Nghị định 72 là 'nghị định tưng tưng'
Nghị
định 72 và những câu hỏi
Cá
nhân sẽ không được lập các trang tin tổng hợp
Điều
khoản cấm các cá nhân 'tổng hợp thông tin' của Nghị định 72 về quản lý internet
tiếp tục gây luận khi thời điểm nghị định có hiệu lực chỉ còn ba tuần.
Tựa
của các bài viết liên quan cũng cho thấy hai cách nhìn khác nhau về văn bản
pháp luật này: 'Bà Tưng và Nghị định tưng tưng', 'Nghị định 72...soạn không kỹ,
mơ hồ, dễ gây tranh cãi', 'Có sự hiểu nhầm về Nghị định 72', 'RSF lên án nghị
định 72 về quản lý báo chí mạng của Việt Nam', 'Nghị định 72 sẽ xử nghiêm các
trang tin mạo danh' hay 'Nghị định 72 sẽ thúc đẩy Internet phát triển mạnh mẽ
hơn'.
Nghị
định có cả thảy sáu chương với 46 điều trong đó nhiều điều lại có trên dưới 10
khoản nhưng dư luận dường như chỉ tập trung vào chuyện các trang web cá nhân
hoặc trang do cá nhân lập ra trên các mạng xã hội sẽ không được phép "cung
cấp thông tin tổng hợp".
Như
vậy mấu chốt ở đây là định nghĩa thế nào là thông tin tổng hợp.
Dù
bác bỏ thông tin cho rằng văn bản do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành
"cấm trích dẫn một vài đoạn, bình luận và làm đường dẫn đến các bài báo
chính thống", nhà báo Nguyễn Vạn Phú nói vấn đề là định nghĩa
thông tin tổng hợp trong nghị định không rõ ràng.
Ông
bình luận:
"Một
nguyên tắc của định nghĩa là phần giải thích không thể dùng từ được định nghĩa
để giải thích - cái này là nguyên tắc sơ đẳng ai cũng biết.
"Nói
"thông tin tổng hợp" là "thông tin được tổng hợp..." thì
hài quá".
Nguyên
văn định nghĩa có tại khoản 19 của Điều 3 là:
"Thông
tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại
hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội."
'Nguồn
tin chính thức'
Ông
Phú cho rằng những người soạn văn bản muốn nói tới các trang tin tổng hợp tự
động như Báo Mới hay có người chọn bài như CafeF.
Nhà
báo này cũng đặt câu hỏi về mục đích cấm tổng hợp thông tin vì nếu để bảo vệ
bản quyền thì sẽ phải có cách diễn đạt khác và trên thực tế đã có các văn bản
pháp luật khác về bản quyền và kết luận "kỹ năng soạn thảo văn bản...có
nhiều vấn đề."
Mặc
dù vậy, nghị định cũng có điều nói rõ thêm về thông tin tổng hợp.
Điều
20 về phân loại trang thông tin điện tử quy định ở khoản 2:
"Trang
thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính
xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin
chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó."
"Nguồn
tin chính thức" ở đây được hiểu là "những thông tin được đăng, phát
trên báo chí Việt Nam hoặc trên các trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng,
Nhà nước theo quy định pháp luật về báo chí, sở hữu trí tuệ."
Khoản
3 và 4 cũng của Điều 20 khẳng định trang thông tin điện tử của cá nhân và cả
các trang thông tin điện tử nội bộ của các tổ chức và doanh nghiệp đều không
được "cung cấp thông tin tổng hợp" trong khi các tổ chức và doanh
nghiệp sẽ cần có giấy phép để cung cấp thông tin tổng hợp.
Khoản
4 cũng xác định trang thông tin điện tử cá nhân "là trang thông tin điện
tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng mạng xã hội để
cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức
hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp."
Như
vậy một điều có thể khẳng định là các cá nhân thậm chí không thuộc đối tượng
được phép xin giấy phép tổng hợp thông tin vốn chỉ dành cho các tổ chức và cơ
quan.
Và
một số trang điểm tin hiện nay trong đó có trang Ba Sàm và Bauxite Việt Nam có thể nằm
trong tầm ngắm của Nghị định 72.
'Lề
phải, lề trái'
Blogger
Huỳnh Ngọc Chênh gọi Nghị định 72 là 'nghị định tưng tưng'
Khi trả
lời phỏng vấn về nghị định, Tiến sỹ Hà Sỹ Phu nhắc tới câu mà ông nói
"nhà báo Huy Đức tặng nhà báo Ba Sàm" - "Báo Ba Sàm thì đưa tin
chính thống, báo chính thống lại đưa tin ba sàm!" - và bình luận thêm:
"Trong
cuộc thi đua để chiếm lòng tin cậy của dân, có khi phía "lề phải" đã
thấy mình yếu thế nên phải nghĩ ra luật để kiềm chế đối thủ "lề trái"
đang được lòng dân."
"Nếu
lấy "lề phải" làm chuẩn thì các trang Basam, Bô-xít và hầu hết các
blog cá nhân hiện nay đều phạm luật cả."
Trong
khi đó blogger Huỳnh Ngọc Chênh, tác giả của bài viết 'Bà Tưng và Nghị
định tưng tưng' nhận xét:
"...Nghị
định tưng tưng ấy nếu có nguy hiểm thì cũng chỉ nguy hiểm với những blogger có
tóc như Bô Xít, Quê Choa, Nguyễn Tường Thụy, JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Trọng
Tạo, Bùi Văn Bồng, Người Buôn Gió, Nguyễn Thông, Bà Đầm Xòe, Nguyễn Đắc Kiên,
Mai Xuân Dũng, Đinh Tấn Lực, Bùi Hằng...
"Còn
đại ca Anh Ba Sàm, chuyên gia tổng hợp tin tức thì hình như cũng biết trước
nghị định tưng tưng nên đã di tản ra nước ngoài rồi."
Gần
một tuần sau khi nghị định được chính thức công bố, điều có thể thấy là nó tạo
ra nhiều câu hỏi hơn câu trả lời, ít nhất trong vấn đề tổng hợp thông tin.
Nghị
định cũng dễ tạo ra những hiểu lầm không chỉ đối với người dùng mạng ở Việt Nam mà cả độc
giả trên thế giới.
Trang
tin Huffington Post hôm 1/8 đăng lại bài của AFP với đoạn mở đầu:
"Cộng sản Việt Nam
sẽ cấm các blogger và người sử dụng mạng xã hội chia sẻ tin tức trực tuyến
trong một nghị định được xem là sự trấn áp thêm nữa tự do trên mạng internet."
Trong
cùng ngày Cục trưởng Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Hoàng
Vĩnh Bảo được dẫn lời nói:
"Việc
đăng tải nguyên văn những thông tin từ báo chí, trang tin điện tử khác, trang
tin điện tử cá nhân không được làm.
"Tuy
nhiên việc trích dẫn một đoạn hoặc viết lời bình luận rồi dẫn đường link để chỉ
về trang gốc thì Nghị định 72 không cấm."
Còn
nhiều câu hỏi
Dù
đã giải thích được thắc mắc của đông đảo người dùng Facebook, tính mơ hồ của
định nghĩa "thông tin tổng hợp" vẫn khiến một loạt các câu hỏi còn
chưa có câu trả lời chắc chắn.
Mặc
dù bị cấm lập trang tin tổng hợp nhưng liệu cá nhân có thể viết bài tổng hợp
trên trang cá nhân của mình?
Chẳng
hạn một blogger, chủ trang web cá nhân hay người dùng Facebook có thể viết bài
với các thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn, cả chính thống và phi chính thống
như người viết bài này đang làm hay không?
Và
nếu được thì liệu số lượng bài viết có bị giới hạn hay không?
Ngoài
ra một blogger có còn quyền đăng lại bài của các blogger khác trên blog của
mình không nếu đã được phép của các blogger đó?
Ngay
cả khi vị Cục trưởng đã giải thích về quyền được "trích dẫn một đoạn hoặc
viết lời bình luận rồi dẫn đường link để chỉ về trang gốc" thì liệu việc
này có bị hạn chế về số lượng hay không và có "trang gốc" nào bị Nghị
định 72 cấm dẫn đường link tới không?
Người
ta có thể hỏi rằng để bảo vệ bản quyền cho các cơ quan báo chí thì tại sao
chỉ có các tổ chức và doanh nghiệp được tổng hợp thông tin trong khi các cá
nhân và ngay cả trang nội bộ của các tổ chức và doanh nghiệp cũng không được
quyền này?
Và
cuối cùng, như nhiều văn bản pháp luật ở Việt Nam, ra nghị định là
một chuyện, còn thực hiện ra sao lại luôn là một chuyện khác hẳn.
Nguyễn
Hùng
Hoa
Kỳ 'quan ngại' về Nghị định 72
Hoa
Kỳ lên tiếng bày tỏ quan ngại về điều khoản trong nghị định 72 trong đó cấm cư
dân mạng chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Đã
có lo lắng rằng sau khi nghị định có hiệu lực, người dùng các trang mạng xã hội
như Facebook và Twitter sẽ không thể bình luận về tin tức thời sự.
"Chúng
tôi quan ngại sâu sắc trước các điều khoản của nghị định muốn hạn chế loại
thông tin mà mỗi cá nhân có thể chia sẻ trên tài khoản mạng xã hội cũng như
trên trang web," thông cáo của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 6/8 viết.
"Những
quyền tự do cơ bản trên phải được thực thi trên mạng cũng như ngoài mạng,"
thông cáo nói, đồng thời bình luận thêm điều này trên lý thuyết có thể làm hạn
chế đà "nảy nở của ngành tin học' tại quốc gia cộng sản vì ngăn cản sự
sáng tạo và đầu tư từ nước ngoài.
Quan
ngại
Sứ
quán Mỹ nói: "Chúng tôi đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về Nghị định này với
các quan chức chính phủ cấp cao của Việt Nam ,
và chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn
luận."
Nghị
định, sẽ được áp dụng vào tháng Chín, cũng cấm các công ty cung cấp dịch vụ
trên internet "Chống lại Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây
phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn
kết dân tộc."
Nghị
định này cũng đã bị các tổ chức theo dõi nhân quyền và tự do báo chí như Ủy ban
Bảo vệ Nhà báo và Phóng viên Không biên giới phê phán.
Một
liên minh đại diện cho các doanh nghiệp Mỹ lên tiếng chỉ trích quy định mới của
Việt Nam .
Asia
Internet Coalition (AIC), tổ chức do eBay, Facebook, Google, và Yahoo sáng lập,
nói họ "thất vọng".
"Chúng
tôi tin rằng nghị định sẽ tác động tiêu cực hệ thống internet của Việt Nam ."
"Về
lâu dài, nghị định sẽ bóp nghẹt sự sáng tạo và không khuyến khích doanh nghiệp
hoạt động ở Việt Nam ,"
thông cáo của AIC viết.
Trong
khi đó, cựu đại biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Minh Thuyết cho rằng ngôn ngữ
trong văn bản Nghị định 72 gây khó hiểu.
"Theo
tôi, nghị định không có hàm ý hạn chế quyền chia sẻ thông tin."
"Nó
nhằm chống lại vi phạm bản quyền. Và giới chức cần giải thích lại," ông
Thuyết nói với báo Wall Street Journal.
"Xuyên
tạc, vu khống"
Tờ
Nhân Dân, tờ báo đại diện cho Đảng Cộng sản Việt Nam, đã gọi những lời chỉ
trích nghị định này là "xuyên tạc và vu khống" trong bài đăng ngày
6/8.
Nhiều
người đã "biến blog, trang facebook cá nhân thành nơi truyền bá quan điểm
sai trái, nhân danh "phản biện" để xuyên tạc, công kích quan điểm,
chính sách của Ðảng và Nhà nước, lôi kéo, hô hào, kích động sự chống đối,"
tờ này viết.
Nhiều
người dân gần đây có xu hướng sử dụng mạng xã hội để nắm thông tin hơn là báo
chí chính thống.
Tuy
nhiên chính phủ Việt Nam
bị cáo buộc liên tục tìm cách ngăn cản xu hướng thảo luận trên mạng.
Nghị
định 72 được chính phủ Việt Nam
ban hành ngày 15/7 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2013.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.