Dự án siêu máy bay ném bom
Xuất phát từ một dự án bí mật có tên Máy bay ném bom công nghệ cao (Advanced Technology Bomber - ATB) vào năm 1979. Tại thời điểm này, cuộc chiến tranh lạnh vẫn đang diễn ra, ứng cử viên tổng thống Mỹ lúc đó là Ronald Reagan đã tuyên bố sẽ khôi phục lại sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Vào ngày 22 tháng 8 năm 1980, một nhân viên thuộc nội các của tổng thống Jimmy Carter đã công bố với báo giới rằng Bộ quốc phòng Mỹ đang phát triển nhiều mẫu máy bay mới, trong đó có cả ATB.
Sau khi xem xét thiết kế mẫu của nhiều công ty, chỉ có 2 đơn vị lọt vào vòng chung kết, đó là Northrop/Boeing và Lockheed/Rockwell. 2 công ty này sẽ cạnh tranh với nhau để chọn ra 1 thiết kế duy nhất cho dự án ATB. Vì là dự án bí mật nên trong suốt quá trình diễn ra, tất cả những người có liên quan đều sử dụng cụm từ "
Ban
đầu, chính phủ Mỹ lên kế hoạch sẽ sản xuất 132 máy bay tàng hình B-2 Spirit.
Sau đó, con số này được giảm xuống còn 75. Đến năm 1992, dưới áp lực về tài
chính và quốc hội, tổng thống Bush (Bush cha) tuyên bố sẽ chỉ có 20 chiếc B-2
được xuất xưởng (sau này tăng lên thành 21 chiếc nhờ vào việc tân trang lại một
chiếc thử nghiệm). Một điểm khá thú vị về phi đội B-2 Spirit là mỗi chiếc đều
có một tên gọi chính thức, được đặt theo tên các tiểu bang và thành phố của Mỹ,
ví dụ như "Spirit of Texas" hay "Spirit of Hawaii".
Cấu tạo và hoạt động
B-2 là chiếc máy bay đắt
nhất trong lịch sử từ trước đến nay, với chi phí sản xuất 2 tỷ USD mỗi chiếc.
Do chi phí sản xuất và duy trì hoạt động quá lớn, Mỹ đã phải hạn chế số lượng
hiện tại ở mức 20 chiếc.
B-2 có hình dáng khí động học khá đặc biệt, không chỉ giúp nó đặt được vận tốc
lớn mà còn góp phần hấp thụ sóng radar của kẻ thủ. Nó có sải cánh dài tới 52m,
chiều dài thân máy bay là 21m, trọng lượng không tải 71 tấn và có thể mang theo
hơn 70 tấn các loại vũ khí, bom đạn.
Sử dụng 4 động cơ turbin General Electric F118-GE-100 với lực đẩy 77kN mỗi động
cơ. B-2 có khả năng đạt tốc độ tối đa ở mức cận âm (1000 km/h), tầm bay 10.000
km và nếu được tiếp nhiên liệu nó có thể bay gần 20.000 km, đến bất cứ mục tiêu
nào trên thế giới. B-2 có khả năng tiếp nhiên liệu ngay trên không .
Các hoạt động của chiếc máy bay được hỗ trợ khá nhiều bởi máy tính, Northrop
Grumman đã trang bị hệ thống fly-by-wire, các hệ thống máy tính có thể tự động
nhận thông tin từ các cảm biến, sau đó tính toàn tình huống và xử lý giúp máy
bay luôn trong trạng thái ổn định. Do đó một phi hành đoàn của B-2 chỉ gồm 2
người, một phi công và một chỉ huy phi vụ.
Bóng ma vô hình
Vũ khí
Ban đầu, mục đích chính của B-2 là mang bom hạt nhân vào Liên Xô trong trường hợp có chiến tranh. Với sự sụp đổ của Liên Xô và các hiệp ước mới về sử dụng vũ khí hạt nhân, B-2 trở thành một máy bay ném bom đa chức năng.
Nó có 2 khoang chứa bom với các máy phóng quay, khi người chỉ huy xác định được mục tiêu, tín hiệu máy tính sẽ mở khoang chứa bom và điều khiển máy phóng quay đến một quả bom xác định được sử dụng cho nhiệm vụ. Sau khi được thả, một hệ thống dẫn đường sẽ giúp quả bom tìm đến đúng vị trí của mục tiêu. Loại bom dẫn đường này còn được gọi là JDAM.
Ngoài
ra nó còn được trang bị các loại tên lửa hành trình, các loại bom Mark 82, Mark
84, bom GATOR, CBU-97. Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2009, B-2 được trang bị thêm
loại vũ khí có sức công phá khủng khiếp nhất, MOP (The Massive Ordnance
Penetrator) là một quả bom với trọng lượng 14 tấn, dùng để phá hủy những bunker
kiên cố nhất nắm dưới lòng đất, còn được mệnh danh là "Mẹ của tất cả các
loại bom" -“The Mother of All Bombs” (MOAB). (hình trên góc phải)
Nhiệm
vụ chính của B-2 là thả bom, bên cạnh đó tự tin với khả năng không thể bị phát
hiện, B-2 không được trang bị bất kỳ lại vũ khí không đối không nào. Thậm trí
nó cũng không có các hệ thống phòng thủ như pháo sáng đánh lạc hướng tên lửa.
Tuy vậy, trong lịch sử chưa từng có chiếc B-2 nào bị bắn hạ.
Các
cuộc chiến và tương lai
B-2
bắt đầu tham chiến trong Chiến tranh Kosovo năm 1999. Chiếc B-2 là máy bay đầu
tiên sử dụng Vũ khí tấn công JDAM trong chiến tranh. Từ đó, chiếc máy bay này
đã hoạt động tại Afghanistan trong "Chiến dịch Tự do vĩnh viễn" và
tại Iraq trong "Chiến dịch Tự do Iraq".
Sau
khi ném bom các mục tiêu tại Afghanistan, chiếc máy bay hạ cánh tại Diego
Garcia, tái nạp nhiên liệu và thay thế phi hành đoàn cho phi vụ tiếp theo.
Trong chiến dịch tại Iraq
nó còn phải bay xa hơn bởi B-2 đóng tại căn cứ Diego Garcia.
Những
phi vụ sau này ở Iraq diễn
ra từ Căn cứ không quân Whiteman ở Missouri
. Điều này khiến nhiều phi vụ kéo dài hơn 30 giờ và một phi vụ đã kéo dài hơn
50 giờ. Chiếc B-2 có tính năng tự động cao, không như những máy bay chiến đấu
một người lái, một thành viên đội bay có thể ngủ, sử dụng toilet hay chuẩn bị
bữa ăn nóng trong khi người kia điều khiển máy bay.
B-2
cũng đã được Mỹ dùng trong cuộc chiến Lybia cùng Liên quân NATO ủng hộ lực
lượng nổi dậy Lybia năm 2011. Mới đây nhất, ngày 28/3, Mỹ đã điều 2 máy bay ném
bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit tham gia vào cuộc tập trận chung với Hàn
Quốc. Hai chiếc B-2 Spirit đã bay thẳng từ căn cứ không quân Whiteman tại bang Missouri qua quãng đường
hơn 10.460 km đến quốc gia Đông Nam Á này.
Văn
phòng kiểm kê chính cho biết "đây là dự án phát triển máy bay ném bom có
chi phí hoạt động cao nhất, tính trên mỗi chiếc máy bay xuất xưởng". Mỗi
chiếc B-2 cần 119 giờ bảo trì (so với mức 53 giờ của "pháo đài bay"
B-52) và tốn 3,4 triệu USD/tháng tiền chi phí bảo trì. Sở dĩ B-2 có mức phí
cũng như thời gian bảo trì cao là do yêu cầu cần có nhà chứa đủ rộng cho chiếc
máy bay có sải cánh đến 52,4 m này. Không những thế, nhà chứa phải đảm bảo các
yêu cầu về nhiệt độ để bảo vệ lớp vỏ "tàng hình" của B-2. Theo báo
cáo của GAO, Government Accountability Office, tổng chi phí cho mỗi chiếc B-2
tại thời điểm năm 1997 là 929 triệu USD. Đến năm 2004, Mỹ đã chi tổng cộng
44,75 tỷ USD (trị giá quy đổi năm 1997) cho dự án B-2. Chi phí này bao gồm phát
triển, sản xuất, cơ sở vật chất và linh kiện dự trữ.
B-2
Spirits và F-22 Raptor bay đội hình trên không phận Guam
Hãng
Northrop Grumman của Mỹ tuyên bố vừa thử nghiệm thành công hệ thống thông tin
vệ tinh chống nhiễu mới (satcom) cho máy bay ném bom tàng hình B-2 Sripit để có
được khả năng chống lại các hệ thống gây nhiễu và tác chiến điện tử của đối
phương.
Theo
hãng tin quốc phòng Anh (Jane), việc trình diễn khả năng chống nhiễu vệ tinh
cho máy bay ném bom B-2 đi kèm với chiến lược "chống tiếp cận/khu vực
cấm" (A2/AD) trước các mối đe dọa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hệ
thống thông tin tần số cao giống như mạng vệ tinh AEHF thường được xem là
"an toàn" hơn do được ứng dụng những công nghệ vi mạch thế hệ mới,
các thành phần nhu liệu (software) tinh vi, cương liệu (hardware) nhỏ gọn hơn,
cũng như những chùm tia phát xạ tín hiệu hẹp hơn.
Hãng
Northrop Grumman đã tiến hành một thử nghiệm hệ thống thông tin vệ tinh AEHF
trên một máy bay ném bom B-2 vào ngày18/4/2013 vừa qua. Trước đó, hãng này
cũng đã đánh giá khả năng truyền phát và nhận tín hiệu của hệ thống radar AESA
ở những góc quét khác nhau trong phòng thí nghiệm, trước khi được lặp đặt và
thử nghiệm hoạt động trên máy bay ném bom B-2.
Hệ
thống radar AESA được hy vọng sẽ giúp B-2 nhận các thông tin chiến trường với
tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn đáng kể so với những hệ thống liên lạc vệ tinh
quân sự hiện tại được được sử dụng trong quân đội Mỹ.
Với
hệ thống thông tin vệ tinh chống nhiễu mới, dự kiến trong tương lai, sự nguy
hiểm của loại máy bay ném bom tàng hình duy nhất đang hoạt động trên thế giới
hiện nay sẽ trở nên ngày càng nguy hiểm hơn. Khả năng tàng hình cùng các hệ
thống phụ như AEHF sẽ giúp B-2 có thể dễ dàng xâm nhập vào khu vực phòng thủ
của quốc gia đối địch như Trung Quốc, thả bom phá hủy và nhanh chóng trở về căn
cứ.
Hệ
thống satcom sẽ cho phép máy bay ném bom tàng hình B-2 có thể hoạt động kết nối
với mạng lưới vệ tinh tần số siêu cao tối tân (AEHF) của Không quân Mỹ (USAF).
Mục đích của AEHF là để thay thế hàng loạt cho những vệ tinh quân sự Milstar mà
Quân đội Mỹ đã triển khai từ những năm 1990 trên toàn cầu, bảo đảm khả năng
chống bức xạ và gây nhiễu cho hệ thống thông tin quân sự của Quân đội Mỹ.
HowStuffWorks
Mỹ phải luôn đứng trên cương vị Đại Ca, nếu để quyền uy nầy lọt về tay gã Liên Xô hay thèng Trung Cộng thì thảm hại rồi, thế giới nầy sẽ biến thành ổ mải dâm và nơi buôn ma túy khổng lồ, chẳng chóng thì chầy, nhân loại sẽ trở thành những "Đông Á Bệnh Phu" tân thời ...
ReplyDelete