Monday, September 23, 2013

Hai mẹ con Mùi và Phả

image
Tôi không biết bắt đầu entry này từ đâu. Quả thực trong lúc nhàn rỗi, tôi tình cờ lướt qua blog của ai đó, và bắt gặp hai con người, một số phận trong lăng kính của một sinh viên nước ngoài. Tôi dám chắc còn nhiều số phận như vậy, nhưng chúng ta không bao giờ nhận ra cho tới khi có ai đó đến và thức tỉnh chúng ta. Tò mò, tôi tìm kiếm trên google và có rất nhiều thông tin về câu chuyện này, câu chuyện của chàng sinh viên 23 tuổi cách chúng ta cả nửa vòng trái đất kể về cuộc đời hai mẹ con chị Mùi. Không nhiều lời lẽ nhưng những hình ảnh thực sự sống động khiến chúng ta phải chú ý, khiến chúng ta phải nhìn lại mình. Con mắt là để nhìn thật đấy, nhưng cậu sinh viên kia không chỉ nhìn bằng con mắt mà còn nhìn bằng cả tâm hồn và lòng trắc ẩn. Cảm ơn Justin Maxon vì một câu chuyện hay và nhiều ý nghĩa. Tôi xin phép được mượn những thông tin này để chia sẻ với mọi người.
(Khuyết danh)

image
Justin Maxon(còn gọi là Max Điên)
Sinh viên khoa Nhiếp ảnh ĐH San Francisco, California, Hoa Kỳ.
Tôi gặp chị Lê Thị Mùi và đứa con trai chị lang thang trên cầu Long Biên vào một chiều nọ. Tôi theo dõi họ từ rất xa, chị Mùi khoác tay nải trên vai, chẳng mặc gì ngoài một chiếc quần cộc, phía trước, thằng con trai chị đang lon ton chạy chân trần.

Tôi đã đi theo hai mẹ con chị cả ngày hôm đó, từ lúc trên cầu đến khi hai người tới một bãi tắm ven sông Hồng, và đã chứng kiến tình mẫu tử tuyệt vời của họ.
Tối hôm đó, sau khi lang thang cả ngày cùng mẹ con chị Mùi, tôi cảm thấy trong mình có cái gì đó thật khác lạ. Niềm hạnh phúc đơn giản của họ cứ luẩn quẩn trong tâm trí tôi và thôi thúc tôi tiếp tục tìm hiểu và cảm nhận cuộc sống của mẹ con chị.
Thế rồi tôi đâm ra ngưỡng mộ cái tình mẫu tử ấy. Tôi lang thang theo họ suốt 2 tuần liên tục, cảm nhận mối liên kết giữa hai người, về ước mơ giản dị và tâm trạng ngập tràn niềm hy vọng của mẹ con chị.

image
Chị Lê Thị Mùi, 42 tuổi, ôm hai chân đứa con trai 5 tuổi, Trần Văn Phả, đang cười như nắc nẻ đi lên từ một bãi tắm ven sông Hồng, sau khi hai mẹ con đã chơi đùa thỏa thích.
Chị Mùi tâm sự, chị thích chơi với Phả bất cứ lúc nào có thể để giữ cho tâm hồn nó được thuần khiết; bởi vì hơn ai hết chị hiểu rằng cuộc sống không nhà cửa khó khăn như thế nào đối với thằng bé.
Cuộc sống lang thang vô gia cư đã theo chị và đứa con trai suốt 5 năm nay vì chồng chị đã từ bỏ gia đình để chọn con đường hủy hoại mình bằng heroin để rồi chết vì căn bệnh thế kỷ AIDS 3 năm trước. Chị Mùi phải cùng lúc đấu tranh với cả căn bệnh tâm thần và HIV. Dù phải đối mặt với bao nhiêu thử thách hàng ngày, sợ công an bắt, sợ không thể tồn tại, chị và đứa con trai vẫn tràn ngập niềm hy vọng vào một ngày mai tươi sáng.

image
Hằng ngày, chị Mùi và con trai đi dạo trên cầu Long Biên và luôn dừng lại ở điểm này sau khi kết thúc bài thể dục buổi sáng. Chị thường ngồi ngắm nhìn dòng sông Hồng trong khi thằng Phả đưa bàn tay đẩy đẩy lưng mẹ. Chị Mùi có tiền sử bệnh tâm thần nên thỉnh thoảng có những hành động khá nguy hiểm như ngồi trên thành cầu.

image
Tối tối, hai mẹ con ngủ trên con phố gần Ga Long Biên. Khi đứa con đã yên giấc, chị vẫn còn thức rất khuya, thường là đến 12 giờ đêm để thu dọn đống giấy báo dùng làm mâm cho bữa tối.

image
Chị Mùi lôi túi hoa quả xin được đêm trước, loại ra những trái hỏng, trong khi Phả dựa người vào lưng mẹ. Chị có rất ít của cải và luôn lôi ra khỏi cái chiếu cói để sắp xếp lại trước khi ra bờ sông. Nơi mẹ con chị Mùi sinh sống có hàng trăm người qua lại, vào ra ga. Chị không muốn lại bị bắt vì để đồ đạc lung tung ở khu vực này.

image
Chị Mùi cầm trên tay 4 ống kim tiêm vừa nhặt được. Thằng Phả đứng cạnh mẹ. Sau ngày Hà Nội mừng Tết Nguyên Đán, hàng ngày mẹ con chị Mùi đi giữa đống kim tiêm cứ tăng dần lên dưới gầm cầu Long Biên. Chị bỏ hàng giờ nhặt cả trăm ống kim tiêm ra khỏi lối đi và xếp lại thành đống. Chị thường có thói quen nhặt rác xung quanh nơi chị đi qua. Chị là người đạo Phật và tin rằng chị đang giúp mọi người xung quanh bằng cách đó.

image
Chị nắm tay con trai khi đi dạo trên đường cao tốc ở Hà Nội. Phả rất thích nắm tay mẹ, không lúc nào rời. Ngày ngày, hai mẹ con đi bộ gần 2 cây số quanh thành phố, thường thì ven bờ sông, nhưng đôi lúc Phả lại thích khám phá những con phố.

image
Chị Mùi đem theo tất cả gia tài chị có trong một chiếc túi rảo bước phía trước cậu con trai trong khi thằng bé đang chạy theo để bắt kịp mẹ. Chị luôn để mắt tới Phả nhưng chị muốn để con trai được tự do chạy nhảy tới nơi nó muốn. Và thằng bé cứ hay phải chạy để đuổi kịp nhịp bước nhanh của mẹ như thế.

image
Ngày nào cũng vậy, mẹ con chị Mùi lại kỳ cọ cho nhau dưới sông. Chị biết cuộc sống lang thang đường phố thật khó khăn với Phả, và chị muốn thằng bé được sạch sẽ để nó cảm thấy dễ chịu hơn.

image
Chị đứng bên bờ sông gọi thằng Phả đang còn nghịch nước, trong khi nó còn chưa muốn về. Ngày nào cũng vậy, hai mẹ con đùa nghịch cả 8 giờ đồng hồ bên khúc sông đã bị ô nhiễm nặng do rác thải từ thành phố.

image
Hai mẹ con ngồi trên bãi cỏ ven sông Hồng ngắm trời mây bao la. Chị nói con trai chị là nguồn vui của chị, và hai mẹ con rất yêu thương nhau. Và họ vẫn là chỗ dựa cho nhau ngay cả khi phải sống trong thiếu thốn giữa những con đường, góc phố.

Thêm một vài bức ảnh nữa của Maxon về mẹ con chị Mùi :

image
Đánh răng bên sông

image
Cắt tóc

image
Tè nào con trai

image
Liêu xiêu bóng nhỏ

image
Xin hoa quả ở chợ

image
Vui con nhé !

image
Chăm con

image
Người mẹ

image
Viên gạch vỡ

image
Hạnh phúc thật đơn giản

image
Mẹ và con

image
Hờn dỗi

image
Gột rửa bụi đời

Dưới đây là một đoạn trong câu chuyện của chị Mùi mà Justin thu âm được, phóng viên đã chép lại bằng văn bản, trung thực với cách phát âm của chị:
“đến khi có cháu Phả thì tôi quyết tâm nà không có tiền chồng cho, nhà chồng không cưu mang giúp đỡ, tôi cũng quyết tâm đẻ cho chồng tôi một cháu trai nữa, và tất cả đã được như ý nguyện. Thế nhưng mà nói chung nà mẹ con để dành dụm được một triệu bạc thì đi thuê nhà ở Quảng Ninh nghỉ đẻ đấy, thuê nhà thì bà cụ cũng nấy rẻ, bốn chục nghìn một tháng thôi, thế nhưng mà đến khi vừa tiền đi đẻ ở bệnh viện này, vừa tiền ăn, tiền trọ các thứ, đến được hai tháng rưỡi nà hết sạch. Anh chồng chết rồi chứ, anh chồng bố thằng Phả đấy, nghiện...”

Chị Mùi trông hệt như những người điên vẫn thường lang thang không áo quần. Chị cùng con trai lững thững trên cầu, cúi nhặt rác rưởi, vừa để dọn sạch lối đi, vừa tập thể dục. Đến bữa, họ đi xin ăn. Đêm tối, họ ngủ trên manh chiếu ở một góc cầu Long Biên. Hãy nghe câu chuyện của họ:

“Hàng ngày cuộc sống của hai mẹ con thì mẹ ăn thế nào cũng được, còn cháu thì có khi nà cũng phải đi xin cho cháu ăn. Cháu ăn sạch hơn mẹ một tí. Bây giờ hàng ngày đi xin thì cũng muốn dạy cho cháu một cái nễ phép, để cho cháu sau này được ngoan ngoãn hơn. Hàng ngày muốn cháu được ngoan ngoãn thì mẹ không được nói năng những câu thô tục quá để cháu tự hấp thụ vào. Mẹ cũng phải tự rèn mẹ để cho con nó học tập thôi chứ còn không bắt buộc cháu điều gì cả. Cháu rất yêu và quí mẹ”.
"Cháu bây giờ nhé, từ lúc mụ dạy đã cười rất sảng khoái ở giấc mơ đấy, giấc ngủ ý. Tôi để ý như thế. Và trong cái tình cảm mẹ con nà có một núc ôm con mà cảm thấy thương con đến lồng làn, có một núc như thế đấy. Phả nà nhất. Từ bé đến giờ chưa bao giờ xa. Có một nần cai sữa để gửi ở nhà dì thôi, mà suốt đêm cháu cứ ra sân ngồi. Đêm tối như thế cháu không sợ, cháu cứ một mực đòi dì nà đi tìm mẹ" (chị Mùi kể - ghi lại từ băng thu âm của Justin Maxon).

"Mẹ con chị Mùi đã làm tôi thay đổi"

Justin Maxon đến VN cách đây ba tháng bằng số tiền tiết kiệm được sau khi thực hiện một số dự án ảnh ở quê nhà về người vô gia cư và cuộc sống ở New Orleans một năm sau cơn bão Katrina. Anh còn là thành viên của photoworld.com.vn, một website nhiếp ảnh qui tụ nhiều phóng viên ảnh VN dưới cái tên MadMax(tức Max “điên”).

Anh đi lang thang khắp Hà Nội để tìm kiếm đề tài chụp ảnh, rồi bất chợt nhìn thấy mẹ con chị Mùi.
Max, 24 tuổi, kể: “Tôi trông thấy một người phụ nữ và đứa trẻ trên cầu Long Biên. Chị mặc độc chiếc quần soọc. Trong vòng hai tuần ở Hà Nội, tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì giống thế. Đó là điều vô cùng lạ lẫm ở đất nước tôi. Tôi bắt đầu đi theo họ và khám phá mối liên hệ mẫu tử giữa họ. Từ đó, có một điều gì đó thẳm sâu trong tâm hồn cứ kéo tôi đi theo hai mẹ con.

image
Tôi từng cảm thấy lạc lõng khi phải sống ở một đất nước mới với những trải nghiệm mới. Hai mẹ con chị có vẻ lẻ loi giống tôi. Có một điều kỳ lạ ở họ đã làm tôi thay đổi, đó là việc tìm thấy hạnh phúc từ nội tại. Ở Mỹ, bạn được cho là hạnh phúc khi bạn sở hữu một tài sản. Nhưng ở đây, hai mẹ con chị hoàn toàn tay trắng. Chị ấy thậm chí còn thích cuộc sống không nhà cửa hơn là bị nhốt trong một trung tâm xã hội. Chị ấy theo đạo Phật. Chị ấy bị đặt bên lề xã hội. Chị ấy cho tôi thấy tất cả chúng ta đều là con người với tất cả ý nghĩa nhân bản của từ này”.

Max đã chụp ảnh mẹ con chị Mùi trong cuộc sống hằng ngày, những tấm ảnh chân thực, tự nhiên và tình cảm, đúng như những gì anh cảm thấy. Max đi theo hai mẹ con từ sáng tới đêm trong mười ngày đầu tiên. Trong những ngày đó, luôn có một đám đông đi theo anh, người tò mò, người chê cười, người dọa nạt anh không được ghi lại “hình ảnh xấu của VN”, người can ngăn anh vì cho đó là một việc vô tích sự.

image
Đăm chiêu
Max cảm thấy khó khăn khi mình và mẹ con chị Mùi bị bao vây hằng ngày như vậy. Anh giả vờ lảng đi, rồi quay lại với mẹ con chị Mùi cứ ba ngày một lần để hoàn thành những tấm ảnh cuối cùng trong dự án. Cứ như vậy sau ba tuần, 24 bức ảnh đẹp nhất về cuộc sống hằng ngày của mẹ con chị Mùi ra đời.

Tạm biệt chị Mùi và bé Phả, Max “điên” vào Quảng Trị, Đà Nẵng để chụp ảnh về những nạn nhân bị nghi nhiễm chất độc da cam. Sau ba tuần cùng sống, cùng ăn, cùng ở với một gia đình ở Đông Hà, Quảng Trị, Max đã hoàn tất dự án ảnh thứ hai ở VN. Trước khi lên đường về Mỹ, Max nói: “Tôi sẽ tìm cách quay trở lại đây trong khoảng một năm tới, sau khi tốt nghiệp”.

..................................................................................................................................................................

"Mùi và Phả" đã được mang đi trưng bày tại triển lãm Chobi Mela ở Bangladesh, Lodz tại Ba Lan, New York, Dumbo và Slovenia. Sau đó bộ ảnh còn được trình chiếu tại Liên ha LookBetween ở Charlottesville, Ngày nhiếp ảnh ở Istanbul và Liên hoan Ảnh Bursa tại Thổ Nhĩ Kỳ.

image
Cũng nhờ "Mùi và Phả" mà sự nghiệp chụp ảnh của Justin ngày càng phát triển, thậm chí còn thành công vang dội. Anh bắt đầu trở thành một nhiếp ảnh gia nổi tiếng, các bức ảnh của anh chụp được nhiều chuyên gia tại Mỹ đánh giá rất cao và thường xuyên nhận được các giải thưởng về nhiếp ảnh lớn của thế giới.


image
Vài năm sau, nhờ sự ảnh hưởng từ bài viết của Justin mà cuộc sống của "Mùi và Phả" đã cải thiện hơn. Cô đã có một người chồng thật sự yêu thương mình, và sinh một cô con gái kháu khỉnh. Đây có thể xem là một kết cục đẹp cho tình mẫu tử thiêng liêng.



image

image
Justin Maxon

Justin Maxon, 1983, USA, is a documentary photographer who focuses on long-term projects that examine the complexities of human struggle. In his ongoing project Streets is Raw he concentrates on the highly impoverished Tenderloin district in San Francisco where he photographs and documents the various issues, drug addiction, mental health issues and the threat of disease and death, that the people are facing in this region. His project Children of Agent Orange focuses on the second and third generation of people in Vietnam that are affected by the Agent Orange poisoning. The chemicals sprayed by the US on Vietnam during the war have tremedous effects on young Vietnamese people today. Mui and Pha is a story of a mother and her young son living homeless in the streets of Hanoi. Justin has received numerous awards as the first prize in the 2007 World Press Photo Daily Life singles category and he was named one of the PDN's 30 emerging photographers to watch. The following images come from the projects Streets is Raw, Children of Agent Orange and Mui and Pha.

Aug 22, 2013
Có thể tìm thấy những nhắc nhở về quá khứ gắn với nước Pháp trên mọi đường phố Hà Nội. Nhưng có một cấu trúc được xây thời thuộc địa được cư dân thủ đô đặc biệt yêu quý. Chẳng có mấy ai đi bộ trên cầu Long Biên.

Jul 22, 2011
Cầu Long Biên năm 1915, được đặt theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. image. Woman Smoking Opium, Hanoi - French Indochina circa 1915. Cô gái người Hoa hút thuốc phiện, Hà Nội 1915(source: Museé ...

Aug 28, 2012
Cầu Long Biên, một tác phẩm của Eiffel, một trong những dấu ấn biểu tượng của Hànội. Vậy thiết tưởng đã đến lúc chúng ta phải biết rõ Alexandre Gustave Eiffel (1832-1923), người đã để lại trên thế gian này những kỳ đài ...

image

Bầu cử Đức: bà Merkel chiến thắng
Để giết một người Mỹ!
Bà Trần Thị Hài mãn hạn tù
Phụ nữ miền Tây kiếm tiền
Học sinh cắt cổ thầy giáo & Vụ “giết người vì danh...
Du thuyền năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới
Dân oan thành kẻ sát nhân
Truyền thông và cách mạng
Thiếu Lâm thua đau đớn trên đất Mỹ
John McCain: Người Nga đáng có được một tổng thống...
Đảng 'bịt miệng' chủ tịch nước
Nói lái trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam
Độc tài: Mạnh hay yếu?
Obama đã quên Việt Nam?
Viện dưỡng lão
Một nửa người đàn ông
Tân nhạc Việt Nam dưới thời XHCN
Chuyến bay Delta 15
What happens to your body while you're asleep
Bánh canh quê em quê anh
Lời nói dối về thịt bò "cô bê phở"
Cô nhi viện và Viện dưỡng lão
12 địa điểm ngắm hoàng hôn tuyệt vời nhất
Nước Mỹ số một
Nhiều ca sĩ VN không được đào tạo về âm nhạc
Italia nỗ lực trục vớt tàu du lịch Costa Concordia...
Loài chó thông minh
Lời nguyền "Armageddon” khiến Mỹ bỏ cuộc tại Syria...
Giọt nước mắt muộn cho Budapest
Dân chủ và tự do thông tin
VN có nhượng bộ TQ về biên giới không?
30 năm cuộc chiến Việt - Trung
Vé giả vào thăm bảo tàng Louvre & Táo Trung Quốc
Nhiễm độc thủy ngân
Vợ chồng khắc khẩu
Cái giá của độc đảng
Nước ngầm ở Hà Nội ‘nhiễm thạch tín’
Tức nước vỡ bờ
Dây điện Hà Nội thành nơi treo lồng chim, phơi áo
Chăn vịt chạy đồng
Bà Cẩm Lợi
Chuyện tếu_Joke
Ba ngày ở Sapa
Người Việt bị FBI lật tẩy tội mưu sát
Tại sao một số phụ nữ sẩy thai nhiều?
Bảy Viễn : Cuộc đời ngang dọc
Syria: Số phận nghiệt ngã và đề xuất ngớ ngẩn của ...
Nỗi niềm của những người 'phụ nữ thừa'
Đồng hồ của các cụ chỉ mấy giờ
Obama xỉ vả Putin tại G20
Doanh nhân Nhật nhặt rác Hồ Gươm
Một thời câu cá
Blogger Mẹ Nấm nói về cuộc gặp với EU
Những ngày xa xưa trên quê hương đâu rồi?
Những trào lưu của gái Nhật
Hoàng gia Nhật dạy con như thế nào?
Văn hoá 'cởi giày'
Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội
Vũ khí hóa học giết người hàng loạt
Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh
Đạo trong võ học
Sợ Vợ
Liệu sẽ có 'cách mạng cơm-bún' ở VN?
Việt kiều về thăm quê
Khuôn mặt lấp ló giữa đống lửa đang cháy
So sánh GDP đầu người của Việt Nam với vài nước Á ...
Dalai Lama: Học làm người
Cộng Cà Phê và Quán thịt chó Đảng
Hủ tiếu
Rainbow Mountains In China
Một góc nhìn về cơm 2000 đồng
Tại sao thuyền nhân liều mạng tới Úc?
Công an 'xô xát' với giáo dân ở Nghệ An
Số người tị nạn Syria vượt mức 2 triệu
Những thứ cần phải quên
Nghi Phạm khủng bố Al-Qaeda gốc Việt là ai?
Tin "Vịt"
Thế giới kỳ lạ bên trong cơ thể con người
Quốc khánh
Nữ nghệ sĩ Việt với cuộc hành trình đưa nhạc dân t...
Facebook ở VN: Đồng sàng dị 'mạng'
Hoa Kỳ có lịch sử lâu đời về hoạt động quân sự ở n...
Hũ hài cốt là con tin trong chùa
Chuyện cờ bịch ngày xưa ở VN
Cho phép thì lo, không cho thì lạc hậu
Điệp viên cs Phạm Xuân Ẩn: Xin đừng chôn tôi gần c...
Thế giới ăn gì vào bữa sáng?

1 comment:

  1. Đọc chuyện hai mẹ con Mùi và Phả, thấy tim mình đau đau..
    CTT

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.