Tuesday, August 13, 2013

Truy tìm Tên & Tài sản của các lãnh đạo CSVN

image
Trọng kính quý Vị,

Việc “thua lỗ“ từng tiền tỉ đô-la của những Tập đoàn Kinh tế nhà nước là chủ ý ăn cướp của chung thành của riêng. Nhà nước chỉ xử và kết tội như cách chức, thuyên chuyển.

Đối với dân, điều quan trọng không phải là những tên ăn cướp đó mất chức hay bị thuyên chuyển, mà chính là phải tìm ra những tiền ăn cướp đó nằm ở đâu để hoàn trả lại cho dân vì đó là tài sản của quốc gia và do tiền đóng thuế của dân.

image
Những tên lãnh đạo ăn cướp đó tìm mọi cách để chuyển tiền ăn cướp ra nước ngoài cất giấu. Làm thế nào tìm ra xem chúng cất giấu ở đâu để có thể thâu hồi lại cho dân.
Đã từ mấy năm nay, chúng tôi đã kêu gọi việc TRUY TÌM TÀI SẢN TỘI PHẠM CSVN với mục đích vừa giải thích trên đây. Việc truy tìm này không phải là dễ dàng vì chính các Ngân Hàng giữ BÍ MẬT NGÂN HÀNG không tiết lộ ra.

image
TUẦN VỪA RỒI, MỘT DỊP MAY MẮN XẨY RA, đó là cuộc họp G8 tại Ái Nhĩ Lan đặt chính yếu vấn đề phế bỏ BÍ MẬT NGÂN HÀNG. Các Nguyên thủ của G8 đồng ký một Quyết Định đòi hỏi THÔNG TIN TỰ ĐỘNG NGÂN HÀNG (Informations automatiques bancaires)  đối với những người nước ngoài chuyển tiền cất giữ tại một Ngân Hàng nước khác. Nhật báo TRIBUNE DE GENEVE  ngày 19.06.2013, trang 3, đã tóm tắt Quyết Định này mà chính Hoa kỳ đang đòi hỏi Thụy sĩ phải thực hiện:
“La loi FACTA, pour “Foreign Account Tax Compliance Act“, implique que les établissements financiers (banques, fonds de placement ou simples fiduciaires) déclarent au fisc américain les avoirs de leurs clients américains, quel que soit leur pays de résidence. En résumé, la loi américaine s’étendra partout dans le monde“ (Luật FACTA (Foreign Account Tax Compliance Act) hàm ngụ rằng những những cơ sở tài chánh (ngân hàng, quỹ đầu tư hay tổ chức lãnh chuyển di sản đơn giản) phải khai trình cho sở thuế Mỹ những tài sản của khách hàng Mỹ của mình  cho dù những khách hàng ấy cư ngụ ở một nước khác. Tóm lại, Luật Hoa kỳ sẽ lan rộng ra mọi nơi trên khắp Thế giới).

image
Với Quyết Định như vậy của G8, người Việt hải ngoại khắp nơi có thể tổ chức một MẶT TRẬN đòi hỏi chính những Ngân Hàng thuộc G8 phải thực hiện THÔNG TIN TỰ ĐỘNG NGÂN HÀNG (Informations automatiques bancaires) để phải khai ra TÊN và TÀI SẢN của những lãnh đạo tham nhũng CSVN.
Tại Thụy sĩ, chúng tôi đã bắt đầu tham khảo với một Luật sư Thụy sĩ về tiến trình phải đấu tranh trong vấn đề này.

image
Mong rằng tại những quốc gia khác, cũng có Phong trào đấu tranh TRUY TÌM TÀI SẢN TỘI PHẠM CSVN dựa trên nền tảng Quyết Định của cuộc Họp G8 vừa rồi tại Ái Nhĩ Lan.

THÔNG TIN TỰ ĐỘNG TỪ NGÂN HÀNG: ĐẶT NGƯỢC LẠI VẤN ĐỀ CHO MỸ & G8
  
Cuộc Họp G8 mà chúng tôi trình bầy về quyết định chính yếu là THÔNG TIN TỰ ĐỘNG NGÂN HÀNG về những tài sản ký gửi của những công dân một nước cho Chính quyền nước ấy. Quyết định này sẽ được phổ quát hóa cho mọi nước trên Thế giới. Như vậy vấn đề BÍ MẬT NGÂN HÀNG sẽ không còn nữa.

Bí mật Ngân Hàng

     image
Thực ra sự kín đáo về tài sản, tiền bạc là tính tự nhiên của mỗi người. Một trong những tính chất của Tiền tệ là khả năng tồn trữ trong thời gian. Việc tồn trữ này có mục đích bảo đảm tương lai, nhất là ở thời kỳ một cá nhân đã giảm hoặc mất khả năng làm ra tiền. Đối với những người làm được nhiều tiền, đến một mức nào đó, họ tìm cách cất giữ cho kỹ đồng tiền đã cực nhọc làm ra. Những người giầu thực sự, họ trở thành kín đáo. Ngay cả giữa vợ chồng, cũng có sự kín đáo cất giữ riêng tiền bạc này.  Đối với súc vật, cũng có sự giấu cất kín đáo đồ ăn thu lượm được. Con sóc trong mùa có nhiều trái khô, ăn không hết, cũng mang cất giấu đồ ăn, lấy đất và lá phủ đi để lúc thiếu đồ ăn, đến đó tìm lại. Có lẽ chỉ những người không giầu có, lại muốn phô trương vòng vàng, khoe khoang tiền bạc tiêu pha để lòe thiên hạ.

image
Xem như vậy, vấn đề bí mật ngân hàng có cái nguồn gốc tự nhiên của nó thuộc về bản tính con người. Khi có tiền, nếu tự mình cất giữ không được bảo đảm an toàn, có thể ký thác gửi ở một người hay một tổ chức mà mình thấy an toàn hơn. Nếu người hoặc tổ chức được tín nhiệm ký thác giữ tiền mà đi rêu rao khắp thiên hạ về tên người đã gửi tiền, thì chắc chắn người này không hài lòng và sẽ rút tiền ra để đi gửi người khác hay một tổ chức khác cất giữ dùm và kín miệng hơn.
Chính vì tính tự nhiên của con người và việc kín đáo của người được ký thác giữ tiền mà dân chúng Thụy sĩ đã bầu phiếu quyết định về BÍ MẬT NGÂN HÀNG.

Tại sao G8 quyết định Ngân Hàng phải TỰ ĐỘNG nói toang ra tên người gửi tiền

image
Nhiều người dân bình thường đã cắt nghĩa đòi hỏi ồn ào này của G8 theo sự hiểu đơn giản của họ:
*Gặp thời kỳ nợ công chồng chất tại mỗi nước, các Chính phủ G8 gặp khủng hoảng Ngân sách, đã tìm hết cách để moi ra tiền.
*Người ta thường than rằng tại Hoa kỳ, Luật sư đông như rươi. Mỹ nhiều Luật sư nhất Thế giới tính theo đầu người. Luật sư không sản xuất, nhưng sống với những khúc mắc của người khác. Cái bé xé ra to và càng to bao nhiêu thì Luật sư càng có việc làm và được thù lao cao. Luật LEX AMERICANA mà Hoa kỳ muốn áp đặt Quốc Hội Thụy sĩ phải bầu phiếu chấp thuận gồm đầy những lý do đe dọa trừng phạt tiền tỉ cho một số Ngân Hàng Thụy sĩ.
*Riêng về FACTA mà Bà Bộ trưởng Tài chánh Thụy sĩ Eveline WIDMER-SCHLUMPF đã ký kết và thảo luận tiếp với Hoa kỳ về chi tiết thực hiện, nhật báo TRIBUNE DE GEGEVE ngày 19.06.2013 đã viết ở trang 3 như sau:
 “La loi FACTA, pour “Foreign Account Tax Compliance Act “, implique que les établissements financiers (banques, fonds de placement ou simples fiduciaires) déclarent au fisc américain les avoirs de leurs clients américains, quel que soit leur pays de résidence. En résumé, la loi américaine s’étendra partout dans le monde“ (Luật FACTA (Foreign Account Tax Compliance Act) hàm ngụ rằng những những cơ sở tài chánh (ngân hàng, quỹ đầu tư hay tổ chức lãnh chuyển di sản đơn giản) phải khai trình cho sở thuế Mỹ những tài sản của khách hàng Mỹ của mình  cho dù những khách hàng ấy cư ngụ ở một nước khác. Tóm lại, Luật Hoa kỳ sẽ lan rộng ra mọi nơi trên khắp Thế giới).
Mộ số đảng của Thụy sĩ đang đe dọa đưa Luật này ra cho dân chúng bầu phiếu thuận hay không.

Đặt ngược vấn đề lại cho Mỹ và G8

image
Đã từ lâu, tiền từ những nước nhược tiểu, kém mở mang hay bắt đầu phát triển chuyển sang các Ngân Hàng Mỹ, Anh, Pháp… để cất giấu cho an toàn. Những nhà độc tài của Nam Mỹ, của Phi châu của cận đông, của Á châu ăn cướp tiền của dân, lấy tài sản quốc gia làm của riêng, đã chuyển những tiền đó về các Ngân Hàng thuộc G8 để cất giấu. Tài sản của Saddam Hussein có 5 tỉ Mỹ kim cất giấu ở Luân Đôn. Tài sản của Khadaffi, của Ben Ali, của Moubarak… cũng đã được cất giấu khắp nơi tại các Ngân Hàng thuộc G8.

image
Những lãnh đạo Việt Nam, Trung quốc tham nhũng, cướp tài sản quốc gia để chuyển cất kỹ tại các Ngân Hàng của G8. Chắc chắn họ không chuyển sang cất giấu tại một Ngân Hàng của Cuba, của Bắc Hàn.

image
Đây là những món tiền ăn cướp từ một xứ nghèo, còn nặng tội hơn nhiều sánh với những món tiền mà công dân Mỹ làm ăn công khai kiếm được, nhưng vì muốn tránh thuế cao mà chuyển đi nơi khác. Vậy nếu nhân danh trong sạch và trong sáng Ngân Hàng mà Mỹ đưa ra Luật FACTA, thì tại sao Mỹ và G8 không áp dụng đúng đắn Luật FACTA này để THÔNG TIN TỰ ĐỘNG cho những Chính phủ hoặc dân chúng của các nước nghèo biết TÊN những đứa độc tài, cướp của giết người của những nước nghèo đang gửi tiền ở những Ngân Hàng Mỹ hoặc của G8.

image
Nếu Mỹ và G8 muốn Luật FACTA lan rộng khắp Thế giới, thì Mỹ và G8 hãy đưa Luật này ra Liên Hiệp Quốc để các nước nghèo chính thức đòi buộc các Ngân Hàng Mỹ hoặc của G8 phải cho Chính phủ và dân chúng các nước nghèo biết Tên Tuổi những tên Lãnh đạo cướp của giết người thuộc các nước đó.




Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN

image

1 comment:

  1. họ muốn tiền nằm trong ngân hàng phải hoạt động. Do đó, họ muốn công khai những cá nhân gửi tiền. Khi đồng tiền hoạt động, thì hàng hóa sẽ được trao đổi, sẽ có thêm nhiều công ăn việc làm, giảm nợ ... làm giảm khủng hoảng. Nó cũng giống như việc họ đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm, để những đồng tiền này được đưa vào lưu thông bằng cách này hay cách khác, như nó làm tăng thuế của CP dẫn tới có nhiều tiền để chi tiêu.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.