BBC World Service làm cuộc điều tra dư luận từ tháng
12/2012 đến tháng 1/2014 ở 17 nước.
Đó
là Úc, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Kenya, Mexico,
Nigeria, Pakistan, Peru, Nga, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh và Hoa Kỳ.
“Kết
quả cho thấy tự do, vốn không phải là một khái niệm đơn giản, lại
càng trở nên phức tạp hơn trong thời đại kỹ thuật số. Internet và
các mạng xã hội giúp chúng ta giao lưu tự do hơn bao giờ hết. Nhưng chúng
ta cũng chịu sức ép từ các cách giám sát, theo dõi bởi chính quyền
và các dịch vụ thương mại,” theo phóng viên BBC Nick Higham.
Nhìn
chung, điều tra dư luận của BBC cùng làm với Global Scan cho thấy:
“Hai
phần ba (67%) người được hỏi đồng ý rằng Internet đem lại cho họ
nhiều tự do hơn, và chỉ có 25% không đồng ý với quan điểm này.”
Nhưng
số người hưởng ứng quan điểm ‘Internet làm tăng tự do” hóa ra không cao
ở Mexico ,
Đức và Trung Quốc.
Ở
hai nước Đức và Trung Quốc, chỉ một nửa người được hỏi (51%) đồng ý
như vậy.
Ở
những nước mới có công nghệ thông tin và vừa rời khỏi thời kỳ cơ sở
hạ tầng về thông tin lạc hậu như Nigeria và Kenya, tới 75% người được
hỏi nhận thấy tác động mạnh và họ cho là tích cực của mạng
Internet và di động, nhất là trong kinh doanh, giống như ở Anh và Mỹ.
Bạn
có thấy tự do, không bị chính quyền theo dõi, nghe lén?
Người
Nigeria cũng đứng đầu bảng trong số nước cảm thấy an toàn khi lướt
mạng, theo sau là Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Kenya và Peru.
Lo
ngại bị theo dõi
Có
quá nửa người dân các nước được hỏi cảm thấy thoải mái và an toàn
khi bày tỏ ý kiến trên mạng. Nhưng hơn một phần ba (36%), không thấy
như vậy.
Những
tiết lộ rằng chính phủ Mỹ theo dõi công dân họ và lãnh đạo các
nước khác mà cựu nhân viên CIA, Edward Snowden nêu ra chắc chắn đã làm
giảm lòng tin của công chúng với các chính phủ, theo phóng viên công
nghệ Leo Kelion.
Ở
Hoa Kỳ và Đức, quá nửa số người được hỏi nghĩ họ không thoát khỏi
các chương trình nghe lén, theo dõi của chính phủ.
Nhưng
tại Nga và Trung Quốc, đa số cảm thấy tự do, không bị theo dõi.
Con
số này khác cao ở Trung Quốc: 76%.
Phóng
viên công nghệ Leo Kelion cũng nói các hoạt động của giới an ninh,
tình báo rất đa dạng, từ nghe thẳng từ mạng cáp quang tuyến chuyển
tải thông tin Internet đến dùng các nhu liệu cài mã để đọc tin nhắn,
điện thư đến việc nghe lén tin điện thoại và tích trữ hình ảnh ghi
lại từ hàng triệu webcam.
Cảm
nhận về tự do của truyền thông ở 17 nước
"Tin
nói rằng thậm chí thông tin của Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng không
còn được bảo mật chắc chắn khiến cho số người dân Đức cảm thấy
thông tin của họ không an toàn tăng lên,"
"Con
số nhỏ người Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia cảm thấy bị theo dõi
có thể phản ánh dự thực là giới an ninh mạng ở nước họ thành công
trong việc giữ kín hoạt động của họ," theo Leo Kelion.
Về
truyền thông, Nick Higham của BBC cho hay theo điều tra dư luận thì chỉ
có 40% người dân trên thế giới tin rằng truyền thông nước họ là hoàn
toàn tự do đưa tải tin tức chính xác, không thiên lệch.
Ở
Anh, con số này chỉ đạt 45% và ở Hoa Kỳ còn thấp hơn, 42%.
Nhưng
ở những nước khác, cảm giá bi quan về truyền thông nước họ còn thấp
hơn nữa: 26% tại Mexico, Nga và Pakistan, chừng 24% ở Pháp và 14% ở
Hàn Quốc.
Oct
03, 2013
Theo
khảo sát về Tự do Internet 2013 do tổ chức Freedom House có trụ sở tại Hoa Kỳ
vừa công bố hôm nay, Việt Nam
bị xếp vào các nước hoàn toàn không có tự do Internet. image. Ở khu vực Châu Á,
Việt Nam
chỉ đứng sau ...
Mar
17, 2014
Ngoài
ra, nó còn bị American Psychiatric Association gán thêm cho một tội khác nữa,
đó là việc lạm dụng Internet một cách thái quá có thể làm cho người sử dụng bị
xáo trộn về tâm thần, một hiện tượng mà các nhà tâm lý học gọi là Internet
addiction .... Lúc đó đang học trung học. Nó đi mua máy móc, lúc đầu thì mấy
cái desktop PC to tổ chảng. Mua về nó tháo mở bung cái máy ra, lấp ráp thêm bộ
phận nầy, gắn thêm cái nọ, load thêm chương trình kia…Nó tự làm.
Mar
12, 2012
Việt
Nam lần này đứng thứ hai, sau Trung Quốc, trong nhóm 12 nước 'thù địch' nhất
với tự do Internet, bên cạnh Miến Điện, Cuba, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi
Arabia, Syria, Turkmenistan, Uzbekistan và hai nước mới được ...
Sep
26, 2013
Tổ
chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) lại xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia là
"kẻ thù" của Internet từ góc độ tự do ngôn luận trên mạng trong danh
sách mới công bố. Việt Nam
lần này đứng thứ hai, sau Trung Quốc, ...
Apr
16, 2011
Cách
đây một năm tôi có đưa ra một khởi điểm cho tầm nhìn đó bằng cách kêu gọi thế
giới quan tâm hơn nữa đối với quyền tự do sử dụng internet, bảo vệ nhân quyền
trên mạng internet cũng như ở xã hội bên ngoài mạng ...
Feb
17, 2014
Trong
lúc ra sức dối trá, trơ trẽn lấp liếm, ngụy biện cho chính sách hạn chế tự do
ngôn luận, kiểm duyệt thông tin trên Internet tại Hội nghị kiểm điểm phổ quát
về nhân quyền (UPR) tại Genève, thì báo Nhân Dân, cơ quan ...
Jul
11, 2013
Đôi
khi, chúng ta tự hỏi, tại sao bạn bè chuyển tiếp các email cho chúng ta mà
không cần viết một từ, có lẽ điều này có thể giải thích... image. Khi tôi đang
rất bận rộn, nhưng vẫn muốn giữ liên lạc, nên tôi chuyển tiếp email !
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.