Ông
Obama thăm Miến Điện hồi cuối năm ngoái
Tháng
11 năm ngoái, Tổng thống Barack Obama công du ba quốc gia Đông Nam Á. Ngạc
nhiên trong chuyến đi là ông đã đến Myanmar.
Giới
quan sát chính trị đặt câu hỏi là lãnh đạo Mỹ có nên đến Myanmar không, vì
chính quyền quân phiệt Yangon chỉ mới công bố tiến trình cải cách chính trị vài
tháng trước đó, trong khi tại đất nước này vẫn còn những xung đột giữa người
theo Phật giáo và Hồi giáo làm nhiều người chết và cả trăm nghìn dân phải dời
cư để tránh bạo động.
Sự
kiện ông Obama đến thăm, như thế có phải là ủng hộ lãnh đạo Myanmar , mà năm
trước còn là những người cầm quyền độc tài và để những xung đột tôn giáo xảy ra.
Nhưng
Tổng thống Obama vẫn đến, không phải là dấu chỉ ông tán đồng chính sách độc
tài, đàn áp của lãnh đạo quân phiệt, nhưng là để nói lên sự ủng hộ những bước
cải cách dân chủ do Yangon khởi xướng.
Myanmar
đã bắt đầu thay đổi, và đang thay đổi nhanh, từ cuối năm 2010 khi bà Aung San
Suu Kyi, lãnh đạo phe đối lập, được trả tự do sau hơn hai thập niên tù và quản
chế tại gia. Trong kỳ bầu cử năm 1990, đảng đối lập do bà lãnh đạo đạt 59% số
phiếu và chiếm đa số ghế trong quốc hội, nhưng phe cầm quyền đã không công nhận
kết quả và còn tiếp tục giam bà trong nhiều năm.
Năm
ngoái, ngay sau khi lãnh đạo Myanmar tuyên bố cải cách chính trị, Tổng thống
Obama đã nhanh chóng quyết định bỏ cấm vận và Hoa Kỳ đẩy mạnh đầu tư kinh tế
vào đất nước với 56 triệu dân này.
Ông
Obama quyết định đến Myanmar
vì là người sớm lên tiếng ủng hộ những cải cách chính trị đã mở ra. Sự có mặt
của lãnh đạo Mỹ ở đó tuy trong thời gian rất ngắn, chỉ 6 giờ đồng hồ, là vì ông
muốn đưa ra “bàn tay thân hữu” với Myanmar để tự do, dân chủ sẽ nở hoa
ở đây.
Tổng
thống Obama là lãnh đạo Mỹ đầu tiên thăm Myanmar từ nửa thế kỷ qua, kể từ khi
phe quân đội nắm quyền năm 1962 và đã cai trị bằng chính sách độc tài với nhiều
vụ đàn áp đẫm máu sinh viên, các nhà sư. Nhiều người đối lập đã bị giam tù.
Cổ
súy dân chủ
Trong
chuyến đi cuối năm ngoái tới châu Á, ông Obama cũng thăm Campuchia
Khi
quyết định cải cách dân chủ, chính quyền Rangon đã thả nhiều đợt với hàng trăm
tù chính trị, đã cho phép tự do báo chí, cho cựu tù chính trị tham gia sinh
hoạt đảng phái.
Đảng
Liên hiệp Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy, NLD) của bà Suu
Kyi đã tham gia chính trường trong hai năm qua, sau nhiều lần bà kêu gọi tẩy
chay những cuộc bầu cử thiếu dân chủ từ khi chiến thắng của NLD bị chính quyền
quân phiệt hủy bỏ năm 1990.
Đến
Myanmar, sau khi được Tổng thống Thein Sein tiếp, ông Obama cũng đã gặp gỡ lãnh
đạo đối lập Suu Kyi.
Chuyến
đi của ông Obama chính là để cổ xúy cho những cải cách dân chủ ở Myanmar .
Trong
chuyến công du năm ngoái, Tổng thống Obama cũng đến Thái Lan và Campuchia. Thái
Lan trong nhiều thập niên qua đã là đồng minh của Mỹ nên sự kiện ông ghé đó chỉ
thắt chặt thêm quan hệ bền bỉ giữa hai nước.
Tại
Campuchia, như Myanmar ,
là quốc gia đón lãnh đạo Mỹ đến thăm lần đầu trong nửa thế kỷ qua. Tuy không
được đón tiếp nồng ấm như khi ông Obama đến Myanmar, nhưng trong thảo luận
riêng tư lãnh đạo Mỹ cũng nhắc nhở Thủ tướng Hun Sen về những đàn áp phe đối
lập và kêu gọi cải cách chính trị tại đây.
Sắp
tới lãnh đạo Mỹ lại công du Đông nam Á. Bạch Ốc đã ra thông báo về chuyến đi
vào đầu tháng Mười của Tổng thống Barack Obama, nhân hội nghị Hợp tác Kinh tế
châu Á Thái Bình Dương APEC khai diễn tại Indonesia. Dịp này, ông Obama cũng sẽ
chính thức thăm Brunei , Malaysia và Philippines .
Việt
Nam không có trong lịch trình, tuy Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chính thức
mời Tổng thống Obama trong chuyến thăm Hoa Kỳ cuối tháng Bảy vừa qua. Ông Obama
hứa sẽ cố gắng thực hiện chuyến đi trước khi hết nhiệm kỳ, nhưng chưa xác định
thời điểm nào.
Khác
biệt chính trị
Nếu
coi những chuyến viếng thăm của lãnh đạo để định mức quan trọng trong mối bang
giao hai nước thì quan hệ Mỹ-Việt không mặn mà cho lắm.
Vì
sao? Có phải vì từng là cựu thù, vì địa chính trị, vì quyền lợi hay khác biệt
trong hệ thống kinh tế, chính trị?
Chuyện
chiến tranh năm xưa coi như hai bên đã bỏ qua, chẳng bên nào còn muốn nhắc lại.
Còn
địa chính trị, nếu cho rằng vì nằm sát bên nên Việt Nam khó thoát khỏi ảnh
hưởng của láng giềng khổng lồ Trung Quốc, thì sao Myanmar có thể chuyển đổi
được, còn Việt Nam thì chưa?
Khác
biệt trong hệ thống kinh tế, chính trị có lẽ là điều khiến hai bên khó xích lại
gần hơn. Việt Nam vẫn là một
nước cộng sản, độc tài toàn trị và cho đến nay Mỹ vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh
tế thị trường. Vì những khác biệt này mà quan hệ hai nước chưa tiến nhanh được.
Sau
khi nối lại quan hệ ngoại giao năm 1995, phải năm năm sau Tổng thống Bill
Clinton mới đến thăm Việt Nam ,
trước khi ông rời Bạch Ốc.
Hà
Nội nhiệt tình đón ông Clinton
vì là người đã bãi bỏ cấm vận, thiết lập bang giao giữa hai nước. Nói chuyện
với sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội, Tổng thống Clinton nhắc đến tự do báo chí, nền tư pháp
độc lập và những quyền căn bản của con người.
Tuy
nhiên, ngoại trưởng Mỹ thời Tổng thống Clinton
là Madeleine Albright trong một lần gặp Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có đề cập đến
tiến trình dân chủ thì được đáp lại một cách lạnh nhạt. Sau đó bà đã phát biểu:
“Quan hệ hai nước sẽ không bao giờ hoàn toàn bình thường cho đến khi vấn đề
nhân quyền được bàn thảo.”
Phải
năm năm sau từ khi Tổng thống Bill Clinton đến Hà Nội, năm 2005 Tổng thống
George W. Bush mới đón Thủ tướng Phan Văn Khải tại Bạch Ốc.
Năm
2006 Tổng thống Bush đã đến thăm Việt Nam nhân dịp Hội nghị APEC tổ chức
tại đây.
Từ
đó đến nay, Bạch Ốc đã đón Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng và gần đây nhất Tổng thống Obama đón Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Thiếu
'chiến lược'?
Với
chủ trương chuyển trọng tâm chiến lược sang Đông Á của Tổng thống Barack Obama
nên Hoa Kỳ đang quan tâm nhiều hơn đến vùng này, thể hiện qua sự hợp tác và
thường xuyên thăm viếng các quốc gia trong vùng của bộ trưởng ngoại giao và bộ
trưởng quốc phòng Mỹ, cùng với những cuộc tập trận chung. Tàu chiến của Mỹ cũng
hay ghé các cảng dọc biển Đông Á.
Trong
viễn cảnh đó, Hoa Kỳ và Việt Nam đang có những cố gắng xích lại gần nhau hơn,
nhất là từ khi Trung Quốc gây hấn với các quốc gia trong vùng, đặc biệt là với
Việt Nam và Philippines.
Quan
hệ Việt - Mỹ toàn diện nhưng thiếu 'chiến lược'
Sau
hơn hai mươi năm rời bỏ căn cứ hải quân Subic Bay ở Philippines , nay có dấu chỉ là Mỹ
sẽ trở lại đây. Còn vịnh Cam Ranh của Việt Nam , liệu Mỹ có muốn trở lại không?
Trở
lại Subic Bay đối với người Mỹ là điều dễ.
Nhưng trở lại Cam Ranh ở đất nước một thời đã là thù nghịch là điều khó cho cả
hai bên vì Việt Nam
nay bị Trung Quốc ảnh hưởng nhiều về kinh tế và chính trị. Liệu Hoa Kỳ có muốn
tạo căng thẳng, gây sứt mẻ quan hệ với Trung Quốc không?
Vì
thế quan hệ Mỹ-Việt cũng ở mức chừng mực, dù gọi đó là “toàn diện” nhưng vẫn
thiếu tính “chiến lược”. Chỉ cho đến khi nào lãnh đạo Hà Nội tự mình quyết tâm
ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, như Myanmar đang làm, khi đó Tổng thống Obama
cũng sẽ muốn đến thăm Việt Nam ngay.
Thực
tế cho thấy, trong số các quốc gia khối ASEAN thì Tổng thống Obama đã thăm hết,
trừ Việt Nam
và Lào. Vùng Đông bắc Á ông cũng đã thăm Nhật và Nam Hàn trong chuyến công du
năm 2009.
Tháng
Mười Một 2012 tại Myanmar Tổng thống Obama phát biểu với sinh viên Đại học Yangon : “Các bạn đang đi theo hành trình với đầy triển
vọng cho nhiều người khác bước theo.”
Ông
Obama muốn nhắn với lãnh đạo Hà Nội đấy. Ông không quên lời mời và 85 triệu dân
Việt đâu.
Bùi
Văn Phú
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.