Thưa
bà,
Tôi
ở với con gái và rể - vì con trai chưa thành gia thất. Rể và con gái tôi đều là
bác sĩ. Tôi nghĩ ở với con gái dễ hơn là dâu.
Nói
là ở chung nhưng thật ra nhà cháu rộng có làm thêm một phòng ngủ và bếp rất
tiện cho một người ở. Tôi đi làm tối về nấu ăn và cho ngày mai bới đi làm, ngày
nghỉ ở nhà săn sóc vườn nên hoa cỏ rất đẹp. Lâu lâu thì 2 mẹ con lại đi
shopping hoặc cũng đi chợ. Vợ chồng con gái tôi ăn riêng và ở trên lầu.
Được
2 năm nay, bỗng cháu có ý định mua nhà khác ở vùng nhà giàu trên đồi với lý do
rất chính đáng: vì vùng này bây giờ họ cho housing nhiều quá, phần đông là
người mới qua. Họ có cách sống giống ở VN -- cả ngày ở nhà và coi phim bộ --
vài ba ngày lại chửi bới con cái, đương nhiên là bằng tiếng Việt.
Thật
sự, tôi không chịu nổi họ, chứ nói gì con tôi học hành đỗ đạt bên này. Nhưng
con gái tôi dọn ra thì không mang tôi theo -- lý do: nhà mới vừa đủ hai phòng
và chúng không muốn tôi ở chung.
Tôi
nay đã 60, nay đau mai yếu, lại bị cao máu, vả lại 5-3 năm nữa cũng về hưu ở
nhà cả ngày làm sao ở một mình được. Tôi đã khóc lóc nói ra ý tưởng cô đơn của
mình, nhưng con gái tôi bảo:
"Ở
Mỹ có ai con cái ở chung với cha mẹ đâu?"
Ở
địa vị tôi, bà Thuần Nhã nghĩ ra sao?
Xin
chân thành cảm ơn bà nhã ý chia sẻ cùng tôi.
Độc
giả - Oakland
Đáp:
Thưa
bà,
Đọc
xong thư của bà, lòng nặng trĩu, tôi mở cửa bước ra vườn. Chiều hôm nay trở
gió, bầu trời u ám, sương phủ mờ rặng núi xa xa.
Những
ngày xa xưa trên quê hương đâu, đâu rồi?
Quê
hương chúng ta, ở đó có cô Nguyên, nhà gần chợ Nguyễn Tri Phương, có bà mẹ bị
ngã từ trên sân thượng xuống đất, gẫy xương sống ngay trước ngày đám cưới của
cô chỉ chừng gần một tháng. Cô lặn lội trong nhà thương nuôi mẹ, rồi bệnh không
hết, mẹ về nhà ăn, ngủ, tiêu, tiểu, đều trên giường, một mình cô là con độc
nhất, hầu giường phân chiếu tiểu, vị hôn phu gớm quá từ hôn, cô nói:
"Ảnh
biểu tui giao mẹ cho người làm rồi đi theo ảnh, ảnh không chịu ở chung nhà. Má
tui biểu nghe theo lời ảnh, nhưng mà thôi, ảnh không thương thì tui chịu, tui
hổng nỡ bỏ mẹ cho người ngoài cắng đắng khi dể trong lúc bịnh hoạn này,
tội nghiệp mẹ tui".
Ở
đó có nhà thím Ba Hồi, góa chồng sớm, hẩm hút một mình nuôi hai con. Con lớn
đạp phải mìn cụt hai chân trong chiến tranh, không làm ăn gì được, sống nhờ vào
gánh hàng rong của thím Ba hai sương một nắng, vậy mà tối nào về, thím cũng
mang theo mấy tờ báo cũ thím xin được trên đường, để dưới ánh đèn mờ, con đọc
mẹ nghe, mái nhà tôn tối nhờ nhờ lại vang lên tiếng cười thương yêu, đầm ấm.
Ở
đó có nhà cụ Tâm Thái, hồi còn ở quê hương, mỗi chiều khi đi làm về, ngang qua,
tôi liếc mắt vào thường thấy cụ ngồi ngay một đầu chiếc bàn bầu dục, đó là chỗ
danh dự của cụ, cụ ngồi đó nghe các cháu chia nhau đọc truyện Tầu cho cụ giải
trí. Đến bữa thì các con và các cháu ngồi quây chung quanh cụ, lao xao
"Mời mẹ, . . . Mời bà xơi cơm . . . ". Tôi nghe nói hình ảnh
này cũng vẫn còn quen thuộc đối với một số gia đình người Trung Hoa trên San Francisco , California .
Bà
ạ,
Thế
hệ bà là thế hệ khoảng trống của bước nhẩy giữa hai nền văn hóa. Nền văn hóa mà
bà lãnh hội thì cha mẹ hết lòng hy sinh cho con cái đến tối đa, đến tận khi nào
đã kiệt lực, miễn sao con đủ lông cánh ra đời. Con ra đời rồi, mà thất bại,
thương tích, tàn tật, cha mẹ lại sẵn lòng đem con về, tiếp tục tận tụy lo cho
con, bất kể tuổi tác. Tất cả là vì tình thương yêu, tình phụ tử, mẫu tử.
Khi
cha mẹ già yếu, bất lực, con cái cũng ăn ở cho tận hiếu đạo, để đền đáp tối đa
tấm lòng cha mẹ đã nghĩ đến con, chăm lo, thương yêu con khi xưa. Trong cái xã
hội mà mọi người đều sống với nề nếp như vậy, thì sự bảo bọc nhau đó là tự
nhiên, bà ạ.
Con
gái bà nói “ở Mỹ có ai con cái ở chung với cha mẹ đâu?”, cô ta nói cũng có phần
đúng, đó là vì cũng có những người như thế. Tuy nhiên, hàng xóm nhà tôi cũng là
người Mỹ, họ ở chung 3 thế hệ, bà cụ hằng ngày dắt cháu đi học, vẫn đi qua nhà
tôi. Thực tế, quả là cũng có những gia đình không ở chung với cha mẹ, thậm chí
bỏ rơi cha mẹ luôn, cha mẹ có nhớ con mà già quá không còn di chuyển được, thì
phải mua vé máy bay cho con về thăm.
Nhưng
chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó, có lẽ cô con gái của bà cũng biết, nhưng
không muốn nói ra, rằng cũng có nhiều cha mẹ bên đây đã bắt con phải tự lập khi
vừa đủ 18 tuổi, không tiếp tục nuôi con nữa, vì cha mẹ còn phải thủ tiền để đi
du lịch, đi sòng bài, v.v. . . , để enjoy cuộc đời, hơi đâu mà đóng tiền học
cho con. Cha mẹ đuổi con ra khỏi nhà, bắt con phải tự lập khi con vừa mới
đúng 18 tuổi, thì con bỏ rơi cha mẹ lúc về già, tuy là bất hiếu bất nhân thật
đấy, nhưng cũng chỉ là nhân quả.
Bà
được giáo dục bằng nền văn hóa Đông Phương của chúng ta, nên đau đớn, bàng hoàng,
kinh ngạc, khi thấy con nhẫn tâm bỏ rơi mình lại.
Cô
con gái lại đem một khía cạnh của nếp sống lạnh lùng ở đây ra ví von để đủ lý
do hất mẹ ra khỏi vòng tay nâng đỡ mẹ lúc tuổi già.
Đã
đến nông nỗi này thì tôi nghĩ rằng sự con bà đổi ý, cho bà đi theo là chuyện
rất khó xẩy ra. Cho nên tôi đề nghị là bà nên can đảm tiếp tục đi làm cho đến
khi về hưu, sẽ tiếp tục sống như những người già về hưu khác. Bà nên tiếp xúc
với các Hội Người Già (Senior Citizen Community Center), kể cả hội của người
Việt Nam và hội của người Mỹ.
Gần
nhà tôi có một hội Người Già Mỹ. Hằng ngày tôi thấy có cả các cụ Việt Nam tới ăn cơm
trưa. Họ có cả thư viện và các loại thể thao, Tai Chi, Khí Công, và các trò
giải trí, chơi các loại bài, thí dụ mạt chược, bài tây, v . v . . . Nhiều cuối
tuần tôi thấy các cụ leo lên nhiều xe bus, hỏi ra mới biết là các cụ đi picnic
ngoài biển, hoặc đi chơi tiểu bang khác, hoặc sang chơi bên Mexico , v. v...
Tôi thấy các cụ phải đi xe lăn cũng được họ thả cần trục xuống cho các cụ lăn
xe vào, rồi kéo lên. Thấy các cụ vui cười trong lúc tuổi già, tôi mừng lắm.
Bà
cũng đừng quá lo lắng về chuyện bệnh hoạn, hoặc già quá không còn tự lập được.
Trong khu tôi ở có một cụ già Mỹ đã 87 tuổi. Hằng ngày, cụ trang điểm gọn gàng,
xinh xắn, rồi thủng thỉnh chống gậy đi bách bộ trong khu, gặp ai cũng tươi tỉnh
"Hello!", hoặc "Hi, how are you, honey?". Mỗi buổi trưa lại
có người của Hội Già đem phần ăn của cụ tới, vì cụ không lái xe ra phòng ăn của
Hội được. Khoảng 11 giờ mỗi sáng là cụ đã ngồi sẵn cạnh cửa sổ, kéo rèm mở hé
để chờ người của Hội. Trông thấy họ từ xa, cụ đã bước ra đón tận phía ngoài,
ríu rít chào hỏi, vui lắm.
Ngoài
ra, hệ thống y tế cho người già bên đây cũng rất tốt. Bà mới 60 tuổi, kể ra là
còn trẻ đối với đời sống văn minh khoa học tân tiến này. Hãy nhìn về
tương lai, tạo một nhóm bạn hợp với quan niệm sống của mình để mà cùng nhau
thưởng thức cuộc đời, nhìn đời một cách lạc quan. Không nên u sầu mà cơ thể héo
hon dần, lại thành bệnh hoạn sớm.
Nhập
gia tùy tục, bà ạ. Đời cho ta quả chanh thì ta hãy pha thành ly nước chanh cho
nó đỡ chua.
Chỉ
tiếc cho con gái của bà, cô ta sẽ không được hưởng niềm vui ấm áp khi nhìn thấy
mẹ già run rẩy xỏ kim, mình chạy lại giành lấy để làm giùm mẹ, rồi hai mẹ con
cười khanh khách, tiếng cười vang lên khiến cho mấy cháu chạy ùa ra, miệng bi
bô :" Bà... bà... mẹ ... mẹ ... ".
Thuần
Nhã (ĐPK)
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.