Ngày
3.9 sắp tới, tại thị trấn Buford - tiểu bang Wyoming sẽ có một sự kiện thu hút sự quan
tâm của rất nhiều người. Thị trấn Buford nổi tiếng với 1 công dân duy nhất, sẽ
chính thức đổi tên thành PhinDeli, đánh dấu một bước ngoặt mới của doanh nhân
gốc Việt trong chiến dịch phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Doanh
nhân Phạm Đình Nguyên và “đồng thị trưởng” Don Sammons tại thị trấn Buford,
tiểu bang Wyoming ,
Hoa Kỳ
PhinDeli
có thể hiểu nôm na là “cà phê thơm ngon”, Phạm Đình Nguyên nói. Phin là một từ
Việt Nam để chỉ bộ lọc cà phê nhỏ giọt, một vật dụng pha chế quen thuộc cho
thức uống gần như là “quốc hồn quốc túy” của người dân Việt Nam, còn Deli (viết
tắt của Delicious) trong tiếng Anh có nghĩa là “thơm ngon”, ông giải thích. Đây
cũng là tên thương hiệu cà phê 100% Việt Nam siêu sạch, an toàn mà ông sẽ
kinh doanh tại thị trấn này.
Phin là một từ Việt Nam để
chỉ bộ lọc cà phê nhỏ giọt
"Tôi
chỉ mất ba ngày để quyết định mua thị trấn, nhưng kế hoạch đổi tên của tôi thì
“nung nấu” trong 8 tháng trời," Nguyên chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn
với TalkVietnam.
Amy
Bates của hãng BuckinghamBates Global Marketing hiện đang là người đại diện cho
Nguyên. Cô cho biết doanh nhân gốc Việt sẽ tổ chức một buổi khai trương hoành
tráng cho thị trấn, bao gồm cả việc phân phối các mẫu cà phê PhinDeli miễn phí
cho khách tham dự.
Theo
Bates, các đại diện của công ty kinh doanh và phân phối cà phê PhinDeli do Phạm
Đình Nguyên làm chủ sẽ có mặt tại buổi lễ. Trong số khách mời tham dự sự kiện
có nhiều quan chức của tiểu bang Wyoming ,
đặc biệt là ngài Matt Mead - Thống đốc tiểu bang.
Đây
sẽ là dịp để doanh nhân gốc Việt chia sẻ tất cả những gì đã được lên kế hoạch
trong suốt 15 tháng qua cho thị trấn Buford cũng như tham vọng kinh doanh cà
phê sạch 100% của Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Thị
trấn Buford nổi tiếng với 1 công dân duy nhất – ông Phạm Đình Nguyên, sẽ chính
thức đổi tên thành PhinDeli từ ngày 3/9/2013
Từ
ý tưởng “điên rồ” tới kế hoạch kinh doanh táo tạo
Thị
trấn nhỏ bé nhất nước Mỹ chắc chắn sẽ rất náo động trong vài tuần tới. Nhiều
người trước đây từng gọi kế hoạch của Nguyên là “điên rồ” và đầy rủi ro, thì
giờ đây đã xem xét quyết định ông là "táo bạo và khôn ngoan."
Thị trấn Buford rộng khoảng 40.000m2. Khi Phạm Đình Nguyên giành được
quyền sở hữu thị trấn với giá 900.000USD vào tháng 4/2012, thị trấn chỉ có một
cư dân duy nhất với hạ tầng là một cửa hàng tiện lợi, một trạm xăng, một trạm
điện thoại và khoảng 1.000-2.000 lượt người ghé qua mỗi ngày.
Ông Nguyên giành được quyền sở hữu thị trấn Buford từ Don Sammons, người mới đây đã được bổ nhiệm vị trí " đồng thị trưởng của thị trấn". Ông Sammons từng mua Buford vào năm 1992 và trở thành cư dân duy nhất của thị trấn kể từ năm 2007. Hiện ông đang quản lý thành phố thay cho Phạm Đình Nguyên, bởi doanh nhân 38 tuổi này vẫn còn vướng bận với công ty thương mại và phân phối tại ViệtNam .
Ông Nguyên giành được quyền sở hữu thị trấn Buford từ Don Sammons, người mới đây đã được bổ nhiệm vị trí " đồng thị trưởng của thị trấn". Ông Sammons từng mua Buford vào năm 1992 và trở thành cư dân duy nhất của thị trấn kể từ năm 2007. Hiện ông đang quản lý thành phố thay cho Phạm Đình Nguyên, bởi doanh nhân 38 tuổi này vẫn còn vướng bận với công ty thương mại và phân phối tại Việt
Doanh
nhân Phạm Đình Nguyên và “đồng thị trưởng” Don Sammons tại thị trấn Buford,
tiểu bang Wyoming ,
Hoa Kỳ
Nhiều
người có thể cho rằng việc bỏ cả ngàn đô để mua lại thị trấn “khỉ ho cò gáy”
tại Mỹ là điên rồ. Thế nhưng, Phạm Đình Nguyên lại cảm thấy vô cùng phấn khởi.
Ông cảm thấy "giấc mơ Mỹ" đang đến rất gần.
“Sở hữu một bất động sản tại Mỹ là mơ ước của tôi từ lâu. Khi tôi đọc được thông tin cuộc đấu giá thị trấn Buford này trên mạng, tôi rất hào hứng. Do đó tôi quyết định bay đếnWyoming
để tham gia đấu thầu tại chỗ. Đây là một hành trình dài nhưng cuối cùng tôi
cũng đến được.”
“Sở hữu một bất động sản tại Mỹ là mơ ước của tôi từ lâu. Khi tôi đọc được thông tin cuộc đấu giá thị trấn Buford này trên mạng, tôi rất hào hứng. Do đó tôi quyết định bay đến
Ông
tận dụng cửa hàng tiện lợi rộng 200m2 tại thị trấn Buford để giới thiệu cà phê
Việt truyền thống cho khách ghé đổ xăng, mua sắm. Ông cũng dựng một bức tranh
thuần Việt dài gần 10m, mô tả công việc trồng cà phê, thu hoạch, chế biến, thưởng
thức…để quảng bá cho cà phê Việt tại thị trấn.
Ngoài
ra, các thủ tục đăng ký với Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)
về công ty và sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ, rồi quá trình sản xuất, lưu kho, cho
đến vận chuyển các sản phẩm đã hoàn tất. Tất cả đã sẵn sàng để thương hiệu cà
phê đúng “gu” và đậm đà hương vị Việt tiến vào thị trường Mỹ.
“Tất
nhiên mọi việc không đơn giản. Nhưng tôi sẵn sàng đi đến cùng để biến giấc mơ
cà phê Việt trên đất Mỹ trở thành hiện thực. Tôi cảm thấy rất hào hứng bắt đầu
cuộc hành trình mới. Hào hứng như lúc tôi mua thị trấn này vậy”, ông Nguyễn
chia sẻ.
"Cà
phê phin của Việt Nam là một trong những nét độc đáo của Việt Nam mà tôi sẽ
quảng bá tại đây, và tôi hy vọng du khách sẽ có thể thưởng thức tinh hoa văn
hóa Việt ngay tại thị trấn của tôi," ông nói.
Ngoài ra, ông cho biết, thị trấn sẽ "phục vụ cà phê miễn phí cho
khách tham quan." PhinDeli cũng sẽ phân phối thông qua Amazon, và nếu mọi
thứ suôn sẻ, đích tiếp theo sẽ là Walmart và các nhà bán lẻ lớn khác.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.