Với tư cách hậu sinh và nghiệp-dư nghiên cứu lịch-sử, chúng tôi xin có một số nhận xét về biến cố lịch-sử và chính-trị 1-11-1963 đã xảy ra 40 năm trước, mong độc giả xem đây là những góp ý hướng về tương lai hơn là tranh luận hơn thiệt và biên khảo lịch-sử.
1.
Trước hết, cuộc đảo-chánh 1-11-1963 nói chung là một vụ bội-phản có tính toán
và vì quyền lợi (1) phe nhóm cá nhân hơn là quốc-gia, của một số sĩ quan cao cấp
trong đó phần lớn là thành phần đã được người Pháp đào tạo. Xảy ra như ở một số
thuộc địa ở Phi châu mà tình trạng còn mãi đến nay! Cuộc đảo-chánh 1-11 thêm một
lần chứng minh và làm nổi bật cái não trạng (mentality) phản trắc, hai lòng và
cái não-trạng phục tùng ngoại bang của một số người Việt Nam . Ngay hai đảng
viên Cần Lao đã phản là tướng Tôn Thất Ðính và đại tá Ðỗ Mậu: ông Ðính, “con cưng
của chế độ”, ngày 25-10 trước đảo-chánh, đã xin cải tổ chính phủ và cho ông chức
bộ-trưởng Nội-Vụ nhưng bị từ chối (ông Trần Văn Ðôn thì mong được chức bộ trưởng
Quốc-Phòng) ngoài ra ông mang thêm mặc cảm tấn công các chùa đêm 21-8-63 và bị
ông Nhu khiển trách họp báo nói tiếng Pháp bồi và cho đi nghĩ Ðà-Lạt, còn đại
tá Ðỗ Mậu theo đảo-chánh vì tức đã không được lên tướng trong khi bạn ông (cùng
trình độ như ông) được đeo sao. Sau ngày 2-11-1963, lon tướng tá được gắn thoải
mái, cả tự gắn, có người (tướng Ðỗ Cao Trí) phải khiếu nại và rồi dù vừa mới
lên lon chưa đầy tháng cũng được thêm một lon nữa! Thời Trịnh Nguyễn và phân
tranh Gia Long - Tây Sơn được tái diễn trên mảnh đất nhiều ngàn năm văn hiến
đó! Những não trạng đáng buồn đó, tiếc thay, hãy còn hiện diện sống động trong
cộng đồng người Việt hải-ngoại!
Nhà
tù Chí Hòa, Sài Gòn - ông Ngô Đình Cẩn nhận các nghi thức tôn giáo trước giờ ra
pháp trường.
3. Nếu phải nói đến Chính Nghĩa, Chính Danh, thì nhìn chung, đã bị phe đảo-chánh
và đồng minh Mỹ xem thường. 1-11-1963 là một cuộc đảo-chánh nghĩa là phá đổ
Chánh đề phù Tà hoặc tạo-dựng một Chánh khác không thể Chánh bằng cái Chánh do
dân chủ tạo nên, vì dù gì thì chính quyền đệ nhất cộng-hòa là một cơ cấu hợp hiến,
hợp pháp và tương đối có chính nghĩa! Ngay sau khi chắc chắn anh em tổng-thống
Ngô đình Diệm đã chết, chiều 2-11-1963, Ủy Ban Cách-mạng (2) đã ra Quyết nghị số
2 ngưng áp dụng Hiến Pháp 26-10-1956! Có người đổi “đảo-chánh” thành “cách-mạng”
thì cũng chẳng thấy cách-mạng gì hơn vì cũng từng ấy nhân vật, từ thủ tướng
Nguyễn Ngọc Thơ đến các tướng nhiều sao trong Hội đồng Cách-mạng đều do quân đội
(và công an) thực dân Pháp đào luyện, và cũng chẳng có lý-thuyết cách-mạng gì mới!
Những người làm đảo-chánh tự cho có chính-nghĩa dù không tôn trọng trật tự, dân
chủ, cả những người làm đảo-chánh 11-11-1960 trước đó.
Ngô
Đình Diệm (thứ hai từ trái) trong một tấm ảnh chụp cả gia đình
Có người phê phán ông
Ngô đình Diệm “lật lọng”, “phản” cựu hoàng Bảo Ðại là người đã bổ nhiệm ông làm
thủ-tướng, có người còn nhân danh phong hoá Nho giáo hoặc dân tộc. Chúng tôi
nhìn thời đó như một thời Trịnh Nguyễn và Gia Long-Tây Sơn: thì Quang Trung
cũng đã nhận lời vua Lê Hiển Tông phù Lê diệt Trịnh và còn được gả công chúa Ngọc-Hân
cho, mà rồi sau quần thần vua Lê bị ông rượt sang Tàu. Thứ nữa sử cũng ghi rằng
anh em Tây Sơn nhận phục tùng chúa Nguyễn, chỉ cốt lật đổ quyền thần Trương
Phúc Loan thôi, mà rồi thành Phú Xuân đã bị anh em Tây Sơn đốt cháy, còn quần thần
Chúa Nguyễn phải bỏ chạy vô Nam. Thứ nữa, thời điểm tháng 6 và 7 năm 1954 là
lúc chiến-tranh Việt-Pháp lên cao độ, khủng hoảng chính-trị (chính-phủ Bửu Hội
không được lâu), xã hội băng hoại và miền Nam thì thập nhị sứ quân. Cựu hoàng Bảo
Ðại dù là quốc trưởng nhưng không hề đụng việc, chỉ giải trí riêng với hậu thuẫn
(và tiền bạc, bổng lộc) của các sứ quân. Bảo Ðại lại do người Pháp đặt ở chức
quốc trưởng, nên trưng cầu dân ý và Hiến Pháp 26-10-1956 không phải là một bước
đầu dân chủ đấy sao? Trong hoàn cảnh bất an hậu thế chiến và thuộc địa đó, làm
thủ tướng đâu phải dễ (trước đó mấy năm thủ tướng BS Nguyễn Văn Thinh đã phải tự
sát!). Chính những người pro-Bảo Ðại ở Pháp lúc đó đã nhận xét như LM Cao Văn
Luận nhân chứng ghi lại trong hồi ký của ngài:” Bảo Ðại đưa Ngô đình Diệm ông
Diệm về Việt Nam là để đốt cháy tương lai chính-trị của ông mà thôi!”
(3).
Thành quả và sự thực lịch-sử đã hiển nhiên, viết lịch-sử là đứng ở tổng thể và
cân nhắc phải-trái, sao lại có người đi soi móc chi tiết thổi phồng cho to, mà
lại làm một cách thiên vị hoặc giả dối, đạo đức giả ? Tiện đây chúng tôi xin mở
dấu ngoặc nói thêm là đối với cuộc chiến-tranh vừa qua (1954-1975), giới viết
lách trong nước và một phần ở hải-ngoại đã nhận ra rằng chẳng có chính nghĩa
nào hết nếu xét cho cùng. Tất cả chỉ là cường điệu, và hai bên đều là công cụ
cho những “lý-tưởng” đối chọi nhau. Và vì không có chính nghĩa (dù có
chính-đáng) nên cũng đã chẳng có một chung cuộc theo nghĩa có bên thắng có phe
thua. Nga, Trung quốc và Hoa-Kỳ chỉ ngưng ... chơi vì kiệt quệ, vậy thôi! Phạm
Kim Vinh, vốn khó tính, vẫn nhìn nhận “chính quyền Ngô đình Diệm là chính quyền
duy nhất của người Việt quốc-gia tạo được chính danh, chính thống và chính
nghĩa cho công cuộc chống Cộng của người Việt Nam ” (4).
4. Ðể “hoàn thành” cuộc đảo-chánh, trong hai ngày 1 và 2-11-1963, những kẻ chủ mưu và thừa hành đã ám sát theo thứ tự thời gian: đại tá Hồ Tấn Quyền tư lệnh hải quân trưa 1-11, đại tá Lê Quang Tung tư lệnh Lực Lượng Ðặc Biệt, và em ông là thiếu tá Lê Quang Triệu tối 1-11; tổng-thống Ngô đình Diệm và em ông là cố vấn Ngô đình Nhu sáng 2-11. Bốn người, anh em ông tổng-thống và anh em ông Tung Triệu bị đại úy Nguyễn Văn Nhung cận vệ của Dương Văn Minh giết và bắn chết (thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa cùng với đại úy Nhung giết anh em tổng-thống), đại tá Quyền bị thuộc hạ phản thùng là thiếu tá Lực và đại úy Giang giết. Các sĩ quan khác không thuận theo đảo-chánh hoặc bị nghi ngờ thì bị giam ở bộ Tổng Tham mưu như Cao Văn Viên, Lê Nguyên Khang, Nguyễn Ngọc Khôi, Ðỗ Ngọc Nhận, v.v.
Một
sĩ quan thuộc phe đảo chánh, vẻ mặt hớn hở, bên xác ông Nhu (không phải là ông
Diệm như trong chú thích tiếng Anh)
Người trách nhiệm hàng đầu trong vụ ám sát anh em tổng-thống là trung tướng Dương
Văn Minh. Các tướng thuộc Ủy Ban Cách-Mạng ở Sài-Gòn lúc đó như Trần Văn Ðôn
(5), Tôn Thất Ðính (6) và đại tá Ðỗ Mậu (7), ... hoặc ở xa như tướng Khánh, Thi
đều xác nhận điều này. Dù gì thì anh em tổng-thống Ngô đình Diệm đã bị ám sát
chết, do thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa hay đại úy Nguyễn Văn Nhung thừa hành thì tướng
Dương Văn Minh và Ủy Ban Cách-Mạng phải liên đới trách nhiệm trước lịch-sử,
cũng như các tướng Mai Hữu Xuân (“Mission accomplie!” chào trình tướng Dương
Văn Minh) và hai đại tá Nguyễn Văn Quan và Dương Văn Lắm, ... chỉ huy đoàn quân
xa đi đón đã không làm tròn trách nhiệm, hoặc có chỉ huy mà như không hoặc đồng
lõa vì sự đã rõ là hai ông Nghĩa và Nhung muốn làm gì thì làm (cả cho biết trước!).
Ông Trần Văn Ðôn kết luận chuyện tìm kẻ chủ xướng đã tỏ đồng ý và khen “người
nào đó ra lịnh giết nầy quả là một người thấy xa, ông ta không phải ngu dại khi
làm việc đó” (8). Dĩ nhiên người Mỹ hài lòng vì tham vọng bành trướng chiến-tranh
sẽ hết bị cản trở bởi vị nguyên thủ quốc-gia hợp hiến, đã mừng reo lên chiều
ngày 2-11 khi đón hai ông Ðôn và Lê Văn Kim đại diện các tướng đảo-chánh:
“C'est formidable! C'est magnifique! (Tuyệt vời!)” (9).
Vai-trò của Nguyễn Văn Nhung thì đã rõ (10), còn thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa thì nhiều nhân chứng từ sau 1963 đã ám chỉ ông tham gia việc giết anh em tổng-thống - cả hai đều ngồi chung xe thiết-giáp với anh em tổng-thống. Theo Trần Văn Ðôn, ông Nghĩa đòi đi theo đoàn đón tổng-thống và nói “Moa có nhiệm vụ” (11). Hoàng Văn Lạc (biệt bộ tham mưu phủ tổng-thống lúc đảo-chánh) và Hà Mai-Việt trongNam Việt-Nam 1954-1975: Những Sự Thật Chưa Hề
Nhắc Tới xuất-bản năm 1990, buộc tội ông Nghĩa là đao phủ thủ thứ hai trong vụ
ám sát tổng-thống. Ðiều tra của ông bà Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Nhân Ðức xuất-bản
năm 1994 cũng đưa tới cùng kết luận đó (12) nhưng ông Nghĩa từ chối trả lời phỏng
vấn sau khi qua Mỹ theo diện H.O. Năm 1996, ông Nghĩa cuối cùng lên tiếng, tự
biện hộ cho rằng ông có biết tướng Dương Văn Minh ra lệnh giết ông Nhu. Ngay
sau đó, ông bà Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Nhân Ðức viết bài vạch mười điểm
sai lầm và ngụy biện của ông Nghĩa, cho biết thêm đại úy Phan Hòa Hiệp (sau lên
chuẩn tướng) đã nói với hai soạn giả (cũng như với nhiều người khác như Ngô
Ðình Châu (13)), rằng ông đã nghe ông Nghĩa nói sẽ giết anh em ông Diệm để trả
thù cho đại úy thiết giáp Bùi Ngươn Ngãi bạn ông và cùng đảng viên Ðại-Việt bị
tử thương trong ngày đảo-chánh (14). Ông Duệ thì chắc chắn về việc ông Nghĩa
nhúng tay giết tổng-thống vì có hai nhân chứng thấy ông Nghĩa lau tay dính máu.
Về sau ông Nghĩa làm phụ thẩm tòa án cách-mạng xử tử ông Ngô đình Cẩn, vậy theo
ông Duệ, ông Nghĩa đã dính máu ba anh em ông tổng-thống (15)! Ông Huỳnh Văn
Lang trong bộ hồi ký Nhân Chứng Một Chế Ðộ đã cho biết thêm một số chuyện: đại
tá Nguyễn Văn Quan có vai-trò trong cái chết của anh em Ngô đình Diệm, ông Quan
thuộc đảng Ðại Việt và có thù cá nhân với ông Nhu (16). Thứ nữa, tướng Dương
Văn Minh bất mãn bị lấy lại “chiến lợi phẩm” từ Bảy Viễn (17). Ông Nguyễn Hữu
Duệ, lúc đảo-chánh là thiếu tá tư lệnh phó cho trung tá Nguyễn Ngọc Khôi Lữ
đoàn Phòng vệ tổng-thống phủ, đã ghi lại trong Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh Tổng-Thống
Ngô đình Diệm (18), rằng ông Quan đã chối với ông vai-trò trong vụ ám sát tổng-thống
vì ông Quan chỉ tình cờ đi theo. Cựu đại tướng Cao Văn Viên trong Những Ngày Cuối
Của Việt Nam Cộng-Hòa trong lời Bạt viết thêm khi bản dịch xuất-bản (19), đã tiết
lộ thêm ông suýt bị cách-mạng giết vào tối 1-11 sau khi đại úy Nhung đã đưa anh
em Lê Quang Tung đi giết ở Nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế.
Vai-trò của Nguyễn Văn Nhung thì đã rõ (10), còn thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa thì nhiều nhân chứng từ sau 1963 đã ám chỉ ông tham gia việc giết anh em tổng-thống - cả hai đều ngồi chung xe thiết-giáp với anh em tổng-thống. Theo Trần Văn Ðôn, ông Nghĩa đòi đi theo đoàn đón tổng-thống và nói “Moa có nhiệm vụ” (11). Hoàng Văn Lạc (biệt bộ tham mưu phủ tổng-thống lúc đảo-chánh) và Hà Mai-Việt trong
TT
Diệm và Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge, 26-8-1963
Ông Ngô đình Cẩn và Phan Quang Ðông thì bị “cách-mạng nối dài” xử tử ngày
9-5-1964 tức sáu tháng sau. Ông cố vấn Ngô đình Cẩn cả-tin ở lời hứa của người
Mỹ, đã vào trốn ở toà lãnh sự Mỹ ở Huế để cuối cùng bị đại sứ Henry Cabot Lodge
giao lại cho những người vì họ ông phải ... xin tị nạn, rồi khi có án tử thì
Lodge (vờ) xin ân xá cho nạn nhân của y! Như vậy cái chết đến với ông vì một tướng
Cần lao phản bội khác vì muốn lấy lòng Phật giáo nhưng lý do chính có thể vì
không khai thác được tiền tưởng ông Cẩn và gia-đình gửi ở Thụy Sỹ trong thực tế
có thể không hề có (20)!
Ðảo-chánh 1-11-1963 cùng với những cái chết bi đát không những đối với người chết, với công lao và hành trạng của họ, mà còn bi đát cả đối với người sống, bởi vậy đã 40 năm qua, tang thương đã nhiều mà những cái chết đó vẫn còn ám ảnh nhiều người, Việt cũng như Mỹ, Pháp! Bà Anne Blair gọi là một “mối ám ảnh đeo đuổi dai dẵng lương tâm nước Mỹ, quần chúng và nhà lãnh đạo xứ này, tạo ra hội chứng ViệtNam
/ Vietnam Syndrome” (21). Người bản chất đã xấu càng tệ hơn bên cạnh con người
thanh cao càng tỏ rạng hơn với thời gian!
Ðảo-chánh 1-11-1963 cùng với những cái chết bi đát không những đối với người chết, với công lao và hành trạng của họ, mà còn bi đát cả đối với người sống, bởi vậy đã 40 năm qua, tang thương đã nhiều mà những cái chết đó vẫn còn ám ảnh nhiều người, Việt cũng như Mỹ, Pháp! Bà Anne Blair gọi là một “mối ám ảnh đeo đuổi dai dẵng lương tâm nước Mỹ, quần chúng và nhà lãnh đạo xứ này, tạo ra hội chứng Việt
7. Biến cố đảo-chánh này và những diễn biến chính-trị sau đó chứng tỏ vai-trò tệ hại của các chính đảng vốn nhập cảng từ Bắc vào với Hiệp định đình chiến 1954, đã không thật thích hợp với miền đất phía
1962
U.S. Gen. Harkins w Vietnamese General Duong Van Minh
9. Rồi chỉnh lý, biểu dương lực lượng và một số quả báo đã xảy ra cho những người
liên hệ xa gần vụ đảo-chánh: TT Mỹ John F. Kennedy bị ám sát 3 tuần sau, ngày
22-11-1963, bốn tướng đảo-chánh (DV Minh, Xuân, Ðôn, Kim), Nguyễn Văn Nhung thiếu
tá mới lên, Trần Văn Chương, ... hoặc bộ mặt thật chẳng ra gì của họ! Về Dương
Văn Minh, bà Tùng Long đã có nhận xét rất đáng kể khi Huỳnh Thành Vị mời bà vào
nhóm Ba phe sau khi ông Minh ở Thái Lan về lại Việt Nam, bà đã từ chối lấy lý
do không làm chính-trị mà nếu có làm cũng không bao giờ hợp tác với ông Minh với
lý như sau: “Khi cờ đến tay mà còn không phất được thì bây giờ còn có cơ hội
nào để làm nữa” (30). Bà Tùng Long lúc nhỏ ở gần nhà ông Minh ở đường Trương
Công Ðịnh gần vườn Tao đàn, và học chung với các em gái ông Minh. Ðại tướng Lê
Văn Tỵ cũng từng phát biểu rằng tướng Big Minh chỉ “là một thùng phuy rỗng”
(31).
10. Trong số những người trung thành với chế độ Ngô đình Diệm, đã có những người nhìn thấy trục trặc của chế độ do đó đã lên tiếng, ra tay, nhưng không được đáp ứng và do đó phải chịu trả giá bản thân: BS Trần Kim Tuyến, ông Nguyễn Văn Châu. V.v. Sau đảo-chánh 11-11-1960 của các sĩ quan như Vương Văn Ðông, Nguyễn Chánh Thi và có bàn tay của một số chính khách, một số người thân tín của chế độ đã nhìn thấy cần cải cách, thay đổi. Một lực lượng đối lập dân chủ được hình thành, Phong Trào Ðại Ðoàn Kết, từ đầu năm 1961 đã có một số đề nghị cải cách trong đó đề nghị lập chức Thủ tướng và giao cho BS Phan Huy Quát là bộ mặt chính-trị tương đối thanh liêm và có tầm cỡ. Nhưng ông cố vấn Sài-Gòn không cùng ý kiến, do đó ông Châu mất chức, phải đi D.C. làm tùy viên quân sự từ tháng 9-1962, ông Tuyến làm tổng lãnh sự ở Ai cập nhưng chưa nhận nhiệm sở thì đảo-chánh đã xảy ra. Cuộc đảo-chánh 1-11-1963 xảy ra thì tình hình ViệtNam về chính-trị,
quân sự đã khác với thời đảo-chánh 11-11-1960: ba năm sau, người Mỹ thao túng mạnh
mẽ hơn và các vị trung thành với chế độ đã bị ly tán, không có quân hoặc quyền
hành như trước! Ông Châu bị ông Nguyễn Ngọc Khôi trách đem quân ủy vào làm yếu
quân đội (32). Còn ông Nguyễn Hữu Duệ thì đưa ra sự kiện trước đảo-chánh, khi
“đại tá Tung được lệnh cô lập ông Mậu để dằn mặt những người mưu toan” nhưng
ông trung tá Châu “nhảy bổ vào trình diện tổng-thống khóc lóc than phiền là ông
Nhu bây giờ hết tin anh em, đã đẩy ông đi xa , nay còn anh Mậu theo cụ từ bao
lâu nay mà cũng ra lệnh bắt (...)
10. Trong số những người trung thành với chế độ Ngô đình Diệm, đã có những người nhìn thấy trục trặc của chế độ do đó đã lên tiếng, ra tay, nhưng không được đáp ứng và do đó phải chịu trả giá bản thân: BS Trần Kim Tuyến, ông Nguyễn Văn Châu. V.v. Sau đảo-chánh 11-11-1960 của các sĩ quan như Vương Văn Ðông, Nguyễn Chánh Thi và có bàn tay của một số chính khách, một số người thân tín của chế độ đã nhìn thấy cần cải cách, thay đổi. Một lực lượng đối lập dân chủ được hình thành, Phong Trào Ðại Ðoàn Kết, từ đầu năm 1961 đã có một số đề nghị cải cách trong đó đề nghị lập chức Thủ tướng và giao cho BS Phan Huy Quát là bộ mặt chính-trị tương đối thanh liêm và có tầm cỡ. Nhưng ông cố vấn Sài-Gòn không cùng ý kiến, do đó ông Châu mất chức, phải đi D.C. làm tùy viên quân sự từ tháng 9-1962, ông Tuyến làm tổng lãnh sự ở Ai cập nhưng chưa nhận nhiệm sở thì đảo-chánh đã xảy ra. Cuộc đảo-chánh 1-11-1963 xảy ra thì tình hình Việt
Nếu ông Châu đừng xía vô việc này thì ông Mậu
bị bắt, như vậy các tướng sẽ không dám làm đảo-chánh, tôi hỏi thêm ông Châu. Việc
này có thể đúng, ông trả lời” (33)! Ông Duệ hỏi ông Châu chỉ vài ngày sau đảo-chánh.
Theo Trần Văn Ðôn và nhiều người thì ông Ðỗ Mậu theo đảo-chánh vì sợ hơn là chủ
động theo!
Saigon 1963 - General Ton
That Dinh & Troops – trên đường Lê Thánh Tôn phía trước
11. Vụ hiệp thương hoặc cố vấn Ngô đình Nhu tiếp xúc với đại diện Hà-Nội (Phạm
Hùng, và có thể cả Trần Ðộ theo như lời ông Tôn Thất Thiện (34)) trước nay vẫn
được dùng như một luận cứ để bênh vực ... Mỹ và nhóm tướng lãnh đảo-chánh!
Chính ông Ngô đình Nhu trong một số buổi học tập chính-trị đã kể - chứ không giấu
diếm như nhiều người lầm tưởng để khiến CIA Mỹ phải rình rập! Chính Ðạo Vũ Ngự
Chiêu nhiều lần nhưng nhất là trong Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, 1945-1975, đã
chứng minh “hành động “ve vãn” Cộng-Sản của anh em Diệm-Nhu (...), yếu tố “phiến
Cộng” này mới thực sự mang lại sự sụp đổ của đệ Nhất Cộng Hòa (1956-1963) mà
không phải cuộc tranh đấu của Phật Giáo, hay cái gọi là “bảo vệ chủ quyền quốc-gia”,
“quốc thể”, “nền độc lập” như nhiều người tưởng nghĩ” (35). Một số người để biện
hộ cho những hành vi phản bội, phá đổ miền Nam đã lấy lý do ông Nhu nói chuyện
với miền Bắc mà họ gọi là “thỏa hiệp với Cộng, xé bỏ Hiến pháp” như Ðỗ Mậu từng
ngụy biện (36), vì rồi cũng chính ông Mậu mấy năm trước khi chết đã viết Tâm Thư
(1995) và về lại trong nước và đã có những thái độ, lời nói rất khả nghi! Lịch-sử
chưa phê phán, chính mình đã tự lột mặt nạ! Giả dụ chuyện đó (cũng như chuyện
cành đào chủ tịch họ Hồ miền Bắc gửi cho tổng-thống miền Nam) có thật và thành
công, thiển nghĩ nhiều triệu người Việt, Nam và Bắc, đã không phải hy sinh, nằm
xuống hoặc mất tích, thương tật, v.v. và hôm nay cũng chẳng có ai phải bàn cãi
chuyện chất độc Orange đã thiêu hủy, gây thương tật cho thiên nhiên, môi trường
sống ở Việt Nam cũng như những quái thai trong các ống thí nghiệm của Nhà Nước
Hà-Nội! Và biết đâu miền Nam
đã trở thành Nam Hàn! V.v. Ừ nhỉ, thế thì cái diaspora Việt Nam hải-ngoại
làm sao giải thích? * Vấn-đề nghiên cứu về biến cố, người trẻ sau này sẽ gặp
nhiều khó khắn cũng như dễ dàng (37). Xin tham khảo chính văn, đừng nghe kể lại
dù người đó là khoa bảng hay có tiếng; nhãn “linh mục, pháp danh” cựu này cựu
kia, với một thiểu số có khi còn nguy hại hơn tài liệu và chứng giám của một tù
nhân hay lính quèn! Có thật sự tham khảo mới có thể có nhận định, phán đoán
chính đáng, công bằng. Hãy tập bỏ lý luận vì người cùng phe, vì danh tiếng người
nào đó, nếu muốn tránh hời hợt và trở thành trò xiếc!
Nhạy bén và biết hành xử chính-trị, trong vụ khủng hoảng Phật giáo mùa Hè 1963,
ông đã mời được các vị lãnh đạo Phật giáo đến nhà ông ngày 7-5-1963 và đã nói
như sau khi tiễn họ ra cửa: “Một trò Ơn chết mà chết cả một chính phủ, huống
chi của một tôn giáo lớn nhất mà bị triệt hạ ngang như thế!” (39). Giáo sư Nguyễn
Văn Trung trong tập bản thảo “Vẽ Ðường Cho Hươu Chạy” đã tổng kết về những sự
kiện lịch-sử chưa ai nói đến về ông Ngô đình Cẩn. Giáo sư đưa ra ánh sáng hai
điểm qua hai tài liệu Bội Phản Hay Chân Chính, hồi ký tập thể của một số cựu tù
nhân của Ðội Công Tác Ðặc Biệt Miền Trung và bài viết của luật sư Võ Văn Quan
đăng trên Thế Giới Ngày Nay cuối năm 1992 - ông Quan là người từng biện hộ cho
ông Ngô đình Cẩn: thứ nhất, ông Cẩn không phải là thủ phạm hay có dính líu đến
vụ đàn áp Phật giáo, ngược lại ông còn ủng hộ cuộc “đấu tranh” đó và chống lại
hai ông anh ở Sài-Gòn đã nghe lời TGM Ngô Ðình Thục. Thứ nữa, cách ông Cẩn chống
Cộng làm cho cộng-sản Hà-Nội sợ và đã đem lại an ninh cho miền Trung vốn rất
xáo động. Trích đoạn đã được đăng trên tờ Ngày Nay Houston (40) nói đến “thành
tích chống Cộng của Mật vụ Ngô đình Cẩn-Dương Văn Hiếu thật diệu kỳ, siêu tổ chức”;
và tù cộng-sản ở nhà tù ông Cẩn ra đều bị Hà-Nội nghi ngờ và không được tin
dùng nữa! Ngoài ra, ông Trung còn đưa ra lý lẽ tại sao thượng tọa Thích Trí
Quang muốn xử tử ông Ngô đình Cẩn: chỉ để bịt miệng thế gian là chế độ Ngô đình
Diệm đàn áp Phật giáo trong khi thực tế ngược lại. Thích Trí Quang cộng tác với
ông Cẩn lúc đầu là để trá hàng, lợi dụng ông Cẩn, và cuối cùng TT Quang đã để
cho cộng-sản Hà-Nội lợi dụng ông! Cái chết của ông Cẩn là một sỉ nhục và ông đã
khẳng khái tỏ ra khinh miệt kẻ gian khi không chịu bịt mặt!
Tài-liệu hoặc tác giả có thể tin hoặc giúp ích cho nghiên cứu về biến cố có: LM Cao Văn Luận (Bên Giòng Lịch-Sử, 2 ấn bản khác nhau, 1972 & 1983 ở hải-ngoại), Hoàng Lạc & Hà Mai-Việt (Nam Việt-Nam 1954-1975: những sự thật chưa hề nhắc tới. 1990), Nguyễn Trân (Công Và Tội: những sự thật lịch sử; hồi-ký lịch sử chính trị miền Nam 1945-1975. 1992); Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Nhân Ðức (Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng-Thống Ngô đình Diệm. 1994, một điều tra lịch-sử khá khách quan (43); bản dịch ra tiếng Anh: President Ngô Dình Diêm and the US: his overthrow and assassination. 2001), Phan Văn Lưu (Biến Cố Chính-Trị Việt Nam Hiện Ðại. 1994), Vĩnh Phúc (Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Ðộ Ngô Ðình Diệm. 1998), Minh Võ (Ngô Ðình Diệm: Lời Khen Tiếng Chê. 1998), Huỳnh Văn Lang (Nhân Chứng Một Chế Ðộ, 3 tập), Nguyễn Hữu Duệ (Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh Tổng-Thống Ngô đình Diệm. 2003),... Cũng như những ấn phẩm xuất-bản trong nước trước 1975 như của Lê Tử Hùng, Ðỗ Thọ, Lương Khải Minh và Cao Vị Hoàng, Minh Hùng Nguyễn Văn Bảo, v.v.
Phía tác-giả ngoại quốc, trước hết phải kể đến những tài liệu giải mật của Pentagon (44), của chính quyền Hoa-Kỳ, Bản tường trình của Phái đoàn điều tra LHQ (công bố ngày 13-12-1963 chứ không bị chìm xuồng như một đôi người viết (45)), B. S. N. Murti (Vietnam divided; the unfinished struggle, 1960, tb 1964), Dennis J. Duncanson (Government and Revolution in Vietnam. 1968), Marguerite Higgins (Our Vietnam Nightmare, 1965), R. Shaplen (The Lost Revolution. 1965), Ellen J. Hammer (A Death in November: America in Vietnam, 1963. 1987), Frederick Nolting (From Trust to Tragedy: the political memoirs of Frederick Nolting, Kennedy's ambassador to Diem's Vietnam. 1988), Anne E. Blair (Lodge in Vietnam: a Patriot Abroad. 1995), Francis X. Winters (The Year of the Hare: America in Vietnam, January 25, 1963-February 15, 1964; xuất-bản 1997, từ tài liệu giải mật Foreign Relations of the U.S. 1961-1984),
Những tài-liệu hoặc tác giả sau dùng được nhưng đề cao cảnh giác: Bùi Diễm (In the Jaws of History. 1987; Gọng Kìm Của Lịch-Sử. 2000); Trần Văn Ðôn (Our Endless War: inside Vietnam. 1978; Việt Nam Nhân Chứng. 1989), Nguyễn Cao Kỳ (How we lost the Vietnam War. 1976; Buddha's Child: my Fight to Save Vietnam. 2002), Phạm Văn Liễu. Trả Ta Sông Núi. Tập 1&2, 2002-, Nguyễn Ngọc Khôi (“Những sai lầm của Ðệ Nhất Cộng Hòa” (46)), Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của Ðỗ Mậu (1986), Việt
Ngoài ra cũng nên tìm hiểu thái độ cũng như những phát biểu của những người từng được chế độ đệ nhất cộng hoà cho đi du học, xem họ trung hoặc phản ra sao, cũng như nghiên cứu trường hợp những vị trí thức, khoa bảng hoặc thời cơ, “bảo hoàng hơn vua” để nịnh chế độ ra sao cũng như “tác phẩm” và thái độ của họ sau đó thế nào. Cũng như những người bỏ đạo gốc để theo đạo mới nịnh chế độ để tiến thân, rồi sau đảo-chánh, bỏ đạo mới! Và cả những người cao cấp nằm vùng, gián điệp nhị, tam trùng, v.v. Từ đó có thể có thêm những kết luận khác, về cái tâm địa khốn-cùng của con người chẳng hạn!
Gần đây, một sinh viên tiến-sĩ người Mỹ đã gây ngạc nhiên cho tôi khi anh gặp tôi vì muốn tìm hiểu rõ hơn vai trò của ông Nguyễn Văn Châu cũng như một số người khác liên hệ và chỉ ở những ngày trước sau vụ đảo-chánh 1-11. Một trí thức người Việt tốt nghiệp ở Nga cũng hỏi thăm tôi như vậy! Nghĩa là có người vẫn đi tìm sự thực lịch-sử, việc tôi vẫn và tiếp tục theo dõi! Ngoài ra mới đây, hai ngày 24-25 tháng 10-2003, một cuộc hội thảo về biến cố đảo-chánh 1-11 đã được Vietnam Center thuộc đại học Texas Technology ở Lubbock tổ chức. Cựu đảng viên cộng-sản Bùi Tín đã có bài tham luận đã kết luận như sau về tổng-thống Ngô đình Diệm: “ông Diệm là một nhân vật chính-trị đặc sắc, có lòng yêu nước sâu sắc, có tính cách cương trực thanh liêm, nếp sống đạm bạc giản dị” (50). Bà Ngô đình Nhu ở
Năm 1988, chúng tôi đã dịch và xuất bản cuốn Ngô Ðình Diệm Và Nổ Lực Hoà Bình Dang Dở (Los Alamitos CA: Xuân Thu, 1989, tái bản cùng năm), một cách cung cấp thêm tiếng nói và quan-điểm của người trong cuộc là ông Nguyễn Văn Châu (1923-1985) cũng là cậu của chúng tôi. Ðây là luận-văn Cao-học về sử mà ông đã trình ở đại học
Cuộc đảo-chánh 1-11-1963 đã mở cửa cho cuộc chiến-tranh toàn diện, huynh đệ bị hy-sinh cho lý tưởng cường điệu của hai phe chiến-tranh lạnh, quốc-cộng trở nên lằn ranh hằn sâu lên tâm trí và thân xác con người Việt
Tổng thống Diệm - Đại sứ Mỹ
Nolting - Thượng tọa Thích Trí Quang
Một nhận xét khác, từ biến cố 1-11, từ khi có quân có súng có “OK” của quan thầy
cả tự ý nhân danh Chính nghĩa, để làm loạn, đảo-chánh, chỉnh lý, biểu dương lực
lượng - mà năm 1964 là năm trăm hoa đua nở nhất, nhiều người làm chính-trị mỗi
lúc một đưa Chính nghĩa ra làm ngáo ộp. Và xuất cảng ra đến hải-ngoại từ sau
1975. Chính nghĩa vốn là cái cao quý, hệ trọng cho cả một dân tộc, đã bị con người
ta hễ có chuyện là lôi ra. Trục trặc phe nhóm, cá nhân, buôn bán bảo hiểm, làm
ăn không như ý, thế là lại lôi Chính nghĩa ra. Thế mà cũng có thể lôi kéo,
quyên góp được tiền bạc của nhiều người - thì cứ xem như là một cách chống Cộng
hay chống nằm vùng, chao đảo hoặc để lương tâm được ... yên ổn! Dĩ nhiên có những
lúc mà Chính nghĩa đã được xử dụng đúng chỗ trong hơn 28 năm qua - phần lớn
toàn mạo danh, thậm xưng, làm bạc giả!Trong bài này, hậu sinh chúng tôi trong việc tìm hiểu lịch-sử, chỉ nói đến sự phản trắc một cơ cấu dân chủ, hợp pháp, hợp hiến - tổng-thống Ngô đình Diệm là người đại diện được dân cử. Hội đồng Cách-mạng cũng chỉ là một thiểu số của một cơ cấu là quân đội, hơn nữa các ủy viên đứng đầu phần lớn đã đi lính cho Pháp thời Pháp thuộc. Còn Quân đội Việt Nam Cộng Hoà so với bộ đội miền Bắc nói chung anh hùng và nhiều bậc đáng kính hơn! Tai hại về lâu dài của vụ đảo-chánh phản bội, là đã làm yếu các chế độ sau đó vì vẫn xây trên nền không-dân-chủ, và di hại hơn nữa vì chứng đã thành bệnh khi ra đến hải-ngoại: não trạng phản bội, chia rẽ, không tôn trọng dân chủ, cứ nhìn Văn Bút hải-ngoại, các cơ cấu cộng đồng Atlanta, Nam Cali và Bắc Cali đều chia làm 2 với thủ lãnh khác nhau, rồi các cựu tù binh, tị nạn chính-trị, ngay cựu học sinh cũng thành nhiều hội mà danh xưng chỉ là một trò ... chơi chữ!
Đại sứ Cabot Lodge và ông
Diệm - Tướng Dương Văn Minh - Bác sĩ Trần Kim Tuyến
Bài học nếu có cho thế hệ tương lai theo tôi là hãy quên quá-khứ nhưng hãy công
bình với lịch-sử xét xử công tội cố gắng khách quan. Chân lý và công lý phải là
những mục đích cần có trong việc tìm cho ra những nguyên nhân của não trạng
tinh thần và chính-trị người Việt Nam đã khiến cho nước Việt và con người Việt
phải như hôm nay, tìm cho ra sự thực từ những khúc mắc chính-trị, gián điệp,
tuyên truyền, v.v. Và thoát khỏi tâm địa thời thuộc địa và cả tư duy hậu thuộc
địa!
Tóm, tất cả người Việt chúng ta đều là nạn nhân của chính-trị nội bộ Hoa-Kỳ, của truyền thông và báo chí Hoa-Kỳ, của các cường quốc nói chung, của chiến-tranh lạnh, nhưng chúng ta cũng là nạn nhân chính chúng ta mà trong chúng ta kẻ nhiều tội nhất là những kẻ tự xưng là người của Mỹ, của Pháp, của Cộng sản quốc tế,...!
Tóm, tất cả người Việt chúng ta đều là nạn nhân của chính-trị nội bộ Hoa-Kỳ, của truyền thông và báo chí Hoa-Kỳ, của các cường quốc nói chung, của chiến-tranh lạnh, nhưng chúng ta cũng là nạn nhân chính chúng ta mà trong chúng ta kẻ nhiều tội nhất là những kẻ tự xưng là người của Mỹ, của Pháp, của Cộng sản quốc tế,...!
Nguyễn Vy-Khanh
Montréal, 16-10-2003
Chú Thích:
1. Số tiền 3 triệu đồng Việt Nam tức 42,000 Mỹ kim do Lucien Conein đưa đến bộ Tổng Tham mưu cho các tướng đảo-chánh. X. Nguyên Vũ. Ngàn Năm Soi Mặt: tâm bút (
2. Hội đồng Quân nhân Cách-mạng chỉ thành lập từ ngày 3-11-1963.
3. Cao Văn Luận. Bên Giòng Lịch-Sử 1940-1965 (Sài-Gòn: Trí Dũng, 1972; Sống Mới tái bản, s.d.), tr. 256.
4. Phạm Kim Vinh. Việt
5. Trần Văn Ðôn. Việt
6. Tôn Thất Ðính. 20 Năm Binh Nghiệp, tức Nghĩa Biển Tình Sông (San Jose CA: TB Chánh Ðạo, 1998), tr. 455.
7. Ðỗ Mậu. Sđd, tr. 789.
8. Trần Văn Ðôn. Sđd, tr. 250.
9. Trần Văn Ðôn. Sđd, tr. 238.
10. Trần Văn Ðôn kể Nhung đã khoe với con trai ông con dao găm lịch-sử (Sđd, tr. 236-8).
11. Trần Văn Ðôn. Sđd, tr. 236. Ngô Ðình Châu xác nhận điều này trong Những Ngày Cuối Cùng Của Ðệ Nhất Cộng Hòa Việt
12. Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Nhân Ðức. Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng-Thống Ngô đình Diệm (San José CA: Quang Vinh, Kim Loan & Quang Hieu, 1994), tr. 532.
13. Ngô Ðình Châu. Sđd, tr. 41. Ông Ngô Ðình Châu đã hỏi trung sĩ trưởng chiến xa M-113 chở anh em tổng-thống Diệm.
14. Diễn Ðàn Phụ Nữ, 148, 1996, tr. 59.
15. Nguyễn Hữu Duệ. Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh Tổng-Thống Ngô đình Diệm (Tác-giả xuất-bản, CA 2003), tr. 170-171.
16. Huỳnh Văn Lang. Nhân Chứng Một Chế Ðộ (Tác-giả xuất-bản, 2000), tập 3, tr. 256-8.
17. Tập 2, tr. 70. Lại có tin ông DV Minh không nộp đủ, giấu đi một thùng phuy vàng (X. Nguyên Vũ. NNSM, Sđd, tr. 13).
18. Nguyễn Hữu Duệ. Sđd, tr. 74 & 78. Ông Quan trước khi chết đã xin trở lại đạo Công giáo do TGM Nguyễn Văn Bình rửa tội, điều ông muốbn từ trước đảo-chánh nhưng không làm vì sợ hiểu lầm hoặc giống những người khác!
19. Tr. 258. Nguyễn Kỳ Phong dịch, Vietnam Bibliography ở
20. Trong nước cũng làm một cuộc kỷ niệm 40 năm “cách-mạng 1-11-1963 thành công”, Nguyễn Ðắc Xuân làm một cuộc “tham quan” dinh Gia Long và nhân đó tiết lộ tướng Dương Văn Minh đã “nạt nộ tướng Ðôn “André! Giờ này mà anh còn muốn phản tôi hả? Nhung đưa súng đây”. Tướng Ðôn sợ quá muốn xỉu luôn! “ (Bốn Mươi Năm Nhìn Lại, tuyển tập 1963-2003.
21. Anne Blair. Lodge in
22. Bùi Tín. “Nhân vật lịch-sử Ngô đình Diệm và hậu quả cuộc đảo-chánh 1-11, 63”, Ngày Nay, 513, 15-10-2003, tr. A5 & B6.
23. Theo cuộn băng 37 tiếng đồng hồ tàng trữ ở JFK Library (
24. X. David Antonel et al. Les Complots de la CIA.
25. Trích theo F X Winters. Sđd, tr. 183. Trong khi đó, tờ New York Herald Tribune thì bênh vực chế độ Ngô đình Diệm!
26. Chính Ðạo. Tôn Giáo Và Chính-Trị: Phật Giáo, 1963-1967.
27. X. Marguerite Higgins. Our
28. X. Nghiên cứu của chúng tôi về các vận động chính-trị của người Việt hải-ngoại 1975-2005, sẽ công bố hoặc xuất-bản.
29. Bách Khoa SG, 1969, đăng lại trong hồi ký Hơn Nửa Ðời Hư.
30. Bà Tùng Long. Hồi-Ký (
31. Nguyễn Văn Châu ghi nhận trong Ngô Ðình Diệm Và Nổ Lực Hoà Bình Dang Dở (Los Alamitos CA: Xuân Thu, 1989), tr. 95.
32. “Những sai lầm của Ðệ Nhất Cộng Hòa”. Thời Báo Toronto 202, 11-11-1993; 203, 18-11-1993 (cùng đăng trên một số báo khác). Ông Khôi tư lệnh Lữ đoàn Phòng vệ Tổng-thống phủ lúc xảy ra đảo-chánh 1-11, trong bài viết ông tỏ ra mặc cảm, ghen tương với nhiều người khác lên lon lên chức hơn ông và ông muốn đính chính chối từ liên hệ của ông với chế độ. Ông phê bình ông NV Châu đem đảng Cần lao vào quân đội làm mất hiệu lực và làm mất miền Nam (?). Phê phán ngây thơ vì chiến-tranh một sống một còn với guồng máy cộng-sản, đáng ra còn phải đi xa hơn, nếu không triệt để tổ chức lại quân đội quốc gia thì cũng phải cô lập hoặc cho làm bàn giấy tất cả những phần tử do Pháp đào luyện hoặc quá-khứ khả nghi (MH Xuân, TT Ðính, DV Minh, Ðỗ Mậu, ...) là chuyện khả thể ngay cả trong các xã hội dân chủ như Hoa-Kỳ, Pháp.
33. Sđd, tr. 97.
34. X. Vĩnh Phúc. Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Ðộ Ngô Ðình Diệm. (Westminter CA: Văn Nghệ, 1998), tr. 337.
35. Chính Ðạo. “Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, 1945-1975” (chưa xuất-bản, bản Internet ở trang giaodiem.com).
36. Ðó cũng là nội dung của cả chương XVI, sđd.
37. Một người nghiên cứu trẻ, Nguyễn Kỳ Phong, tác-giả bộ Người Mỹ và Chiến-tranh Việt
38. Chính Ðạo. Tôn Giáo Và Chính-Trị: Phật Giáo, 1963-1967.
39. Hải Triều Âm, 2, 30-4-1964, tr. 5. Trích lại từ Lê Cung. “Tìm hiểu những sự kiện đầu tiên trong phong trào Phật giáo miền
40. Ngày Nay, 374, 15-9-1997, tr. A5-6.
41. Ðã đăng trên trang Internet Vietpage.com ngày 6-9-2003.
42. ST. “Dân-tộc Việt
43. Dĩ nhiên bị một số người bênh nhóm tướng lãnh “cách-mạng”, chế độ sau đó và bênh nhóm Phật giáo bạo động, chỉ trích. Nhưng khác Vĩnh Phúc, hai tác-giả này đã phỏng vấn hoặc khiến một số người trong cuộc phải lên tiếng, cả sau khi đã xuất-bản như với trung tá Dương Hiếu Nghĩa (X. Diễn Ðàn Phụ Nữ 148, 1996, tr. 59).
44. The Pentagon Papers: as published by the New York times, The Pentagon history was obtained by Neil Sheehan. Written by Neil Sheehan [and others].
45. Report of the UN Fact Finding
46. Bđd. Thời Báo
47.
48. Thí dụ không tin lời học giả Trần Trọng Kim (VNSL) mà tin báo cáo của Khâm sứ Pháp về việc đào mã lãnh tụ Cần Vương Phan Ðình Phùng. Chính Ðạo. Sđd, chú 51. Ðể viết tiểu sử Ngô Ðình Diệm, theo lời ông Nguyên Vũ, đã “sử dụng cơ bản là tập tiểu sử chính phủ Diệm do cơ quan an ninh Pháp thành lập ngày 5/7/1954 hiện vẫn còn chưa giải mật” (HCM con người & huyền thoại, tập III: 1947-1969).
49. Nguyên Vũ. NNSM. Sđd, tr. 135.
50. Bùi Tín. Bđd. Ngày Nay, tr. A5.
51. X. Trương Phú Thứ. Văn Nghệ Tiền-Phong, 643, 1-11-2002, tr. 8.
52. Hoặc nói rằng ông Châu về dự lễ mở tay linh mục của người em ông (X. Nguyễn Hữu Duệ, Sđd, tr. 97) - thật ra đã xảy ra năm 1960.
53. X. Nghiên Cứu Lịch-Sử, 48, 3-1963, tr. 6.
54. Trong số có ông Ðỗ Mậu (X. Trần Văn Ðôn. Sđd, tr. 203), nhưng ông Mậu không nói đến trong hồi ký của ông. Người duy nhất trong số đó còn sống là ông NN Khôi.
55. Ghi lại vài tài liệu còn nhớ: Dennis J. Duncanson: Lessons of Vietnam: three interpretive essays, 1971; Indo-China, the conflict analysed, Conflict Studies 39, 1973, v.v.; Robert Thompson: Defeating Communist insurgency: experiences from Malaya and
56. Nhà văn Nguyên Sa trong Hồi Ký (Irvine CA: Ðời, 1998) đã viết lại sự hữu hiệu của công an miền Trung ở Sài-Gòn (tr. 271+).
57. Minh Võ. Sđd, tr. 286.
58. Cao Văn Luận. Bên Giòng Lịch-Sử Việt Nam, 1940-1975 (
59. Ông Tôn Thất Ðính và Ðỗ Mậu là hai người bị phê phán nặng nề nhất, riêng ông Ðính ít ra đã có những lời “thú lỗi” dù tập thể ở đoạn cuối cuốn hồi ký: “cuộc hành quân 1-11-63 không phải là một thành công mà chính là một thảm bại lớn lao đối với lịch-sử” (Sđd, tr. 455). Hãy so với đa ngôn nhưng lời rỗng của Ðỗ Mậu: “ý nghĩa thực sự của ngày 1-11-63 là giải thoát. Trên mặt lịch-sử, nó chấm dứt những bế tắc của thế và thời để khai mở một giòng sinh mệnh mới; trên mặt dân-tộc, nó chấm dứt một giai đoạn trì trệ và đen tối để dân-tộc lại trở về với chức năng của chủ nhân đất nước (!)... “ (Sđd, tr. 791).
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.