Thursday, August 29, 2013

Bao nhiêu người sẽ không được cấp bằng lái xe?

image
Thế là Bộ Y tế và Giao thông vận tải lại “making news” qua qui định về những tiêu chuẩn được cấp bằng lái xe.  Năm 2008, Bộ Y tế đã gieo một cơn bão với những tiêu chuẩn này và họ phải rút lại. Lúc đó, tôi nhớ báo chí quốc tế, kể cả tờ Guardian, đem những tiêu chuẩn đó là bêu rếu trên mặt báo. Nay họ lại làm “hồi sinh” những tiêu chuẩn đó nhưng có vài thay đổi. Thay đổi như thế nào? Lần này họ có phân nhóm rất phức tạp. Nào là nhóm C, D, E, F, A2; nhóm A3, A4, B2; và nhóm B1, A1. Tôi không rõ những kí hiệu này có nghĩa gì, nhưng đoán là áp dụng cho những loại xe cơ giới khác nhau.

image
Chúng ta thử xem qua tiêu chuẩn dành cho nhóm C, D, E, F, A2. Về chiều cao, qui định 2008 là người có chiều cao thấp hơn 145 cm không được lái xe; năm nay họ sửa thành thấp hơn 162 cm.  Về vòng ngực: trước đây, dự thảo qui định là người có vòng ngực thấp hơn 72 cm không được cấp giấy phép lái xe; năm nay họ sửa lại thành thấp hơn 78 cm.

image
Câu hỏi đặt ra là bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi những tiêu chuẩn mới nếu qui định thành luật? May mắn thay, chúng tôi có những dữ liệu trích từ các công trình nghiên cứu trong cộng đồng ở Sài Gòn và Hà Nội, nên có thể trả lời câu hỏi này. Nghiên cứu ở Sài Gòn được tiến hành trên 1200 nam và nữ tuổi 18 trở lên được chọn ngẫu nhiên trong cộng đồng. Nghiên cứu ở Hà Nội chọn ngẫu nhiên ~700 nam và nữ trên 18 tuổi ở Hà Nội và Hà Đông. Mỗi nghiên cứu, chúng tôi dùng máy DXA để đo chiều cao, cân nặng, lượng xương, lượng mỡ, lượng cơ, v.v. Riêng nghiên cứu ở Sài Gòn, chúng tôi dùng máy Takeda để đo lực bóp tay (và nhiều chỉ số khác). Kết quả cho thấy chiều cao và cân nặng ở hai miền gần như nhau:

Về chiều cao: ở nam là 165 cm (Sài Gòn) và 164 cm (Hà Nội); ở nữ 154 (Sài Gòn) và 154 (Hà Nội).  Độ lệch chuẩn là 6.72 cm ở nam và 5.35 cm ở  nữ.

Về trọng lượng: ở Sài Gòn, nam là 61.5 kg (độ lệch chuẩn 9.53) ở nam và 52.2 (9.28) kg ở nữ. Hai số này cũng giống như ở Hà Nội.

Về lực bóp tay (thuận): nam là 34.7 kg (8.7) và nữ là 19.7 (5.9). Không có số liệu của Hà Nội.

image
Với những số liệu trên, rất dễ dàng để ước tính bao nhiêu người sẽ không được cấp giấy phép lái xe. Tôi thử tính sơ sơ như sau:

Chiều cao (tiêu chuẩn là thấp hơn 162 cm): sẽ có 27% nam và 90% nữ không được lái xe;

Trọng lượng (tiêu chuẩn là thấp hơn 47 kg): sẽ có 5% nam và 25% nữ không được lái xe;

Lực bóp tay thuận (thấp hơn 30 kg): 26% nam và 94% nữ sẽ không được lái xe.

Với những kết quả phân tích trên, chúng ta thấy nữ sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn nam khi qui định của liên Bộ được phê chuẩn. Một qui định mà ảnh hưởng (xấu) đến 90% nữ - chỉ tính tiêu chuẩn chiều cao – thì phải nói là rất bất công và vô lý, và cần phải xem xét lại. Tôi nghĩ các vị trong Bộ trước khi đề ra những tiêu chuẩn về nhân trắc nên làm nghiên cứu cẩn thận, hay nếu chưa làm thì nên tham khảo y văn hay các chuyên gia để đảm bảo tiêu chuẩn hợp lý hơn.

image
Cần nói thêm là ở nước ngoài, quyền lái xe được xem là một trong những quyền con người (human rights). Ngay cả người khuyết tật cũng được quyền lái xe. Không những có quyền lái xe, mà Nhà nước còn có những qui chế ưu tiên cho họ về bãi đậu xe và lái xe trên đường lộ. Thế mới là một xã hội văn minh. Còn đằng này, ở bên nhà, Nhà nước chẳng những chẳng có qui chế ưu tiên cho người khuyết tật, mà còn đề ra những tiêu chuẩn hạn chế người dân được quyền lái xe!

Tôi nghĩ cần có những tiêu chuẩn cho lái xe để đảm bảo an toàn giao thông. Điều đó hoàn toàn hợp lý. Nhưng những tiêu chuẩn đó phải được điều nghiên cẩn thận, chứ không phải ban hành giống như "từ trên trời rơi xuống", rồi bắt mọi người phải tuân theo. Làm như thế đâu thể gọi là dân chủ được.



NGUYỄN VĂN TUẤN


Lại đề xuất “ngực lép” không được lái xe

image
Ngoài ra, lái xe còn phải đạt nhiều tiêu chuẩn khác như chiều cao, cân nặng, lực bóp tay, không bị da liễu...

Năm 2008, quy định “ngực lép” không được lái xe do Bộ Y tế ban hành đã bị dư luận phản ứng. Nay quy định này lại được Bộ Y tế và Bộ GTVT một lần nữa đưa ra trong dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô… (sau đây gọi tắt là dự thảo).

Nói không với thấp bé, nhẹ cân
Theo dự thảo, để tham gia thi lấy bằng lái ô tô, xe máy, người dân cần phải vượt qua 83 tiêu chuẩn về sức khỏe. Trong đó, có những tiêu chuẩn kỳ lạ như: Muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để lái xe máy 50 cm3 trở lên (bằng lái A1, B1) thì bộ ngực phải đảm bảo có số đo không dưới 72 cm.

Ngoài ra, dự thảo cũng quy định theo hướng người có “ngực to” sẽ có nhiều cơ hội để được “lái xe to”. Cụ thể, nếu ngực ở ngưỡng 74-76 cm thì được cấp bằng lái xe hạng A3, A4, B2; còn to hơn nữa sẽ đủ điều kiện lái xe siêu trường, siêu trọng hạng C, D, E, F, A2…
Theo dự thảo, người thấp bé, nhẹ cân, có chiều cao dưới 1,45 m được xếp vào nhóm không đủ điều kiện lái xe máy 50 cm3 trở lên.

image
Chưa dừng lại, những người thấp bé, nhẹ cân, có chiều cao dưới 1,45 m cũng bị dự thảo xếp vào nhóm không đủ điều kiện được lái xe máy 50 cm3 trở lên. Còn nếu chiều cao đạt nhưng trọng lượng cơ thể không đạt mức tối thiểu 40 kg, người dân cũng không đủ điều kiện để được lái xe. Và cũng như tiêu chuẩn “ngực to được lái xe to”, người càng cao, càng nặng thì càng có cơ hội để lái xe to và dài. Trong đó, nếu cao 1,62 m và nặng 47 kg trở lên thì sẽ được cấp bằng C, D, E, F, A2...

Lực sĩ mới được lái xe
Chỉ to, cao, nặng thôi vẫn là chưa đủ, bởi dự thảo còn yêu cầu người thi bằng lái xe phải có sức khỏe như “lực sĩ”. Cụ thể, muốn lái xe máy thì cả đàn ông, đàn bà phải có lực kéo thân là 70 kg, lực bóp tay thuận 26 kg, lực bóp tay không thuận là 24 kg.

Anh Nguyễn Văn Ngọc - chủ một trung tâm thể hình ở đường Hai Bà Trưng, Hà Nội cho rằng đây là một quy định hết sức vô lý. “Nam giới có thể dễ dàng vượt qua được quy định trên nhưng với nữ giới thì quá khó. Ngay cả đối với phụ nữ khi mới tham gia tập thể hình cũng chỉ có thể kéo được được khoảng 60-65kg, lực bóp tay cũng chỉ đạt 23-24 kg thôi. Phải tập một thời gian dài họ mới có thể nâng cao được khả năng bóp và kéo” - anh Ngọc nói.

Ông Khương Kim Tạo, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cũng tỏ ra hết sức ngỡ ngàng với những đề xuất trên. “Ô tô, xe máy bây giờ từ cần số, vô lăng, tay lái đều điều khiển được một cách nhẹ nhàng chứ có phải như thời xa xưa đâu mà đặt tiêu chuẩn lực bóp, lực kéo cao đến thế. Hơn nữa, theo nhận định của tôi thì nguyên nhân gây tai nạn không phải do người “ngực lép”, lực bóp, lực kéo yếu gây ra” - ông Tạo nói.

Da liễu, suy thận cũng khó được lái
Ngoài những tiêu chuẩn trên, dự thảo cũng xếp những người bị các bệnh da liễu, truyền nhiễm như bị vảy nến, vảy cá, nhiễm nấm có khả năng lây lan, da liễu mạn tính... vào nhóm không đủ điều kiện sức khỏe để cấp bằng lái xe hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, F... Cùng đó, những người bị bệnh trĩ độ I trở lên cũng bị xếp vào nhóm không đủ điều kiện lái xe ô tô tải nặng.
Ngay cả những người có vấn đề về hệ tiêu hóa như loét dạ dày - tá tràng có biến chứng chảy máu hoặc đã mổ nhưng kết quả không tốt; hay viêm loét, hẹp thực quản; dãn tĩnh mạch thực quản; viêm loét đại tràng xuất huyết; rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn; áp xe gan, xơ gan... những người suy thận (theo từng cấp độ bệnh) cũng bị xếp vào nhóm “không đủ điều kiện” lái xe theo từng hạng xe...

Chẳng có chứng cứ nào khẳng định “ngực lép” hay gây tai nạn
image
Khi đọc dự thảo, tôi thấy có quá nhiều điều bất hợp lý. Dường như chúng ta đã lắp ghép một cách quá máy móc những tiêu chuẩn đã có từ thời xa xưa mà chưa tính toán xem hiện nay những quy định đó có còn phù hợp hay không.
Về những nguyên nhân gây ra TNGT, theo phân tích của chúng tôi thì chủ yếu là do ý thức kém chứ đâu phải do những người “chân yếu, tay mềm”, vòng ngực nhỏ, lực kéo thấp gây ra. Tôi khẳng định đến nay chưa có bất kỳ bằng chứng nào khẳng định những người có vòng ngực dưới 72 cm lái xe sẽ không an toàn cả.
Cái quan trọng nhất mà bộ tiêu chuẩn về sức khỏe cần hướng đến là phải ngăn chặn bằng được tình trạng lái xe nghiện ma túy, cụt tay, cụt chân… nhưng vẫn được cấp bằng lái. Còn đối với những tiêu chuẩn khác như “ngực lép”, lực bóp, kéo đẩy thì cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp hơn.
Ông KHƯƠNG KIM TẠO, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia


THÀNH VĂN


Luật mới XHCN: Không thấy “Xê”, không được lái xe vì ngực quá to !!!

image

“Đái không được lái hoặc lái không được đái”

image

“hở lưng, hở lườn” không được lái xe

image

image

image

image

image

Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam
Vũ khí khủng bố mới khiến cả thế giới lo sợ
Hồ Chí Minh đứng hạng 3 sau Pol Pot
Bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi
Tâm tư Bác-Sĩ Xã Hội Chủ Nghĩa VN
Hai câu chuyện này có liên hệ gì với nhau?
Vỡ nợ vì vào nhà thương?
Nails Việt toàn nước Anh đang lo lắng
Lần đầu tiên có bằng cử nhân Việt Ngữ tại Hoa Kỳ
Nguyễn Tất Nhiên: Gã cuồng yểu mệnh
Marissa Mayer: Nữ CEO xinh đẹp của Yahoo
Phim 'Vành đai Thái Bình Dương'
Art: Những khu rừng nước Anh
Diệu Hương: Tiếng hát của hoa Lan
Nhan sắc của một cô gái Việt
Người giữ hồn cho nhạc dân tộc
Nhạc sĩ Vân Ánh đem tiếng đàn tranh đến đất Mỹ
Tại sao Ai Cập quan trọng & Vũ khí hóa học tại Syr...
Đồ lót giúp “quan hệ từ xa”
Ca sĩ 13 tuổi gốc Việt hát nhạc của nhạc sĩ Việt K...
Ý nghĩa bản án của Phương Uyên-Nguyên Kha
Tình yêu của một phóng viên cho một dân tộc nhiều ...
Tôi không phải dân Bắc!!!
Art: Cinemagraphs
Một màn kịch lố bịch: "Bắt học Mác"
Phim Elysium: Bối cảnh Trái Đất năm 2159
Điều tra về 'nô lệ' trẻ em ở Việt Nam
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ‘mổ xẻ’ Thanh Lam, Đàm Vĩnh H...
Anh quốc làm phim về Nguyễn Tường Vân
Bắt thêm người Việt ở Singapore vì ma túy
Một bài phân tích từ một cây bút Hà Nội
Franz Liszt – Cái chết của thiên tài
Bánh ống Sóc Trăng trong ký ức tuổi thơ
PhinDeli: Doanh nhân gốc Việt đi tìm “giấc mơ Mỹ”
Hàng Không Mẫu Hạm tối tân của HK trị giá 11.5 tỉ ...
Những điều tân du học sinh nên biết
Bạc Hy Lai nói vợ 'điên và dối trá'
Art: Thủy tinh
Quyền lực và chuyển đổi kinh tế
Trung tướng Đặng Quốc Bảo vừa nói gì ?
Ông giáo sư dạy Sử
Cướp ngân hàng
Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang?
Tương lai bất định của cầu Long Biên
Cà phê chồn
Body art in Vietnam
5 loài chim được chọn làm "Quốc điểu"
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
New Inventions
Sự dẫy chết của văn hóa Việt

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.