Nghệ sĩ Vân Ánh chơi trống
và hát
Nghệ
sĩ Vân Ánh Vanessa Võ bắt đầu học nhạc từ năm bốn tuổi và sau đó tốt nghiệp tại
trường Học viện Âm nhạc Việt Nam .
Chọn cho mình con đường theo đuổi âm nhạc truyền thống Việt Nam, một con đường
không mấy dễ đi cả ở trong nước lẫn quốc tế, nhưng với niềm đam mê, tình yêu,
và sự trân trọng với đàn tranh Việt nói riêng cũng như nền âm nhạc dân tộc Việt
Nam nói chung, chị đã và đang gặt hái được nhiều thành công đáng nể. Một trong
số những thành tựu chị đạt được là giải thưởng Emmy năm 2009 cho bài hát trong
phim tài liệu Bolinao 52 do chị đồng sáng tác và thu âm. Bên cạnh đó, bộ phim
tài liệu ‘Daughter from Danang,’ (Người con gái Đà Nẵng) với phần nhạc phim do
chị sáng tác đã giành được giải phim tài liệu xuất sắc nhất của liên hoan phim
Sundance và đồng thời được đề cử cho giải Oscar năm 2003. Gần đây nhất, bộ phim
tài liệu ‘A Village Called Versailles’ do chị đảm nhiệm vị trí đồng sáng tác
nhạc và thu âm cũng đã giành giải do khán giả bình chọn tại liên hoan phim New
Orleans. VOA Việt ngữ đã có cơ hội được trò chuyện với chị để nghe chị chia sẻ
nhiều hơn về sự nghiệp âm nhạc của mình.
VOA: Xin chào chị Vân Ánh, có lẽ chị đã nghe câu hỏi này tới hàng trăm lần rồi nhưng việc chọn được một lĩnh vực để gắn bó suốt đời với nó, và thành công với nó thì không dễ dàng. Vậy chị có thể chia sẻ với thính giả, độc giả của VOA rằng tại sao chị lại chọn học đàn tranh và các nhạc cụ dân tộc ViệtNam khác?
Nghệ sĩ Vân Ánh: Mình sinh ra và lớn lên trong một gia đình âm nhạc. Bố của mình lúc trước có chơi đàn guitar. Bố mình là người dạy nhạc đầu tiên cho Vân Ánh. Lúc sáu tuổi thì thật ra bố của Vân Ánh hỏi là bây giờ học đàn cello nhưng Vân Ánh nói là trông cây đàn đấy ngồi xấu quá, thế là đâm ra không muốn học. Nhưng mà về sau thấy một cô ngồi chơi đàn tranh thế là bảo con muốn học đàn đấy vì thấy nó đẹp quá. Thế là bố mình nói là thế thì cho học. Đợt đấy thì mình càng học, mình càng thích, rồi cứ gắn liền từ đó đến bây giờ.. Đến bây giờ thì mình chơi được bảy thứ nhạc cụ của dân tộc ViệtNam , nhưng ngoài ra cũng chơi các
cây đàn của các nước khác như là đàn của Trung Quốc. Mình cũng có chơi piano
nhưng mà chỉ dùng để phục vụ cho việc viết nhạc và làm việc của mình thôi.
VOA: Chị còn nhớ lần đầu tiên chị biểu diễn đàn tranh là ở đâu, khi nào, trong hoàn cảnh nào không?
Nghệ sĩ Vân Ánh: Nói là biểu diễn thì thực ra là từ khi mình học trong trường là mình bắt đầu biểu diễn rồi. Tại vì cứ mỗi cuối năm thi học kỳ xong mà được là học sinh giỏi đặc biệt thì sau đó lại được chọn ra trình diễn, cho nên mình trình diễn từ rất sớm. Lúc đầu mình học ở trường văn hóa nghệ thuật Hà Nội thì được vào nhóm Trăng Tròn là toàn các sinh viên nữ, thì mình chơi bộ gõ dân tộc trong nhóm đó. Diễn chủ yếu là ở các địa điểm trong thành phố thôi. Nếu mà hỏi mình là thực sự lúc nào đứng trên sân khấu biểu diễn thì mình cũng không thể nào nhớ được tại vì thật ra ở trong trường đã diễn rất nhiều rồi.
VOA: Vậy tour diễn nước ngoài đầu tiên của chị bắt đầu như thế nào?
Nghệ sĩ Vân Ánh: Năm 1995 là năm đầu tiên mình đi diễn ở nước ngoài, khi mình học năm cuối cùng tại nhạc viện Quốc gia. Mình đã đi diễn ở Pháp một tháng. Sau đó tháng 10 năm 1995 thì mình sang Mỹ diễn tour cũng một tháng cùng đoàn múa rối nước Thăng Long. Ngay sau khi hai nước bỏ cấm vận, chính thức có quan hệ ngoại giao trở lại thì đoàn nghệ thuật đầu tiên được gửi đi sang Mỹ thì Vân Ánh có tham gia trong đoàn đó.
Sau đó cho đến bây giờ thì mình đi trình diễn cũng được khoảng gần 30 nước.
VOA: Xin chào chị Vân Ánh, có lẽ chị đã nghe câu hỏi này tới hàng trăm lần rồi nhưng việc chọn được một lĩnh vực để gắn bó suốt đời với nó, và thành công với nó thì không dễ dàng. Vậy chị có thể chia sẻ với thính giả, độc giả của VOA rằng tại sao chị lại chọn học đàn tranh và các nhạc cụ dân tộc Việt
Nghệ sĩ Vân Ánh: Mình sinh ra và lớn lên trong một gia đình âm nhạc. Bố của mình lúc trước có chơi đàn guitar. Bố mình là người dạy nhạc đầu tiên cho Vân Ánh. Lúc sáu tuổi thì thật ra bố của Vân Ánh hỏi là bây giờ học đàn cello nhưng Vân Ánh nói là trông cây đàn đấy ngồi xấu quá, thế là đâm ra không muốn học. Nhưng mà về sau thấy một cô ngồi chơi đàn tranh thế là bảo con muốn học đàn đấy vì thấy nó đẹp quá. Thế là bố mình nói là thế thì cho học. Đợt đấy thì mình càng học, mình càng thích, rồi cứ gắn liền từ đó đến bây giờ.. Đến bây giờ thì mình chơi được bảy thứ nhạc cụ của dân tộc Việt
VOA: Chị còn nhớ lần đầu tiên chị biểu diễn đàn tranh là ở đâu, khi nào, trong hoàn cảnh nào không?
Nghệ sĩ Vân Ánh: Nói là biểu diễn thì thực ra là từ khi mình học trong trường là mình bắt đầu biểu diễn rồi. Tại vì cứ mỗi cuối năm thi học kỳ xong mà được là học sinh giỏi đặc biệt thì sau đó lại được chọn ra trình diễn, cho nên mình trình diễn từ rất sớm. Lúc đầu mình học ở trường văn hóa nghệ thuật Hà Nội thì được vào nhóm Trăng Tròn là toàn các sinh viên nữ, thì mình chơi bộ gõ dân tộc trong nhóm đó. Diễn chủ yếu là ở các địa điểm trong thành phố thôi. Nếu mà hỏi mình là thực sự lúc nào đứng trên sân khấu biểu diễn thì mình cũng không thể nào nhớ được tại vì thật ra ở trong trường đã diễn rất nhiều rồi.
VOA: Vậy tour diễn nước ngoài đầu tiên của chị bắt đầu như thế nào?
Nghệ sĩ Vân Ánh: Năm 1995 là năm đầu tiên mình đi diễn ở nước ngoài, khi mình học năm cuối cùng tại nhạc viện Quốc gia. Mình đã đi diễn ở Pháp một tháng. Sau đó tháng 10 năm 1995 thì mình sang Mỹ diễn tour cũng một tháng cùng đoàn múa rối nước Thăng Long. Ngay sau khi hai nước bỏ cấm vận, chính thức có quan hệ ngoại giao trở lại thì đoàn nghệ thuật đầu tiên được gửi đi sang Mỹ thì Vân Ánh có tham gia trong đoàn đó.
Sau đó cho đến bây giờ thì mình đi trình diễn cũng được khoảng gần 30 nước.
VOA: Đã đi lưu diễn nước ngoài nhiều, vậy chị có nhận xét gì qua những lần lưu diễn như vậy?
Nghệ sĩ Vân Ánh: Người
Pháp lúc đó, mặc dù Pháp thì trước đây đã ở Việt Nam thì cũng biết nhiều về văn
hóa Việt Nam rồi, nhưng mình cùng đoàn đi 15 thành phố lớn khác nhau trên toàn
nước Pháp thì có những chỗ mình tới diễn thì người ta cũng không biết được
nhiều về văn hóa Việt Nam lắm.
Khi mình sang Mỹ, có một điều rất cảm động là khi mình trình diễn một bản dân ca miền nam là bài Lý Con Sáo thì sau đó có một bác lớn tuổi lên trên sân khấu. Bác cầm tay mình vừa nói vừa khóc: ‘Con ơi con, 20 năm nay rồi, bác mới nghe được một người chơi đàn tranh mà là người thật. Mà bác rất nhớ quê hương.’
Mình đã ở Mỹ và trình diễn cũng nhiều rồi, nhưng mà như là tuần trước, mình diễn ở Lincoln Center ở New York, thì cũng có rất nhiều người không biết âm nhạc Việt Nam và văn hóa Việt Nam như thế nào. Đặc biệt hơn nữa là năm ngoái, khi mình được mời và trình diễn ở Thế vận hội Olympic London 2012, thì hầu như khán giả là hoàn toàn không biết gì về văn hóa Việt Nam, nhưng lại hưởng ứng rất nhiệt tình, và thực sự yêu thích văn hóa âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Có một điều rất là rõ ràng là những người nước ngoài chỉ biết đến ViệtNam qua cuộc chiến tranh ở Việt Nam thôi. Khi
họ hỏi mình là âm nhạc này đến từ đâu hay là bạn đến từ đâu thì mình nói là
mình đến từ Việt Nam .
Có người nói là ‘Ồ, ở Việt Nam
có phải là pằng pằng pằng theo kiểu tiếng súng nổ không’ thì mình nghĩ cái đó
tương đối là buồn. Nhưng mà bây giờ khi mỗi lần mình trình diễn thì sự ngạc
nhiên của khán giả là họ không thể tưởng tượng được từ một đất nước qua một cuộc
chiến tranh khốc liệt như thế nhưng lại có một nét văn hóa rất đẹp và hết sức
sâu sắc và nhiều màu sắc khác nhau mà họ được thưởng thức.
VOA: Nghe những chuyện mà người ta không biết nhiều đến văn hóa ViệtNam
của mình như vậy thì cũng rất là buồn. Nhưng mà trước đó tại sao chị quyết định
là đưa âm nhạc truyền thống của Việt Nam
tới thính giả nước ngoài mà không tiếp tục phát triển sự nghiệp chỉ tại Việt Nam không?
Nghệ sĩ Vân Ánh: Thì thực ra không phải mình không tiếp tục phát triển ở ViệtNam
đâu. Ngay kể cả bây giờ thì thực ra mình vẫn về Việt Nam
trình diễn vì ở Việt Nam
vẫn mời mình về trình diễn. Mình vẫn làm những chương trình để khuyến khích các
bạn sinh viên ở Việt Nam học
về nhạc cụ dân tộc để giúp các bạn làm sao mà sáng tác bài nhạc rồi học với các
nghệ nhân để mà tiếp tục phát triển âm nhạc dân tộc Việt Nam .
Thế nhưng mà khi mình sống ở bên này, đặc biệt là ở vùng vịnh San Francisco, thì mình được nhìn thấy, được gặp rất nhiều nghệ sĩ từ các nước khác ở tại vùng vịnh này đem những nét văn hóa dân tộc của họ ra chia sẻ. Là một người Việt Nam sống ở đây, trong hoàn cảnh là hầu như người ta không biết gì đến nhạc Việt Nam hết cả, nhất là nhạc dân tộc Việt Nam bởi vì nhạc dân tộc Việt Nam gắn liền với truyền thống và văn hóa người Việt Nam, thì mình tự giao cho mình sứ mệnh là làm sao mình phải tìm cách để có thể cho khán giả mà không phải là người Việt, thậm chí cả những người Việt, cũng biết thêm về nguồn gốc và cái gì là cái âm nhạc dân tộc và truyền thống văn hóa Việt Nam.
Nhưng mà nếu mình chỉ đem cái cốt của nhạc dân tộc Việt Nam ra, hoặc tất cả cái gì cũng là nhạc truyền thống Việt Nam ra để cho họ nghe thì rất là khó. Giống như bây giờ bạn cứ hình dung như là mời ông Tây ăn ngay lần đầu tiên tới ViệtNam hay nhà hàng Việt Nam mà đem món mắm tôm ra mà mời
ông ý thì chắc chắn là ông ý không thể nào ăn được rồi. Thế thì mình nghĩ rằng
là thay vì món bún đậu mắm tôm thì mình có thể làm được món salad gì đó đơn
giản hơn và gần gũi hơn với văn hóa của họ. Chính vì thế mình nghĩ là âm nhạc
mà mình làm, cái cốt, cái hồn vẫn là của người Việt, nhưng ngôn ngữ của nó phải
mới hơn để nó phù hợp và có tiếng nói chung, để cho người nghe tìm được sự quen
thuộc ở trong âm nhạc của mình, thì người ta dễ gần với mình hơn.
Một khía cạnh nữa là mình đang sống ở thế kỷ này, một thế kỷ rất hiện đại, mọi thứ đều tân tiến, cái gì cũng rất phát triển rồi. Âm nhạc muốn có được sự sống động và muốn sống được thì nó phải đem được tiếng nói của thế hệ đó và cái gốc là phải đem tiếng nói của người nghệ sĩ-tiếng nói của mình. Chính vì thế mình đưa âm nhạc dân tộc ViệtNam
vào một con đường mới. Mình nghĩ là sẽ rất sớm thôi, ở Việt Nam mọi người sẽ đi
theo con đường đó, một con đường dùng âm nhạc Việt Nam vào một ngôn ngữ mới,
nhưng mà không được phép đánh mất đi bản thân mình, bởi vì khi mất đi cái hồn
người Việt rồi, lai căng rồi, thì bạn không còn là bạn nữa.
Khi mình sang Mỹ, có một điều rất cảm động là khi mình trình diễn một bản dân ca miền nam là bài Lý Con Sáo thì sau đó có một bác lớn tuổi lên trên sân khấu. Bác cầm tay mình vừa nói vừa khóc: ‘Con ơi con, 20 năm nay rồi, bác mới nghe được một người chơi đàn tranh mà là người thật. Mà bác rất nhớ quê hương.’
Mình đã ở Mỹ và trình diễn cũng nhiều rồi, nhưng mà như là tuần trước, mình diễn ở Lincoln Center ở New York, thì cũng có rất nhiều người không biết âm nhạc Việt Nam và văn hóa Việt Nam như thế nào. Đặc biệt hơn nữa là năm ngoái, khi mình được mời và trình diễn ở Thế vận hội Olympic London 2012, thì hầu như khán giả là hoàn toàn không biết gì về văn hóa Việt Nam, nhưng lại hưởng ứng rất nhiệt tình, và thực sự yêu thích văn hóa âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Có một điều rất là rõ ràng là những người nước ngoài chỉ biết đến Việt
VOA: Nghe những chuyện mà người ta không biết nhiều đến văn hóa Việt
Nghệ sĩ Vân Ánh: Thì thực ra không phải mình không tiếp tục phát triển ở Việt
Thế nhưng mà khi mình sống ở bên này, đặc biệt là ở vùng vịnh San Francisco, thì mình được nhìn thấy, được gặp rất nhiều nghệ sĩ từ các nước khác ở tại vùng vịnh này đem những nét văn hóa dân tộc của họ ra chia sẻ. Là một người Việt Nam sống ở đây, trong hoàn cảnh là hầu như người ta không biết gì đến nhạc Việt Nam hết cả, nhất là nhạc dân tộc Việt Nam bởi vì nhạc dân tộc Việt Nam gắn liền với truyền thống và văn hóa người Việt Nam, thì mình tự giao cho mình sứ mệnh là làm sao mình phải tìm cách để có thể cho khán giả mà không phải là người Việt, thậm chí cả những người Việt, cũng biết thêm về nguồn gốc và cái gì là cái âm nhạc dân tộc và truyền thống văn hóa Việt Nam.
Nhưng mà nếu mình chỉ đem cái cốt của nhạc dân tộc Việt Nam ra, hoặc tất cả cái gì cũng là nhạc truyền thống Việt Nam ra để cho họ nghe thì rất là khó. Giống như bây giờ bạn cứ hình dung như là mời ông Tây ăn ngay lần đầu tiên tới Việt
Một khía cạnh nữa là mình đang sống ở thế kỷ này, một thế kỷ rất hiện đại, mọi thứ đều tân tiến, cái gì cũng rất phát triển rồi. Âm nhạc muốn có được sự sống động và muốn sống được thì nó phải đem được tiếng nói của thế hệ đó và cái gốc là phải đem tiếng nói của người nghệ sĩ-tiếng nói của mình. Chính vì thế mình đưa âm nhạc dân tộc Việt
VOA: Như thông tin giới thiệu trên website của chị thì chị đã đạt được một số thành công nhất định với việc làm nhạc cho các bộ phim tài liệu. Xin chúc mừng chị vì những thành quả này. Nhưng tại sao chị lại chọn việc làm nhạc phim cho phim tài liệu mà không phải là phim điện ảnh?
Nghệ
sĩ Vân Ánh: Thì thực ra nó cũng là cái duyên thôi, mình nghĩ cũng là như
vậy thôi. Năm 95 khi mà mình sang đây diễn thì cái tên của mình đã là, mình
nghĩ rằng đã có một số người biết cái tên của mình. Nhưng mà khi mình chuyển
sang Mỹ sống năm 2001 thì cũng tình cờ thôi thì người đạo diễn và nhà sản xuất
phim tài liệu ‘Người con gái Đà Nẵng’ (Daughter from Da Nang) đang tìm một
người nghệ sĩ, nhạc sĩ có thể chơi được các nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Họ tìm
hiểu trong cộng đồng của mình thì họ biết là mình đang sống ở đây thì họ làm
nhiều cách rồi cuối cùng liên lạc được với mình. Sau đó thu nhạc thì bộ phim đó
được giải nhất của phim Sundance, rồi sau đó được đề cử giải Oscars 2003. Thì
đấy là một bước rất quan trọng bởi vì sau đó tên của mình chính thức nằm trong
thư viện điện ảnh của Mỹ. Sau đó các nhà làm phim khác cũng tìm đến mình qua
cái thư viện đó. Thế rồi mình nghĩ rằng là đó là cái duyên khi mà bạn bắt đầu
một bộ phim như thế mà nó thành công thì trong cùng một cái dòng phim như thế
thì các nhà đạo diễn khác họ cũng tìm đến mình thôi. Nhưng mà mình cũng mong là
hôm nào có thể có một cái duyên khác mà có thể làm được, tham gia trong những
bộ phim thương mại nữa. Mình nghĩ là mình sẽ rất là vui tại vì nó sẽ đến được
với nhiều khán giả ở một dòng khác hơn.
VOA: Và trong thời gian sắp tới chị có dự định nào đáng chú ý tới không?
Nghệ sĩ Vân Ánh: Năm 2015 thì sẽ là kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh ViệtNam . Là một
người nhạc sĩ thì mình đặc biệt tách rời khỏi chính trị nhưng mà là một người
nhạc sĩ, mình chỉ muốn kể những câu chuyện, những kinh nghiệm về những tình cảm
của người Việt mình thôi. Trong năm 2015 thì mình sẽ cho ra một chương trình
rất công phu kết hợp rất nhiều thể loại âm nhạc, nghệ thuật khác nhau để mà
chia sẻ với khán giả những suy nghĩ, tình cảm, và những khó khăn mà những
thuyền nhân Việt Nam, Cuba, Haiti, 3 cộng đồng, đã làm sao…cuộc hành trình của
họ tới Mỹ.
Và đồng thời mình cũng được mời tham gia với nhà hát nhạc vũ kịch củaHouston là Houston Grand
Opera Company thì là để ra một chương trình về cộng đồng người Việt. Bên cạnh
cũng có nhiều chương trình khác nữa. Mình đã làm một production khác với nhóm
Kronos Quartet cũng nói về cuộc chiến tranh Việt Nam nhưng mà với phương diện
là sự ảnh hưởng của chiến tranh đến số phận của những người thường dân, đặc
biệt là phụ nữ và trẻ em trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Và mình cũng chỉ nêu
ra là dù thắng hay thua thì chiến tranh chỉ đem lại sự mất mát cho tất cả hai
bên, cả người Việt lẫn người Mỹ, hay là người Bắc cũng như người Nam . Mình chỉ
muốn nói rằng là vết thương đã rất là đau và rất đậm nhưng thời gian trôi qua,
vết thương ấy sẽ được lành. Nhưng mà mình đã biết được là cái vết thương chiến
tranh ấy đau đến như thế nào thì hy vọng là chúng ta sẽ không làm lại, để nó
xảy ra một lần nữa. Những tác phẩm âm nhạc của mình đều nói đến những cái về
nhân loại, về con người như vậy.
VOA: Xin cám ơn nghệ sĩ Vân Ánh đã dành cho VOA cuộc trò chuyện vừa rồi. Xin chúc chị mạnh khỏe và thành công với những dự định của mình trong tương lai.
VOA: Và trong thời gian sắp tới chị có dự định nào đáng chú ý tới không?
Nghệ sĩ Vân Ánh: Năm 2015 thì sẽ là kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh Việt
Và đồng thời mình cũng được mời tham gia với nhà hát nhạc vũ kịch của
VOA: Xin cám ơn nghệ sĩ Vân Ánh đã dành cho VOA cuộc trò chuyện vừa rồi. Xin chúc chị mạnh khỏe và thành công với những dự định của mình trong tương lai.
Hồng
Hoa
Aug
27, 2013
Nghệ
sĩ Vân Ánh cũng là người rất tích cực tham gia các hoạt động từ thiện để gây
quĩ cho trẻ em nghèo và người khuyết tật Việt Nam . Hiện tại cô đang giới thiệu
tiếng đàn tranh tới với cộng đồng người Việt và người dân Mỹ ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.