Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) lại xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia là "kẻ thù" của Internet từ góc độ tự do ngôn luận trên mạng trong danh sách mới công bố.
Việt Nam lần này đứng thứ hai, sau Trung Quốc, trong nhóm 12 nước 'thù địch' nhất với tự do Internet, bên cạnh Miến Điện, Cuba, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Syria, Turkmenistan, Uzbekistan và hai nước mới được đưa vào là Bahrain và Belarus.
RSF công bố danh sách này nhân ngày Thế giới chống kiểm duyệt mạng Internet 12/3/2012.
Trả lời BBC Việt ngữ hôm thứ Hai 12/3 từ Paris, bà Lucie Morrillon, Giám đốc văn phòng truyền thông của RSF nói họ đang hết sức quan ngại vì "chính quyền Việt Nam liên tục có những đợt thắt chặt kiểm duyệt, sách nhiễu các blogger, các nhà hoạt động mạng dân chủ, nhân quyền trên Internet".
Chính phủ Việt
Nam đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc từ RSF và các tổ chức bên
ngoài khác khi họ đề cập đến tình hình quản lý thông tin điện tử
và tự do dùng mạng Internet ở nước này.
Giám đốc truyền thông của RSF cho hay ngày càng có thêm các quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các lực lượng an ninh mạng đặc biệt đằng sau các hoạt động kiểm soát, ngăn chặn bằng tường lửa cũng như xâm nhập mạng để chống lại tự do Internet.
"Sau các diễn biến năm 2011 của Mùa Xuân Ả Rập, chính quyền Việt Nam muốn siết chặt các biện pháp kiểm soát và nắm chặt tình hình, giữ ổn định cho chế độ. Do đó chúng ta chứng kiến việc thắt chặt các biện pháp kiểm soát, theo dõi mạng và tăng cường tuyên truyền của Nhà nước," bà Morrillon nói.
"Các blogger và công dân mạng ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các biện pháp của cơ quan an ninh. Số lượng của các tù nhân vì Internet ngày càng tăng, với con số nay là 22 blogger và các nhà hoạt động mạng có tiếng, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc."
Bà Lucie Morrillon
nhận xét, mặc dù bị kiểm soát, áp chế ngặt nghèo, các công dân mạng Việt Nam vẫn
tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ và thu hút công chúng, dư luận trong nước và quốc tế
về nhiều vấn đề quan trọng.
"Chẳng hạn như
việc xuất khẩu và khai thác quặng bauxite trong nước sang Trung Quốc và bởi
Trung Quốc, một hậu quả được dự đoán là thảm họa đối với môi trường của Việt
Nam."
"Đây là điều mà
các bloggers đã làm được, trong khi là một chủ đề rất khó đề cập bởi các nhà
báo thuộc báo chí nhà nước. Các công dân mạng cũng đưa tin, bài đề cập nhiều về
nạn bạo lực do cảnh sát gây ra..."
"Để đáp lại,
nhà cầm quyền nỗ lực và tiếp tục tìm cách bịt lại nhiều trang blog, chặn nhiều
trang web. Và đặc biệt là theo dõi nhiều nhà hoạt động trên mạng, các nhà bất đồng
chính kiến.
"Chẳng hạn, người
ta đã thấy đã và đang xảy ra nhiều vụ bắt giữ các bloggers theo đạo Thiên chúa,
điển hình là trường hợp của Paulus Lê Văn Sơn, bị bắt từ tháng Tám năm 2011.
Hay trường hợp của Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị bắt trở lại nhà tù mặc dù tuổi
tác và đang có tình trạng sức khỏe đáng lo ngại.
"Hiện nay, chúng tôi hết sức lo lắng cho trường hợp của blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải. Trong suốt hai tháng qua xuất hiện ngày càng nhiều các tin đồn đáng quan ngại về tình hình giam giữ, sức khỏe hiện nay và tính mạng của ông.
"Hiện nay, chúng tôi hết sức lo lắng cho trường hợp của blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải. Trong suốt hai tháng qua xuất hiện ngày càng nhiều các tin đồn đáng quan ngại về tình hình giam giữ, sức khỏe hiện nay và tính mạng của ông.
"Chúng tôi thấy
rằng nhà cầm quyền Việt Nam cần phải giải thích rõ ràng cho gia đình của ông và
công luận một cách tường minh, rõ ràng về việc vì sao ông tiếp tục bị giam giữ,
tình hình giam giữ hiện nay của ông, cũng như hiện trạng sức khỏe của ông ra
sao."
Ngoài ra, bà Lucie
Morrillon cho hay Việt Nam đang củng cố các nỗ lực kiểm soát, sàng lọc mạng mà
trọng tâm là thắt chặt các tường lửa đối với truy cập mạng Internet trong nước
và có khuynh hướng ngày càng rõ ràng của việc gia tăng "đàn áp, áp chế"
các công dân mạng.
Đây là điều mà RSF,
theo bà Morrillon, cho là bằng chứng của "vi phạm nhân quyền" và
"các quyền tự do cơ bản của công dân" đã được luật pháp quốc tế, mà
Việt Nam là một trong các bên ký kết đã thừa nhận.
Việt Nam được cho
là quốc gia châu Á có tốc độ phát triển Internet thuộc hàng cao
nhất, với con số người dùng nay vượt ngưỡng 30 triệu.
Theo một điều tra
tổng kết gần đây của Yahoo! Kantar Media thì trong năm 2011, tỷ lệ sử dụng
Internet hàng ngày thậm chí đã vượt tỷ lệ nghe đài và đọc báo in và đa số
người dân, nhất là giới trẻ dùng Internet để thu thập thông tin, giải
trí và giao lưu bạn bè.
Bộ Thông tin
Truyền thông ở Việt Nam ban hành nhiều văn bản về thông tin điện tử,
nhằm chỉ đạo công tác quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông
tin trên mạng.
Chính phủ Việt
Nam luôn bác bỏ các cáo buộc rằng nhà chức trách "kiểm soát người
dùng Internet" hay báo chí.
Gần đây nhất, trong vụ Tiên
Lãng, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo trung ương Đảng đã khẳng định
với BBC rằng "không có chủ trương" kiểm duyệt báo chí khi đưa tin
về vụ tranh chấp đất này.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.