Tuesday, September 24, 2013

Mì ăn liền

image
Ăn nhiều mì ăn liền dễ mắc bệnh

“Nếu ăn mì gói nhiều quá và ăn không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe” - tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, khẳng định.

Bà nhận định thế nào về thói quen ăn mì ăn liền của người dân Việt Nam hiện nay?

- Mì ăn liền thuộc nhóm ngũ cốc trong khẩu phần ăn, nó có thể “làm no” thay cho cơm, bánh mì, ngô, khoai, lại tiện dụng, làm nhanh, mùi vị cũng đa dạng, phong phú, giá thành rẻ, thậm chí ít lo ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người dân ưa chuộng, đặc biệt những người bận rộn, ít thời gian nấu nướng, ít tiền để đi ăn hàng quán. Không thể phủ nhận vai trò của mì ăn liền trong cuộc sống hiện đại, nhưng không thể coi nó là món ăn hoàn hảo.

Ăn nhiều mì ăn liền và trong thời gian dài liệu có hại cho sức khỏe?

image
- Đáng lưu ý là thói quen ăn mì ăn liền của người Việt Nam cũng thường không giống thế giới. Người nước ngoài ăn mì ngoài hàng có trộn thịt, có sa-lát nên thành phần dinh dưỡng đầy đủ. Còn người Việt thường ăn tranh thủ, ăn nhanh nên thường chỉ có “mì úp” với nước sôi, thiếu rất nhiều dưỡng chất trong khẩu phần ăn.
Vì thế, ăn nhiều và ăn mì ăn liền trong thời gian dài thì cơ thể sẽ thiếu nhiều dưỡng chất như đạm, vitamin, kẽm, chất xơ… Sự thiếu hụt này có hại cho sự phát triển của người trẻ, đồng thời làm giảm hệ miễn dịch và kéo theo nhiều bệnh tật khác.

Bộ Công Thương vừa công bố, Việt Nam tiêu thụ mì ăn liền đứng thứ 4 thế giới, trung bình mỗi tuần, một người ăn từ 1-3 gói mì.

image

Có nguy cơ nào cần lưu ý khi ăn nhiều mì ăn liền không, thưa bà?

-Thành phần dưỡng chất trong mì không cân đối, năng lượng chủ yếu từ tinh bột, do công nghệ chế biến nên mì thường được chiên qua dầu, vì thế lượng chất béo bão hòa (khó tan) trong mì khá nhiều. Đây là chất làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch vì nó đi vào mạch máu, làm xơ vữa động mạch.

Vậy thế nào là ăn mì đúng cách?

image
-Bà con khi ăn mì không nên chỉ ăn mì “úp” mà nên nấu cùng với thịt, rau để có đủ chất xơ, khoáng, vitamin, đạm, đồng thời, làm cân bằng chất béo, giúp cho cơ thể ít hấp thụ chất béo bão hòa. Gói muối trong mì cũng hơi nhiều, nên bà con cũng chỉ nên dùng một nửa, không nên ăn mặn quá. Và cho dù ngon, tiện dụng, bà con cũng không nên ăn quá nhiều, quá thường xuyên.

image

Mối nguy hiểm từ mì ăn liền

image
Bạn có thể mắc bệnh tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, ung thư… nếu tiêu thụ mì ăn liền thường xuyên, theo khuyến cáo của Hiệp hội người tiêu dùng Penang (Malaysia).
Hiệp hội kêu gọi người tiêu dùng không nên ăn mì ăn liền vì có hại cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức tiêu thụ natri cao có liên quan đến một loạt bệnh như cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và gây tổn thương cho thận.
Năm 2004, Malaysia tiêu thụ 870 triệu gói mì ăn liền nhưng vào năm 2008, con số này là 1.210 triệu gói, tăng gần 40%.

image
Mỗi suất mì ăn liền thế này thường chứa tới 830 mg muối natri.

Ít giá trị dinh dưỡng
Mì ăn liền là thực phẩm được chế biến có rất ít giá trị dinh dưỡng. Và nó được coi là đồ ăn vặt. Mỗi bánh mì ăn liền có chứa lượng cao carbohydrate, natri và các chất phụ gia thực phẩm khác, và chứa rất ít yếu tố cần thiết như chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Ảnh hưởng tới tim mạch, tăng huyết áp
Theo tiêu chuẩn Codex quốc tế (tiêu chuẩn của Tổ chức nông lương thế giới) đối với mì ăn liền thì các chất điều chỉnh axit, chất tăng cường hương vị, chất làm đông đặc, chất giữ ẩm, chất tạo màu sắc, chất ổn định, chất chống oxy hóa, chất nhũ hoá, chất xử lý bột, chất bảo quản và các chất chống đóng bánh được phép sử dụng trong quá trình chế biến mì ăn liền.

image
24 trong số 136 chất phụ gia có trong các Tiêu chuẩn Codex là muối natri. Và việc sử dụng các chất phụ gia natri là lý do chính tại sao mì ăn liền có hàm lượng natri cao. Thực phẩm giàu natri có thể gây tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, tổn thương thận và các vấn đề sức khỏe khác.
Hiệp hội người tiêu dùng Penang tiến hành một cuộc kiểm tra trên 10 mẫu mì ăn liền thì tìm thấy 3 mẫu có chứa natri trên 1.000 mg. Lượng natri trung bình được tìm thấy trong các mẫu khác là 830 mg. Theo đề xuất chế độ ăn uống dự phòng hiện tại của Mỹ (RDA), hàm lượng natri cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi là 2.400 mg/ngày. Tiêu thụ mì ăn liền thường xuyên có thể làm cho lượng natri tiêu thụ quá mức bình thường vì natri có mặt trong nhiều thực phẩm hàng ngày khác, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm bán rong.

image
Nguy cơ nhiễm chất độc hại
Một trong những mối quan tâm lớn với mì ăn liền là nó có thể sinh ra dầu hoặc mỡ biến tính nếu không được quản lý đúng cách trong quá trình sản xuất. Đây là điều có thể xảy ra nếu dầu nấu mì không được nhà sản xuất duy trì ở nhiệt độ thích hợp hoặc không được thay đổi thường xuyên.

Làm suy giảm hệ thống miễn dịch

image
Mì ăn liền được phủ một lớp sáp để ngăn chặn việc chúng bị dính lại với nhau. Điều này có thể nhìn thấy rõ khi nước nóng được thêm vào mì. Sau một thời gian sáp sẽ nổi trên mặt nước.
Tiêu chuẩn Codex cũng cho phép sử dụng tới 10.000 mg/kg hóa chất propylene glycol - một thành phần chống đông tương tự chất giữ ẩm (giúp giữ ẩm để ngăn chặn mì không bị khô) trong mì ăn liền. Propylene glycol sẽ dễ dàng được cơ thể hấp thụ và tích tụ trong tim, gan và thận gây ra những bất thường và hư tổn. Hóa chất này cũng có khả năng làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Mì ăn liền và gói bột gia vị cũng chứa một lượng lớn bột ngọt (MSG). Đó là chất tăng cường hương vị được các nhà sản xuất sử dụng để làm cho mì có hương vị tôm hay thịt bò. Và 1-2 % dân số có khả năng dị ứng với loại bột ngọt này. Người bị dị ứng với bột ngọt sẽ có cảm giác bỏng rát, tức ngực, đỏ bừng mặt hay đau và nhức đầu.

image
Gây tổn thương thận và đột quỵ
Tiêu thụ lượng natri lớn có liên quan đến bệnh đột quỵ hoặc tổn thương thận. Tại Malaysia, ước tính có 13.000 bệnh nhân phải lọc thận. Mỗi năm 2.500 người nhập vào danh sách những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Và mỗi giờ, ở Malaysia có 6 trường hợp bệnh nhân mới bị đột quỵ.

Khả năng gây ung thư
Một số hóa chất có trong mì ăn liền cũng có khả năng gây ung thư. Ví dụ chất dioxin và các chất làm dẻo sẽ bị rửa trôi từ các hộp nhựa chứa mì khi đổ nước nóng vào.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ít nhất 30% tất cả bệnh ung thư có thể được ngăn chặn bằng các biện pháp đơn giản như việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh. Mì ăn liền chắc chắn là thực phẩm mà người tiêu dùng nên hạn chế.
Hiệp hội Người tiêu dùng Penang đã kêu gọi Bộ Y tế khởi động một chiến dịch để làm nổi bật sự nguy hiểm của mì ăn liền, thực phẩm được sử dụng phổ biến ở Malaysia.

Bạn ăn mì ăn liền đã đúng cách chưa?

image
Mì ăn liền tiện dụng và giá thành rẻ nên được nhiều người ưa chuộng, nhất là trẻ em. Tuy nhiên, ăn mì tôm như thế nào là đúng không phải ai cũng biết cách.
Mì tôm là loại lương thực, thực phẩm sấy khô được tiêu thụ nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Mì tôm thường được các bạn sinh viên học sinh xa nhà xem như món chủ lực trong các bữa ăn.
Thường thì chúng ta nấu mì ăn liền bằng cách cho vào nước sôi, cho bột nêm vào và nấu khoảng 3 phút rồi đem ra ăn. Nhưng đây là cách sai để nấu mì ăn liền. Bởi làm cách đó, khi chúng ta nấu sôi các gia vị mà trong đó bột ngọt là chính (MSG: Monosodium glutamate). Nấu sôi sẽ làm biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.

image
Bên cạnh đó, ít người biểt rằng sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất 4 hay 5 ngày mới tiêu hoá hết phần sáp này. Do vậy, nhiều người ăn mì ăn liền bụng hay bị khó chịu. Vậy ăn mì tôm thế nào?

Dưới đây là cách chế biến mì ăn liền đúng cách:

image
- Luộc mì trong nồi nước sôi
- Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi
- Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vào trở lại nồi nước sôi, tắt lửa
- Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào. Còn nếu bạn muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể. Vì vậy, không nên lạm dụng ăn mì gói nhiều, nếu ăn mì trong tô đã gói sẵn mà không tiện để nấu, thì các bạn phải nhớ rửa mì thật kỷ bằng nước sôi trước trước khi dùng.

image

Tác hại của mì ăn liền

- Gây nóng trong người: Độ giòn của mì ăn liền là do được chiên dầu ở nhiệt độ cao, những người thích mì ăn liền khi ăn xong thường cảm thấy khô miệng, háo nước. Nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, vì thế không nên ăn nhiều mì ăn liền.

- Không tốt cho dạ dày: Nếu bạn ăn mì ăn liền thường xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…

- Thiếu chất dinh dưỡng: Thành phần chính của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt và không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu ăn mì ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, từ đó kéo theo một loạt bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê...

image
- Béo phì: Mì ăn liền đã chiên qua dầu, hàm lượng vitamin B trong đó bị phá hủy hoàn toàn, về cơ bản mì ăn liền có thể không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động. Vậy nên, nhiều người có xu hướng ăn nhiều gói mì ăn liền cùng lúc hoặc ngoài ăn mì ăn liền còn ăn thêm những thứ khác nữa. Hậu quả là bạn đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiêu đường, cholesterol cao…
image
- Lão hóa sớm: Dầu trong mì ăn liền cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng.

image
- Gây ung thư: trong mì ăn liền thường có các chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản… Do lưu trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất, nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.

- Không tốt cho gan: Trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, thần kinh....

image

Tỉa hành tây thành hoa
Hiểu sai về hạn định thời gian
Ý nghĩa của Diễn đàn Xã hội Dân sự
Một vụ án Y khoa
Hai mẹ con Mùi và Phả
Bầu cử Đức: bà Merkel chiến thắng
Để giết một người Mỹ!
Bà Trần Thị Hài mãn hạn tù
Phụ nữ miền Tây kiếm tiền
Học sinh cắt cổ thầy giáo & Vụ “giết người vì danh...
Du thuyền năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới
Dân oan thành kẻ sát nhân
Truyền thông và cách mạng
Thiếu Lâm thua đau đớn trên đất Mỹ
John McCain: Người Nga đáng có được một tổng thống...
Đảng 'bịt miệng' chủ tịch nước
Nói lái trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam
Độc tài: Mạnh hay yếu?
Obama đã quên Việt Nam?
Viện dưỡng lão
Một nửa người đàn ông
Tân nhạc Việt Nam dưới thời XHCN
Chuyến bay Delta 15
What happens to your body while you're asleep
Bánh canh quê em quê anh
Lời nói dối về thịt bò "cô bê phở"
Cô nhi viện và Viện dưỡng lão
12 địa điểm ngắm hoàng hôn tuyệt vời nhất
Nước Mỹ số một
Nhiều ca sĩ VN không được đào tạo về âm nhạc
Italia nỗ lực trục vớt tàu du lịch Costa Concordia...
Loài chó thông minh
Lời nguyền "Armageddon” khiến Mỹ bỏ cuộc tại Syria...
Giọt nước mắt muộn cho Budapest
Dân chủ và tự do thông tin
VN có nhượng bộ TQ về biên giới không?
30 năm cuộc chiến Việt - Trung
Vé giả vào thăm bảo tàng Louvre & Táo Trung Quốc
Nhiễm độc thủy ngân
Vợ chồng khắc khẩu
Cái giá của độc đảng
Nước ngầm ở Hà Nội ‘nhiễm thạch tín’
Tức nước vỡ bờ
Dây điện Hà Nội thành nơi treo lồng chim, phơi áo
Chăn vịt chạy đồng
Bà Cẩm Lợi
Chuyện tếu_Joke
Ba ngày ở Sapa
Người Việt bị FBI lật tẩy tội mưu sát
Tại sao một số phụ nữ sẩy thai nhiều?
Bảy Viễn : Cuộc đời ngang dọc
Syria: Số phận nghiệt ngã và đề xuất ngớ ngẩn của ...
Nỗi niềm của những người 'phụ nữ thừa'
Đồng hồ của các cụ chỉ mấy giờ
Obama xỉ vả Putin tại G20
Doanh nhân Nhật nhặt rác Hồ Gươm
Một thời câu cá
Blogger Mẹ Nấm nói về cuộc gặp với EU
Những ngày xa xưa trên quê hương đâu rồi?
Những trào lưu của gái Nhật
Hoàng gia Nhật dạy con như thế nào?
Văn hoá 'cởi giày'
Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội
Vũ khí hóa học giết người hàng loạt
Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh
Đạo trong võ học
Sợ Vợ
Liệu sẽ có 'cách mạng cơm-bún' ở VN?
Việt kiều về thăm quê

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.