Note:
Tất cả những hình trong bài này là hình minh họa
Suốt
một tuần qua dồn dập nhiều sự kiện diễn ra trên khắp nước Anh khiến người Việt
đang làm việc trong ngành nails lo lắng và bàn tán. Một loạt các tờ báo lớn của
Anh tập trung mô tả các tiệm nails của người Việt khai thác nhân viên như nô
lệ, thậm chí có người bị ép bán dâm. Các bài báo này đồng loạt xuất hiện trong
chiến dịch của bộ Nội vụ Anh siết chặt kiểm soát dân nhập cư trái phép.
Mới
thứ Tư vừa rồi cảnh sát và biên phòng đã ập vào hai shop làm móng tay của người
Việt ở Glasgow để kiểm tra giấy tờ và xử lý những người Việt được thuê mướn
trái pháp luật hoặc nhập cư trái phép vào nước Anh. Đó chỉ là một trong số
những hoạt động của bộ Nội vụ trên khắp nước Anh để siết chặt việc quản lý
người nhập cư. Trước đó họ đã chuẩn bị tâm lý cho dư luận của người dân Anh
bằng việc thuê xe ô tô kéo biển quảng cáo đi khắp các ngả đường cảnh báo những
người vượt biên vào nước Anh đi làm lậu, cần phải tự nguyện hồi hương, nếu không
sẽ bị bắt giữ. Và nghiêm trọng hơn, là mới gần đây một loạt các tờ báo lớn của
Anh tập trung mô tả các tiệm nails của người Việt là khai thác nhân viên như nô
lệ, thậm chí có người bị ép bán dâm.
Các
bài báo khác nhau đã được nhiều tờ báo ở Việt Nam dịch lại và đưa lên mạng,
được những người Việt không biết tiếng Anh ở bên này đọc và truyền tai nhau,
tạo ra một làn sóng hoang mang trong ngành nails của người Việt ở nước Anh này.
Trong lúc có tổ chức kêu gọi mọi người cùng họp bàn và chấn chỉnh những gì sai
phạm, thì có nhóm kêu gọi blogger trên facebook viết bài đáp trả trên
báo Anh hoặc gửi email công kích các nhà báo đã viết ra các bài báo đó, và thậm
chí cả đến tòa soạn để ném trứng và cà chua.
Buôn
nô lệ và nạn lao động bất hợp pháp
Trước
hết, điểm qua nội dung ban đầu trên các tờ báo, thì có thể gói gọn lại câu
chuyện trong hàng tít dài mà tờ Daily Mail chạy hôm Chủ Nhật vừa rồi: "Mua
bán nô lệ ở các tiệm móng tay của Anh - Các nạn nhân của buôn người từ Việt Nam
bị khai thác trong các salon làm đẹp và buộc bán dâm như thế nào". Phóng
viên Rebecca Seales nói có khoảng 30.000 tiệm nails trên khắp nước Anh, rồi
thuật lại lời khai trước tòa của một người đàn ông 28 tuổi bị buộc phải làm
việc trong một tiệm nails để trả nợ số tiền 23.000 bảng lúc sang đây, sau 7 năm
đã trốn thoát được và nay làm nhân chứng để cảnh sát buộc tội người chủ tiệm,
và tòa xử 11 năm tù.
Cùng
đề tài này trên báo Sunday Times còn có ý kiến của hai hiệp hội ngành nails ở
Anh ước tính có khoảng 100.000 người Việt đang làm trong ngành này, trong khi
con số người sinh ra ở Việt Nam hiện có giấy tờ chính thức để sống ở Anh chỉ là
29.000 người, cho thấy một số lượng lớn thợ nails người Việt trong các tiệm là
không có giấy tờ. Phóng viên George Arbuthnott đã dành nhiều thời gian để làm
một phóng sự điều tra có tựa đề là "Phơi bày xì-căng-đan nô lệ trong các
tiệm nails". Tác giả nêu ra con số là trong tổng cộng 100 tiệm nails bị
kiểm tra trên toàn nước Anh thì có 150 di dân bất hợp pháp, và lấy ý kiến của
giới chuyên gia đánh giá con số người Việt bị buôn người đem vào Anh là còn
nhiều hơn tỷ lệ đó. Bài báo trích lời nghị sĩ quốc hội Peter Bone mô tả qui mô
của mạng lưới buôn người là kinh khủng và ẩn hoàn toàn. Phóng viên Cherry
Wilson trên tờ The Sun chạy hàng tít rằng các cô gái làm việc trong tiệm nails
bị ép bán dâm.
Các
bài báo trên tờ Guardian thì thận trọng hơn khi nói đến con số người bất hợp
pháp, nhưng lại nhắc nhở khách hàng người Anh về nguy cơ tiệm nails của họ khai
thác lao động nhập cư rẻ tiền bất hợp pháp, điều đó có thể còn gây hại nhiều
hơn cho ngành nails Việt ở Anh vì mất khách. Ngoài ra cũng cần thấy rằng các
bài báo này đồng loạt xuất hiện trong chiến dịch của bộ nội vụ Anh siết chặt
kiểm soát dân nhập cư trái phép. Không chỉ trong tiệm nails mà liên tục có
nhiều người Việt bị cảnh sát kiểm tra giấy tờ ngay trên đường ở các khu có đông
người Việt sống.
Các
bài báo gây chấn động giới nhập cư gốc Việt
Có
thể thấy các bài báo đã làm chấn động cộng đồng người Việt ở Anh, mà một nửa là
những người nhập cư sau này, trong đó có rất nhiều người đang chờ được hợp pháp
hóa giấy tờ, hoặc thậm chí hoàn toàn bất hợp pháp, được gọi là "người rơm".
Phần thì lo sợ trước chiến dịch kiểm tra, phần thì bị nêu đích danh trên báo
chí cả ở nước Anh lẫn ở Việt Nam ,
cho nên tất cả đều hoang mang và ngả nghiêng theo nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Trong
những ngày đầu tuần trang mạng Việt Home.co.uk giới thiệu một nhân viên
người Trung Quốc chuyên tiếp thị cho một loại sản phẩm sơn nói rằng sẽ giúp
viết bài lên một tờ báo nhỏ trong ngành để phản bác, kèm theo là một số ý kiến
vận động gửi thư phản đối báo Anh, nhưng hiện không còn nhiều người tham gia
tranh luận trên trang mạng Việt Voice do cô Trung Quốc nọ lập ra nữa.
Một
tờ báo khác của người Việt ở Anh là trang mạng Net Việt.co.uk thì nhìn vấn đề
có chiều sâu hơn. Tổng biên tập Lê Kiên bên cạnh các bài dịch và tổng hợp từ
các nguồn tin khác nhau, còn có thêm tin chi tiết từ chính phiên tòa đã được
báo chí nhắc tới, và đặc biệt là các bài xã luận do chính anh viết.
Cơ
hội để người Việt ở Anh nhìn lại chính mình
Nếu
nhìn về lợi ích chung của cộng đồng người Việt ở Anh thì cú sốc từ các bài báo
vừa rồi có lẽ đã tác động tích cực khiến người Việt ở Anh phải nhìn lại bản
thân và những người mới nhập cư nhận thức rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm
của mình trong một xã hội văn minh dân chủ. Rất nhiều người từ các làng quê
nghèo ở miền bắc Việt Nam, đặc biệt là Hải Phòng và Nghệ Tĩnh, xem nước Anh là
cứu cánh kinh tế, sang đây hàng chục năm vẫn cứ ăn bám vào hệ thống an sinh xã
hội và trợ cấp nhà cửa, trong khi đang kinh doanh kiếm được rất nhiều tiền, hay
làm giàu bất chính bằng nghề trồng ma túy, tạo ra hình ảnh xấu khiến người dân
Anh khó chịu, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn và những người đi
làm phải đóng thuế rất cao. Điều đó cũng đang tạo ra sự phân chia ngày càng rõ
giữa những người Việt Nam đã
có quốc tịch Anh và những người rơm Việt Nam vượt biên vào đảo quốc này.
Lê
Hải
Điều tra về 'nô lệ' trẻ em ở Việt Nam |
Apr
19, 2011
Thú
vui mỗi ngày của tôi bây giờ là được đọc bài Viết về nước Mỹ trên Việt Báo. Có
những bài hay và vui, tôi phải đem photocopy đọc đi đọc lại vài chục lần và gởi
về VN cho bạn bè đọc chơi. Bài tôi thích nhất là bài "32 Năm ...
Jun
24, 2012
“Trời
hôm nay xanh xanh, gió trên cành mênh mang tà áo…” Tuấn đang ngắm trời xanh ở
patio sau nhà, thả hồn theo khói thuốc trong một buổi sang đẹp trời , trong tay
ly café điếu thuốc đầu ngày, nhớ đến những ngày làm ...
May
16, 2011
Tôi
có người bạn mới từ Việt Nam qua, khó tìm việc làm vì vốn tiếng Anh kém cỏi, ai
cũng khuyên nên đi học và hành nghề Nail là tiện nhất vì học vừa nhanh, lại có
nhiều tiền. Cô hỏi, nghề Nail có nguy hiểm vì hoá chất độc ...
Nov
30, 2011
Nghề
làm đẹp móng tay móng chân đã trở thành con đường chắc chắn và thực sự cho hàng
ngàn người nhập cư vươn lên thành tầng lớp trung lưu ở Hoa Kỳ, nhưng ngày nay
ngành công nghiệp này đang phải đứng trước ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.