Wednesday, April 23, 2014

Tháng 4 của Saburo Sakai

image
Năm 73,  khi đọc Samourai, tôi không chú ý lắm đến lời mào đầu, bốn mươi năm sau cảm thấy số phận của những người lính Nhật với những người lính Nam-Việt tương đồng kỳ lạ.
Vào đầu tập hồi ký, trong lá thư thay lời tựa, Sakai viết: “Hải quân Hoàng gia Nhật dạy cho tôi một nghề nghiệp duy nhất: Phi công khu trục. Hủy diệt những kẻ thù của tổ quốc, bay và bắn. Tôi đã sống như vậy suốt 5 năm, trên những vùng trời Trung Hoa và Thái Bình Dương. Tôi không biết đến đời sống nào khác ngoài đời sống của người lính.

Cuộc đầu hàng thảm khốc ném tôi ra khỏi Hải quân. Mang đầy thương tích của những năm chiến tranh nhưng tôi không thể xin bất kỳ một trợ cấp nào. Chúng tôi đã bại trận. Tôi hiểu ra, tiền cấp dưỡng tàn phế dành cho những thương phế binh, cho dù thâm niên quân ngũ, chỉ dành cho binh sĩ của đạo quân chiến thắng. Chính sách chiếm đóng ngăn cấm tôi làm hoa tiêu, bất kỳ loại phi cơ nào. Trong suốt 7 năm dài, từ 1945 đến 1952, lý lịch phi công khiến tôi bị loại trừ ra khỏi những công việc thuộc phạm vi công chức. Đối với tôi, hoà bình đồng nghĩa khởi đầu một cuộc chiến mới, dài hơn và tàn bạo hơn nữa.

image
Tôi phải chiến đấu với những kẻ thù mới, tàn khốc bội phần, sự nghèo túng, đói kém, cùng vô số tước đoạt. Thường xuyên, chính quyền chiếm đóng dựng lên trước mặt tôi, một rào cản ngăn cấm tất cả. Lối thoát duy nhất còn lại là lao động tay chân và sinh sống trong ổ chuột.

Cú đấm chót là cái chết của Hatsuyo. Vợ tôi đã sống sót dưới những trận mưa bom và sống sót qua tất cả những hiểm nguy của chiến tranh nhưng cô không thể kháng cự kẻ thù mới, thứ bệnh trầm trọng của đốn mạt vì suy dinh dưỡng. Sau cùng, sau những năm bị tước đoạt, tôi cũng dành dụm đủ tiền để mở một xưởng in nhỏ. Làm việc từ sáng đến tối, tôi đủ trang trải phí tổn, rồi kiếm thêm chút đỉnh. Không bao lâu sau, tôi tìm ra quả phụ đô đốc Takijiro Onishi qua nhiều tháng lùng kiếm. Đô đốc Onishi đã mổ bụng tự sát, ngay ngày đầu hàng đã chọn cái chết thay vì chọn sống; khi các thuộc cấp của ông nhận tử lệnh không bao giờ trở lại, vì chính đô đốc đã xây dựng các Phi đoàn Thần Phong cảm tử lừng danh – đâm bổ tự sát. Bà Onishi, đối với tôi, hơn một quả phụ đô đốc; bà còn là dì của hải quân trung úy Sasai, một người bạn thiết. Sasai tử vong trên không phận New Guinea trong lúc tôi bị thương nằm bệnh viện. Trong nhiều năm, quả phụ Onishi đã sống khổ cực lây lất, kiếm sống bằng gánh hàng rong. Trông thấy bà quần áo rách rưới kéo lê quang thúng làm dậy lên trong lòng tôi một cơn giận dữ, nhưng lúc đó tôi không có một phương tiện nào để giúp đỡ bà. Bây giờ, làm chủ một nhà in khiêm tốn, tôi thuyết phục bà làm phụ tá. Không lâu, nhà in phát triển, tôi lại tìm kiếm và thâu nhận thêm nhiều bà goá và thân thuộc của những đồng đội đã hy sinh.

image
May mắn, thời thế thay đổi. 10 năm đã trôi qua từ khi chấm dứt chiến tranh. Xưởng in chạy việc giúp tất cả chúng tôi tìm lại được một đời sống đầy đủ. Riêng với cá nhân tôi, những năm gần đây đã diễn ra một cách kỳ lạ. Tôi trở thành khách mời danh dự của các Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ và nhiều chiến hạm khác. Tôi vô cùng kinh ngạc trước tiến bộ kỹ thuật của những chiến đấu cơ phản lực. Tôi được mời gặp những phi công Đồng Minh. Ngồi cạnh họ, tôi trao đổi tự do và kết bạn. Chính đây mới thật sự là điều ấn tượng: Cũng chính những phi công Hoa Kỳ này mà tôi nhắm bắn, cách đây 10 năm, đã dành cho tôi tình bạn tự nhiên của họ. Nhiều lần, Tân Không lực Hoàng gia Nhật Bản đề nghị tôi tái ngũ với cấp bậc sĩ quan tại chức. Tôi đều từ chối. Tôi không muốn quay trở lại quân ngũ với quá nhiều quá khứ.

Nhưng lái máy bay cũng giống bơi lội: không thể quên dễ dàng. Tôi đã không rời mặt đất từ 10 năm nay, nhưng chỉ cần tôi nhắm mắt, cần lái của chiến đấu cơ lại nằm trong lòng bàn tay phải, cần ga trong tay trái, và bàn đạp dưới chân. Tôi tìm lại tức khắc cảm giác của sự tự do thuần khiết, của hấp lực mời gọi của vũ trụ đầy mây mà tất cả phi công đều biết đến. Không, tôi đã chưa bao giờ quên những động tác phi hành. Nếu nước Nhật còn cần đến tôi, nếu một ngày nào đó tổ quốc này bị Cộng sản đe dọa, thì tôi sẽ đáp lại lời động viên. Nhưng với tất cả thành tâm, tôi cầu khẩn Trời cho phép tôi cất cánh vì một lý do nào khác.” (Saburo Sakai, Tokyo, 1956. Bản dịch Pháp ngữ của Robert de Marolles, Nxb Presses de la Cité, 1957).

image
Những dòng chữ của Sakai giống những dòng chữ bi phẫn đầy cay đắng của các sĩ quan miền Nam sau 75. Giống nhau đến đập vào mắt. Vì cùng một kết cục bi thảm, tuy ngày 15 tháng 8-1945 của Nhật Bản phải tuyệt vọng hơn ngày 30 tháng 4 của miền Nam. Vì Nhật Bản chưa bao giờ bại trận, vì Nhật Bản vừa hứng chịu bom nguyên tử ở HiroshimaNagasaki. Vì dân Nhật chờ đợi sự chiếm đóng tàn khốc của Hoa Kỳ, một chiếm đóng của ngoại bang.
Ngược lại, miền Nam không thật sự tuyệt vọng vì muốn tin: một nửa Dân tộc không thể hà khắc với một nửa Dân tộc còn lại. Có thể chính sách cai quản sẽ nhiều cứng rắn nhưng vẫn là anh em một nhà. Hy vọng này, đã hiện diện ở phút giây đầu hàng. Trong suốt bao nhiêu năm, dân chúng đã trông đợi, khát khao, rồi mừng tủi vì chiến tranh đã thực sự chấm dứt. Nỗi mừng vui trông chờ đằng đẵng một nền hòa bình không bao giờ xảy đến vụt thành hiện thực. Nước mắt lăn dài vì từ đây chồng, cha, anh, em và các con sẽ không chết trận. Hòa bình lấn át nỗi lo sợ trả thù mà trong sâu kín tất cả cùng ý thức rất rõ: vị trí thua thiệt phải trả giá vì thất trận.


Tất cả những gì xảy đến sau đó, trong những ngày sau, sẽ khá giống với những gì xảy đến cho gia đình thiếu úy Saburo Sakai, cùng một chính sách lý lịch, cùng một cách phân biệt đối xử, cùng những lầm than nghiệt ngã. Nhưng sau mốc 7 năm 1945-1952 mà Sakai kể lại, không còn gì chung để so sánh. Các phi công Nhật, không phải cải tạo, trở thành khách mời danh dự của các Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, hồi ký của họ được xuất bản chính thức, quay thành phim như trường hợp cuốn Samouraï. Các cựu sĩ quan Nhật tìm lại vị trí trong xã hội và khá đông được mời tham gia Tân Quân đội Nhật Bản. Trường hợp miền Nam khác hẳn: Phía bại trận bị xóa tên, tù đày, không có lối thoát nào khác ngoài lìa bỏ tổ quốc.

image
Chính sách chiếm đóng của ngoại bang như thế, không quá khắc nghiệt đối với giai cấp quân phiệt Nhật. Đối với các sĩ quan Đức Quốc Xã cũng tương tự: Cựu Thống chế Erich von Manstein trở thành cố vấn tối cao của Tân Quân đội Liên bang Tây Đức Bundeswehr. Hans Speidel, tham mưu trưởng của Guderian rồi Rommel trở thành tư lệnh quân Đức trong khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương. Erich Hartmann chỉ huy phi đoàn phản lực hậu chiến đầu tiên, Günther Rall trở thành Tổng tham mưu trưởng Tân Không lực Liên bang Bundesluftwaffe. Vị trí công dân bình đẳng của các cựu binh nhìn thấy rõ rệt nhất trên mặt báo chí: Vô vàn các hồi ký của các binh sĩ, sĩ quan Đức Quốc Xã xuất bản công khai, chính danh, ở Tây Đức. Thậm chí các cựu binh của binh chủng Waffen-SS vẫn được lập hội, gia nhập đảng Tân Quốc Xã và xuất bản hồi ký. Chỉ cần vào những trang Amazon là có thể tìm thấy hằng hà sa số các hồi ký của Kurt Meyer tư lệnh Sư đoàn 12 SS Hitlerjugend Tuổi trẻ Adolf Hitler, của Paul Hausser tư lệnh Sư đoàn 2 SS Das Reich Đại Đức, hay của Felix Steiner, nguyên tư lệnh Sư đoàn 5 SS Panzer Viking… Thái độ của phía Tây Âu có thể xem gương mẫu: Thống chế Pháp Alphonse Juin viết lời tựa cho bút ký Bão Thép của Ernst Jünger trong lần tái bản. Trung tá Hoa Kỳ Martin Caidin tường thuật cuộc đời Saburo Sakai. Chuẩn tướng Anh Desmond Yound viết nguyên một tập sách về sau trở thành best seller ca ngợi công trạng của Thống chế Erwin Rommel và Xa đoàn Châu Phi (bản dịch Rommel, Con cáo già sa mạc của Nxb Sông Kiên Sài Gòn trước 75), thiếu tá Bỉ Bernard Dupérier và thiếu tướng Pháp Jacques Andrieux viết lời gií thiệu cho hồi ký của tư lệnh khu trục Đức Adolf Galland, v.v...

image
Bốn thập niên sau kết thúc nội chiến Nam-Bắc, đã có cuốn hồi ký nào của binh sĩ miền Nam được chính thức xuất bản và giới thiệu trang trọng trên đất nước Việt Nam mà không bị biên tập cắt xén hay vận dụng cho mục đích tuyên truyền như cuốn Hồi ký Tướng Lưu Vong của Đỗ Mậu? Nhìn trên quầy sách, chỉ tìm thấy những cuốn sách chửi rủa kiểu Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu của Trần Trọng Trung… Hội Nhà văn Chiến thắng không hề có nhu cầu tìm hiểu tâm tình của người miền Nam, thân phận của người Nam không hiện diện trong tác phẩm của Hội Nhà văn. Đây cũng là một trong những lý do vì sao độc giả miền Nam tẩy chay Văn học Thống nhất trong suốt một thời kỳ dài sau 30 tháng 4-1975.

image
So với Phan Nhật Nam, Sakai may mắn hơn vì tháng 4 của Sakai đã ngắn hơn rất nhiều. Sakai phải chịu 7 năm lý lịch, còn Phan Nhật Nam mang trong mình vết tích của 14 năm tù đày. Gần 40 năm sau chiến tranh, những người lính miền Nam vẫn chưa tìm lại được phẩm giá cùng vị trí của mình trong lòng xã hội.
Điều mà Hội Nhà văn Chiến thắng không muốn nhắc đến: Là khối lượng máu đã đổ ra đều là máu của người Việt. Điều mà Ủy ban Quân quản không lường trước là Đại thắng Mùa Xuân đang dần thành Đại thắng của Trung Quốc. Với bối cảnh Tây Nguyên bị Trung Quốc thao túng hiện nay, kỷ niệm làm gì nữa “Giải phóng” Ban Mê Thuột?...




Trần Vũ


May 01, 2011
Hình ảnh biến cố tại Sài Gòn ngày 30-4-1975. http://baomai.blogspot.com/. BaoMai. image. Một vài hình ảnh biến cố tại Sài Gòn ngày 30-4-1975. image. Posted by BaoMai Mai at 12:31 AM · Email ThisBlogThis!Share to ...

Apr 30, 2011
Sau ngày Cộng sản chiếm miền Nam 30/4/1975, khẩu hiệu “Chủ Nghĩa Mác Lê Bách Chiến Bách Thắng” đã được giăng khắp hang cùng ngõ hẻm. Khẩu hiệu trên cũng được các cán bộ cộng sản từ Bắc vào lên lớp giảng ...

Apr 30, 2012
Ngày 30-4-75, đối với họ, không hơn không kém một vết nhơ lịch sử cho cả dân tộc vì những tác hại không ngờ của nó: Sau ngày 30-4-75 người CSVN miền Bắc nhìn người miền Nam, nhân dân và quân đội, công, cán, ...

Feb 28, 2014
Mùa xuân năm 1992, vào cuối tháng 3, gia đình tôi rời Việt Nam đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình do một người chị vợ di tản trước biến cố 30-4-1975 vài ngày, có quốc tịch Mỹ làm hồ sơ bảo lãnh từ hơn 10 ...

Mar 07, 2014
Mất tự do, mất dần độc lập quốc gia, ngày 30/4/1975, miền Nam lọt vào tay quân cộng sản, nhưng cũng là ngày khởi đầu cho một cuộc đấu tranh mới: đấu tranh để giành lại tự do, dân chủ và vẹn tòan lãnh thổ. image.

Nov 26, 2013
Đó là lời người con gái ở Hố-Nai Biên-Hòa (bắc kỳ 9 nút) nói với tên bộ đội (bắc kỳ 2 nút) khi hắn theo tán tỉnh cô sau 30-4-1975. Cô là thế hệ thứ hai của một gia đình di cư vào Nam sau 20-7-1954. Tội nghiệp cô gái bắc kỳ!

Nov 16, 2012
Hoa Kỳ và Việt Nam nhìn khác nhau về cuộc chiến kết thúc ngày 30/4/1975. Chiến tranh tại Việt Nam, từ 1955 đến 1975, được gọi là “Vietnam War” qua cách nhìn của những nhà làm chính sách Hoa Kỳ vì nó diễn ra trên ...

Apr 23, 2011
Một vài hình ảnh xẩy ra ngày 30-4-1975 tại dinh Độc Lập: image. http://www.youtube.com/watch?v=L7J2mJp1pkY. Sài gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời. Sài gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời. Giờ còn đây, những kỷ ...

Apr 30, 2011
VRNs (23.04.2011) – Sài Gòn – Càng gần đến ngày 30/4 những người chiến thắng, đích danh gọi là cộng sản Bắc Việt thì họ sẽ sơn son thếp vàng lại tấm bảng “PHONG THÁNH” cho cuộc “Đại Thắng Mùa Xuân 1975” thật ...

Apr 26, 2011
Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập.

May 01, 2012
Cả một hạm đội gồm 50 chiến hạm được huy động từ nhiều tháng trước ngày 30-4-1975. image. Đầu tháng 3 năm 1975, khu trục hạm USS Kirk được lệnh nhổ neo từ căn cứ San Diego , để đi hộ tống hàng không mẫu hạm ...

May 07, 2012
Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam , xô bồ ...

Oct 23, 2013
Báo chí và truyền thông Hoa-Kỳ sau đó vẫn tiếp tục can dự vào chính-trị Việt Nam đưa đến biến cố 30-4-1975 khiến nhiều người đã kết luận là báo chí Mỹ đã thua cuộc chiến đó, vì vậy mà sau này quân đội Hoa-Kỳ đi đánh ...

May 04, 2012
Tôi cũng chưa quên những bà con vào Nam sau 30-4-1975, gom góp một ký đường, vài lon sữa làm quà, tưởng là quý hóa lắm, ai dè miền Nam đâu có thiếu thốn và khổ cực như họ bị đánh lừa. Ðã có những người, thẹn quá ...

Oct 01, 2013
Hồi còn ở Việt Nam , trước 30-4-75 tôi đã từng chứng kiến những người vợ lính hay mẹ lính đi nhận xác chồng hay xác con mình đã hy sinh để đền nợ nước. Họ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc và họ cũng đã hy sinh ...

May 23, 2011
Nếu lũ điên thù hận, bạo cường, và tham vọng kia là bọn phỉ quyền Hanoi, thì tại sao ngày 30-4-75, TCS lại lên đài phát thanh SG hát đón bọn này vào thành phố? Không lẽ TCS ngu đến độ vui mừng và hãnh diện đi đón lũ ...

Nov 07, 2013
Tại sao có ngày 30-4-1975 · Toán Học và Những Con Số...Mathematics & Numbers · "không tăng lương" · Bí ẩn thuật hồi xuân Tây Tạng: ... BM: Lên đồng & Mê tín dị đoan ở Việt Nam. Sep 04, 2012. Lên đồng & Mê tín dị đoan ...

Jun 15, 2011
"cán ngố" đi chợ trời. image. http://baomai.blogspot.com/ BaoMai. - Mại dzô… Mại dzô… Đồng hồ mười hai trụ đèn, không người lái, hai cửa sổ… Xem thử đi các đồng chí… Cái đồng hồ này đáng giá cả một gia tài, nhưng ...

Mar 26, 2014
Đó là những ngày sống xa núi rừng của các chú cán ngố, như cá tập sống trong môi trường từ nước lỏng đến bùn khô cứng…. để tập làm người !!! Truyện ấy xưa rồi !!! Nói làm chi nữa !!! Nó hết NGỐ rồi , Nó vượt xa người ...

Apr 14, 2011
"cán ngố". Thấy mọi người ngơ ngác, hoang mang, sếp đập bàn cái rầm: Thời buổi này mà kém suy luận quá, này nhé “cụ tỉ” là nói tắt của hai cụm từ cụ thể và tỉ mỉ, “cô súc” có nghĩa là cô đọng và súc tích, thế thôi. image.

Apr 21, 2011
Vì chưa bao giờ thấy sinh hoat của đường phố Sàigon, thấy cái gì cũng lạ, một anh Cán Ngố đến hỏi chuyện anh bán Két. - Lày anh, tại sao giá cả nạ nùng thế? Anh có thể giải thích môt tí xem có được không lào ... Anh bán ...

Aug 04, 2011
Tôi cúi nhìn xuống chân mình để dấu nụ cười, ngước lên nhìn tên cán ngố tôi trả lời từ tốn:- Thưa cán bộ, trong trại cải tạo chúng tôi học thuộc nằm lòng: " Với sức mạnh của ba dòng thác cách mạng, đảng và nhà nước ta là ...

Sep 14, 2013
Sau này tôi nghe kể nhiều lần về những ông cán ngố ngoài Bắc sau năm 1975 vào Namlần đầu nhìn thấy thành phố Sài Gòn, tôi nghĩ là họ chắc cũng chỉ ngố như tôi là cùng. Ba bố con tôi ở chung với gia đình bác Thụy ...

Apr 15, 2011
Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta. 6. "Cuộc gặp" = meet, run into = hội kiến, gặp mặt, gặp gỡ, buổi họp. Nghe "Cuộc gặp" thấy cụt ngủn, chưa trọn nghĩa. Ý họ muốn tả một cuộc hội ...

Mar 28, 2012
Hãy chụp giùm tôi. image. Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa, Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục, Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc, Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa. image. Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,

Mar 28, 2012
Tháng Tư Về. image. Nhìn hình cô bé Hạnh mà lòng em đau, mắt em cay sè, răng em nghiến... Gần 40 năm trôi qua nhìn cái vỏ giả tạo bề ngoài của quê hương VN, em cứ ngỡ dân tộc mình được TỰ DO, ấm no và hạnh ...
Apr 30, 2012
Huỳnh Thục Vy: Viết cho Tháng Tư. image. Huỳnh Thục Vy - Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối tương quan tình cảm của tôi ...

Nov 08, 2013
Mỗi năm, ngày 30 tháng tư gợi lại vết thương đau buồn và mất mát của người Việt hải ngoại, người Việt mất nước, người Việt tỵ nạn, người Việt chạy trốn chế độ độc tài Cộng Sản. 2_ Chiến dịch “Gió lốc” (Operation Frequent ...

Mar 09, 2014
Trí nhớ của Việt Kiều. image. Bây giờ, sau nhiều năm định cư, tình hình tài chánh đã cho phép người ta đi du lịch, hay trở về Việt Nam thăm quê hương, quên hẳn thời gian trước đây, còn gian nan khi mới mất nước, tháng tư .

Feb 12, 2014
Biên tập viên Rob Nelson của Tạp chí Variety nhận định rằng bộ phim tài liệu “The Last Days in Vietnam” của Rory Kennedy phối hợp các hình ảnh và tài liệu quý giá, những hình ảnh khó quên của Sài Gòn vào tháng Tư năm ...

Apr 15, 2012
Tháng ba, tháng tư về bung mủ,. Âm thầm chịu đựng đã bao năm. Ba mấy năm sau lệnh đầu hàng,. Trời ơi lịch sử đã sang trang!! Xác vất trên rừng, thây bỏ biển,. Ngàn năm sầu hận vẫn chưa tan. Sẽ trả lời sao với cháu con,.


image

Tang lễ xúc động của thầy hiệu phó tự tử sau vụ tà...
Bà Tiến hay ông Lùi cũng rứa thôi !
Vì đâu bạo hành ‘lên ngôi’?
Obama coi nhẹ quan hệ với VN?
Một vụ ‘bỏ nhà đi bụi đời’ có một không hai ở San ...
Điều trần về tự do báo chí VN ở Hoa Kỳ
8 thói quen hầu hết chúng ta tưởng vô hại
Lũ lợn xổng chuồng
Made In VietNam !
Bộ mặt nông gia Hoa Kỳ đang thay đổi
Quan trường VN: hay không bằng gian?
VN coi tử vong vì sởi như bị thiên tai?
Bệnh sởi, đường cong và những lưỡi không xương
Vũ khí chiến lược dầu hỏa
Tội ác và trừng phạt
Nghĩ thoáng khi nghe Gabriel García Márquez qua đờ...
Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?
TPP: Đòn bẩy cho Nhân quyền ở Việt Nam?
Thế giới nghẹt thở
Cách nhìn "Bên Dưới" hàng chữ in trên nhãn hiệu mộ...
Thiết giáp hạm lớn nhất nước Mỹ, USS Iowa
Bản chất của chế độ qua việc bắt và thả người
NASA cho phi thuyền đâm xuống Mặt Trăng
Bỏ qua đau thương xây dựng đất nước
VN có 'sập bẫy' thu nhập trung bình?
Vì sao chính quyền 'sợ' xã hội dân sự?
Nữ sinh bị đeo bảng "Tôi là người ăn trộm"
Xiềng chân Bầu Kiên là ngược đãi
Hoa Kỳ và Nga đang rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạ...
Ai đã vận động cho tự do của tiến sỹ luật Cù Huy H...
Khai trương Trung tâm Hoa Kỳ hiện đại ở Hà Nội
Bí mật con gái bên những dòng sông
Những nạn nhân trong mùa khai thuế
Tản mạn chuyện Phù Tang
Chân dung các vị vua cuối cùng đời nhà Nguyễn
Phóng viên tạp chí Life chụp ở Đông Dương năm 1948...
Hành phi chiên bằng "dầu hố ga"
Hàng trăm người mất tích trong vụ chìm tàu Nam Tri...
Chữa mồ hôi tay chân
Người Việt trên TV Nhật

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.