Thursday, October 10, 2013

Bị bắt vì dự khóa học xã hội dân sự?

image
Các học viên Việt Nam và Phó Chánh Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền Laurent Meilan
Một số thanh niên nói đã bị tạm giữ và chất vấn ở sân bay khi trở về Việt Nam sau một khóa học về xã hội dân sự tại Philippines.

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 10/10, anh Bùi Tiến Lâm, một trong những học viên trong nhóm, nói nhóm của anh gồm 13 người hồi tháng trước đã tìm đến khóa học về "Xã hội Dân sự ở Philippines" thông qua lời giới thiệu trên mạng xã hội của tổ chức Asian Bridge Philippines - một tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc có văn phòng tại Philippines.

Sau khi kết thúc khóa học kéo dài hai tuần, 10 người trong nhóm của Lâm về nước trong hai ngày 4/10-5/10 thì chín người bị bắt giữ và chất vấn tại sân bay. Tuy nhiên tất cả đều lần lượt được thả sau đó.
Ngày 10/10, ba người còn lại trong nhóm học viên cũng bị tạm giữ ngay sau khi xuống phi trường Tân Sơn Nhất và hiện vẫn chưa được trả về nhà.
'Không tốt cho chế độ'

Anh Lâm giải thích với BBC lý do tìm đến với khóa học vì "ở Việt Nam, phạm trù về xã hội dân sự còn mơ hồ, hầu như không có" và muốn tham gia khóa học để tìm hiểu thêm.
"Ở Philippines, xã hội dân sự rất lớn mạnh và góp vào sự phát triển chung vào xã hội... quyền con người và sự tham gia của người dân vào các vấn đề đất nước được đảm bảo," Lâm nói.

Tuy nhiên ngay khi xuống sân bay, Lâm cùng với những người khác đã bị thu giữ điện thoại và bị đưa vào chất vấn.
"Người ta muốn điều tra mình qua đó đi học những ai, lớp học bao nhiêu người, học cái gì, gặp gỡ những ai, đi đâu, khi về nước thì học những gì, và về Viêt Nam thì xử lý những gì đã học như thế nào," Lâm nói.
"Họ muốn đưa mình vào vấn đề là mình đã cấu kết với các thế lực thù địch do không hiểu biết, và nói tổ chức Asian Bridge là tổ chức có thế lực phản động đứng phía sau."
"Cơ quan an ninh nói chúng tôi đi học về rồi bị thế lực thù địch lợi dụng để tạo một xã hội dân sự lớn mạnh tại Việt Nam, ảnh hưởng đến chế độ. Đến khi xã hội dân sự lớn mạnh thì lợi dụng để lật đổ chế độ."

Anh Lâm cho biết hiện anh cùng một số blogger khác đang cùng gia đình của ba học viên còn bị tạm giữ biểu tình tại Tân Sơn Nhất để yêu cầu lực lượng an ninh trả những người này về nhà.
Anh này cũng nói sự việc lần này sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động của anh hướng về việc xây dựng xã hội dân sự trong thời gian tới.

image
Các blogger có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để yêu cầu trả tự do cho những học viên còn bị tạm giữ

'Gieo rắc sợ hãi'
Ngay sau khi nhận được tin trên, tổ chức Asian Bridge Philippines đã có thông cáo báo chí trong đó phản đối việc bắt giữ những học viên này.
Thông cáo của Asian Bridge Philippines giải thích là với mục tiêu “kết nối các xã hội dân sự ở châu Á", tổ chức này đã đứng ra tổ chức chương trình cho nhiều cá nhân và các nhóm từ Hàn Quốc và Ấn Độ trong những năm qua, và gần đây nhất là Việt Nam.
Thông cáo cũng nói trong suốt khóa học, các học viên của Việt Nam đã được gặp gỡ nhiều tổ chức phi chính phủ tại Philippines, được đến thăm Thượng viện và Hạ viện để gặp gỡ các nhà lập pháp của Philippines cũng như đại diện của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

"Đối với Asian Bridge Philippines, nguyện vọng tìm hiểu và học hỏi về ý nghĩa của xã hội dân sự và tiến trình phát triển xã hội dân sự của họ là một điều rất đáng khen," thông cáo viết.
"Do đó chúng tôi cho rằng việc họ bị giam giữ vô cớ là điều rất đáng quan ngại."
Asian Bridge cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam "tôn trọng các quyền cơ bản của mọi người Việt Nam và đặc biệt là quyền cơ bản của các thực tập sinh của chúng tôi để họ có thể tự do đi lại và tìm hiểu về sự phát triển của xã hội dân sự tại các quốc gia khác trong khu vực".

Thông cáo nhắc lại rằng "cả Việt NamPhilippines đều là thành viên khối Asean, vốn hoạt động với phương châm 'Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng'".
"Vì lẽ đó, chính phủ các nước Asean, trong đó có Việt Nam nên khuyến khích công dân mình tìm hiểu về lịch sử - xã hội của nước khác thay vì gieo rắc sợ hãi ..."
Trong một lá thư cảm ơn gửi đến Asian Bridge Philippines mà BBC có trong tay, ông Laurent Meilant, Phó chánh Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, gọi các học viên này là những "thanh niên thông minh và đáng ngưỡng mộ".


Ông đã thể hiện sự cảm kích trước Asian Bridge Philippines vì tạo cơ hội cho ông gặp gỡ với nhóm học viên để chia sẻ công việc của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Sep 23, 2013
image
Lần đầu tiên ở Việt Nam hình thành một diễn đàn chính thức, công khai và có tầm cỡ về chủ đề hoạt động dân sự được biết trước mắt với tên gọi “Diễn đàn Xã hội Dân sự”. Nhóm khởi xướng Diễn đàn Xã hội Dân sự vẫn là ...

Oct 07, 2013
Một đoạn video của một nhà hoạt động xã hội đăng trên Youtube kêu gọi mọi người dùng truyền thông xã hội để bày tỏ quan điểm, chống lại sự kiểm duyệt độc tài của nhà nước, và cổ súy cho dân chủ-nhân quyền tại Việt ...

Mar 05, 2013
Thế nhưng, qua đợt sửa đổi Hiến pháp lần này đã gửi đi những tín hiệu tích cực dự báo cho một sự chuyển dịch xu thế chính trị theo hướng dân chủ trong tương lai thông qua các phong trào xã hội dân sự. Sức mạnh từ ...

Oct 03, 2013
image. BBC: Để tiến tới điều mà ông gọi là xã hội dân sự tại Việt Nam thì cần có những sự đột phá nào? TS Jonathan London : Cơ bản nhất là không đàn áp những người thể hiện sự bất đồng chính kiến. Hiện nay trong Hiến ...

image

Cái nhìn của bậc thầy về Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thế...
Trung Quốc yêu cầu dân chúng lưu ý cách cư xử khi ...
Nhất tướng công thành vạn cốt khô
ĐGH Phanxicô ra vạ tuyệt thông linh mục chống đối ...
Khoảng trống trách nhiệm
Dự án siêu máy bay ném bom
Độc cô cầu Nợ
Thị xã
Chàng trai Việt dùng truyền thông xã hội cổ súy dâ...
John McCain: “Võ Nguyên Giáp đánh bại chúng tôi tr...
Giáo hạt Thuận Nghĩa cầu nguyện cho Giáo xứ Mỹ Yên...
Ca dao thời đại cháu con họ Hồ
Gã ăn mày thông minh nhất thế giới?
Câu chuyện của 'Nàng lọ lem Phố Wall'
Buôn bán chuột ở miền Tây
Phản ảnh của quá khứ
Chương trình 'bảo hiểm y tế vừa túi tiền' đi vào h...
Những kỳ quan trên thế giới ít người biết đến
Việt Nam trong danh sách đàn áp tự do internet nhấ...
Hoa Kỳ 'sẽ không bỏ qua nhân quyền'
Xin đừng khóc thương tôi Sudan
Thêm một trò bịp: Mỹ phẩm Stem Cells
Chó bạn ta
Ai là người khiến chính phủ Mỹ đóng cửa?
Cầm cành thiên tuế đi dự phiên tòa xử Lê Quốc Quân...
192 ví tiền và phép thử về lòng trung thực
Còn đây chút lương tâm con người!
Con tôi đi nhận xác “Chồng”!
Săn tình ở Trung Quốc
Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa một phần
Triết lý củ khoai
Người Nga "túng làm liều" với MiG-35?
Chuyện một bài ca dao cổ
Học trò lớp 7 tính hộ NASA về ngày tận thế 13/4/20...
Vợ xấu
Ăn gì cũng có thể chết !!
9 cách đối phó lại bà vợ hay cằn nhằn
Bỏ quốc tịch Mỹ
Bảo vệ trái tim quý bà
Phim "Cho Đi" Làm hằng triệu người chảy nước mắt (...
Video chế giễu Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm n...
Chuyện hai người quét rác
Du khách Trung Quốc đang là "sự bực bội" ở nhiều q...
Hình ảnh về mậu-dịch thời bao-cấp
Internet và cách mạng
Lấy vợ Mỹ
Mật ong
Pedophile priests:Ấu dâm không phải tội riêng Công...
Tạm biệt, Philipp Roesler
Syria: Đối đầu Mỹ Nga
Mì ăn liền

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.