...luật
này lên đến gần 10.000 trang rồi mà vẫn chưa xong...
Quyết định của Tối Cao Pháp Viện đã giải tỏa được một khúc mắc pháp lý lớn, nhưng vẫn không thay đổi hệ quả kinh tế xã hội của luật Cải Tổ Y Tế. Cũng không thay đổi ý kiến của dân chúng khi vẫn còn 55% dân chống luật cải tổ. Chính vì vậy mà đề tài cải tổ y tế tuy không còn là đề tài tranh cử sống chết cho hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa nữa, vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Cả hai bên vẫn tranh cãi, qua báo chí cũng như qua các quảng cáo trên truyền hình. Dù sao thì thiên hạ cũng đã có vẻ bình tâm hơn trước để mà nhận định vấn đề, bình tâm nhìn thực tế, xem những chuyện gì đang và sẽ xẩy ra trong ngành y tế Mỹ. Bình tâm mà cũng thành thật hơn.
Ta hãy xét lại vài vấn đề vừa mới được truyền thông đề cập đến.
KHAN HIẾM BÁC SĨ
Hai nhà báo Annie Lowrey và Robert Pear, trong bài viết “Với Luật Y Tế, Tình Trạng Thiếu Bác Sĩ Có Nhiều Triển Vọng Sẽ Trầm Trọng Hơn” (Doctor Shortage Likely to Worsen With Health Law), đã nhìn nhận với việc 30 triệu người được bảo hiểm y tế kể từ năm 2014, nước Mỹ sẽ lâm vào tình trạng thiếu bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ tổng quát không chuyên khoa (primary care doctors). Năm đó, nước Mỹ sẽ thiếu khoảng 63.000 bác sĩ, để đến năm 2025 (10 năm sau), sẽ thiếu hơn 130.000 bác sĩ.
Tình trạng khan hiếm bác sĩ dĩ nhiên sẽ đưa đến tình trạng phí tổn dịch vụ y tế tăng, và thời gian lấy hẹn gặp bác sĩ tăng, thay vì có thể lấy hẹn trong vòng vài ngày thì sẽ là vài tuần hay vài tháng, có khi cả năm như đã xẩy ra bên Canada. Và các nạn nhân chính sẽ là khối dân nghèo, những người trên nguyên tắc phải được hưởng lợi nhiều nhất từ cải tổ của TT Obama. Những ông bà nhà giàu vẫn có thể đi bác sĩ bất cứ lúc nào mà không phải chờ lấy hẹn, cho dù chỉ để chữa cảm cúm vớ vẩn.
Nói chung, đối với tất cả bệnh nhân, dù là Medicaid, Medicare hay không thuộc chương trình tài trợ nào, để giảm chi phí bảo hiểm, một số lớn các hãng bảo hiểm sẽ bắt khách hàng chọn các chương trình đặc biệt trong đó số bác sĩ được chấp nhận sẽ bị giới hạn, đưa đến tình trạng các bệnh nhân sẽ không còn quyền lựa chọn bác sĩ mình muốn nữa, và một số không nhỏ sẽ bị bắt đổi bác sĩ.
PHÁT TRIỂN NGÀNH KỸ NGHỆ Y KHOA
Luật y tế mới đánh thuế phụ thu 2,3% lên giá trị các máy móc và dụng cụ y khoa sản xuất kể từ 2013. Chính quyền Obama cho rằng tăng thuế này cần thiết để bù đắp phí tổn gia tăng của Nhà Nước, và sẽ không có ảnh hưởng tai hại gì trên ngành này vì số bệnh nhân gia tăng sẽ tăng nhu cầu máy móc và dụng cụ y khoa. Nói cách khác, tăng chi phí thuế nhưng sẽ được bù đắp bằng tăng số máy được bán ra, do đó các hãng này sẽ không lỗ mà còn lời nhiều hơn.
Đây chỉ là một trường hợp, tuy không phải là trường hợp duy nhất, nhưng rất cụ thể, đủ để chứng minh luật Cải Tổ Y Tế, trái với khẳng định của TT Obama, sẽ không có kết quả tốt cho kinh tế Mỹ, cũng như không giúp giảm thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho dân Mỹ.
TIỀN PHẠT
THẾ HỆ TRẺ
Trên thực tế, đây là bài toán kinh tế rất thực tiễn. Những người con lớn đã trưởng thành này được bảo hiểm, nhưng tất nhiên là không phải miễn phí. Cha mẹ hay chính họ sẽ phải trả bảo phí, người nào không có bảo hiểm thì sẽ bị phạt. Nói trắng ra, mấy anh chị này, dù sống chung với cha mẹ hay không cũng vẫn phải mua bảo hiểm, không mua sẽ bị phạt, chẳng có gì khác biệt. Điều khác biệt là luật mới cài mấy anh chị này vào bảo hiểm của cha mẹ, bắt buộc cha mẹ khi mua bảo hiểm cho mình, cũng phải mua bảo hiểm cho các con lớn này luôn, nếu không thì chỉ có cách là từ chối mua bảo hiểm cho cả gia đình và cả gia đình sẽ bị phạt. Và như vậy thì tình trạng giới trẻ thà trả tiền phạt chứ không mua bảo hiểm sẽ được giảm thiểu tối đa.
Nói cách khác, luật mới đã tìm ra được một phương thức có vẻ “nhân đạo” để che lấp một mánh khóe ép buộc giới trẻ phải tài trợ chi phí bảo hiểm của mấy người già.
CÁI GIÁ PHẢI TRẢ
Gần đây, nhiều người nêu câu hỏi tại sao
Trước hết là vấn đề phẩm chất. Không ai có thể chối cãi được chế độ y tế của Mỹ tốt nhất trên phương diện tiến bộ y khoa, thời gian chờ đợi, phẩm chất dịch vụ (nhà thương, bác sĩ), và quyền được lựa bác sĩ, nhà thương. Dân Mỹ chưa sẵn sàng từ bỏ những lợi thế này.
Cũng chưa kể chuyện bên Mỹ, theo thống kê mới nhất của năm 2009, 49% dân Mỹ với lợi tức thấp không đóng một xu thuế nào, trong khi tỷ lệ không đóng thuế bên Âu Châu chỉ là 10%. Bắt phần lớn những người hiện không đóng thuế phải đóng thuế, cho dù là rất thấp, chẳng hạn như vài trăm hay vài chục cũng là điều không một chính khách nào dám nghĩ tới.
TOÁN HỌC OBAMA
TT Obama khi quảng bá luật Cải Tổ Y Tế, tuyên bố nội trong nhiệm kỳ đầu, tính đến cuối năm 2012, phí bảo hiểm sức khỏe trung bình của mỗi gia đình sẽ giảm 2.500 đô. Thực tế, tính đến nay, bảo phí trung bình đã tăng 1.300 đô chứ không hề suy giảm. Như vậy có phải TT Obama đã hứa hẹn vớ vẩn không? Câu trả lời bình thường là “đúng vậy”. Nhưng TT Obama thì vẫn khẳng định ông không có “hứa lèo” mà đã giữ lời hứa cắt giảm chi phí y tế cho toàn dân. Ta thử tìm hiểu lý luận của TT Obama.
Đối với TT Obama, tháng tiếp theo, ông sẽ chi xài 1.800 đô, tức là thay vì cắt giảm, ông đã xài nhiều hơn 300 đô. Nhưng ông vẫn khoe là đã cắt giảm được 200 đô. Sao lạ vậy?
Nếu có quý độc giả nào thắc mắc thì kẻ viết này xin giải thích lý luận của TT Obama: theo đà tăng của giá cả, tiền chợ búa tháng tới sẽ phải là 2.000 đô mới giữ được mức chi tiêu bình thường, nhưng tôi đã cần kiệm, tính toán rất kỹ nên chỉ cần xài có 1.800 đô thôi, như vậy là tôi đã tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu được 200 đô rồi còn gì nữa? Đây chính là toán học của luật gia kiêm chính trị gia Obama.
Cái mầu nhiệm trong lý luận của TT Obama là bất kể tăng chi tiêu bao nhiêu, ông vẫn có thể khoe là đã cắt giảm, đã cần kiệm. Ai dám nói TT Obama không có phép lạ?
THU HỒI LUẬT
Những cố gắng thu hồi luật của khối bảo thủ vì lý do bất hợp hiến đã thất bại, và trong tương lai, coi như yếu tố pháp lý sẽ không còn được đề cập đến nữa. Khối bảo thủ muốn thu hồi luật sẽ phải thuyết phục đa số dân Mỹ đồng ý, để bầu cho một đa số bảo thủ vào hành pháp và lập pháp, một viễn tượng hầu như không thể có trong tương lai gần, vì sẽ đòi hỏi đảng Cộng Hòa trong kỳ bầu ba tháng nữa phải chiếm được Tòa Bạch Ốc, giữ đa số tại Hạ Viện, và chiếm được thêm ít nhất 12 ghế nữa tại Thượng Viện để có được đa số áp đảo.
Hinh Tran
Oct
03, 2013
Các
cải cách này, được nhiều người ở Mỹ gọi là Obamacare, và vẫn còn tranh cãi như
khi luật này được chấp thuận chỉ bởi những thành viên Dân chủ của Tổng thống
Obama trong Quốc hội, với sự chống đối kiên quyết của ...
Oct
02, 2013
Một
trong những người tác động nhiều nhất khiến phe Cộng hòa tìm cách bãi bỏ hoặc
ít nhất là trì hoãn chương trình chăm sóc y tế Obamacare là một nghị sĩ ít tên
tuổi, mới vào quốc hội được có 8 tháng và liên kết với Đảng ...
Oct
01, 2013
Một trong những điểm tranh cãi chủ chốt giữa hai Đảng Dân chủ và Đảng
Cộng hòa là chính sách y tế của Tổng thống Barack Obama, vốn được đặt biệt danh
là Obamacare. Các dân biểu Cộng hòa ở Hạ viện cũng như ở ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.