Chưa
bao giờ người Sài Gòn lại “bội thực” tin tức như thời đại này. Từ chuyện ăn đến
chuyện chơi, tin tức giả thật lẫn lộn. Từ những tin khiến người dân lo sốt vó
đến tin khiến người dân đàm tiếu lung tung, đôi khi luật pháp cứ như trò chơi,
trò chơi lại thành luật pháp hay ít nhất nó cũng được biến thành “dự thảo”
trình nơi này duyệt, nơi kia cho phép. Dự thảo chán rồi bỏ là chuyện hàng ngày
ở huyện. Lại có cả dự thảo “bịa như thật” làm náo loạn dư luận. Ngay cả đến
chuyện thống kê cũng “ông nói gà bà nói vịt”, cơ quan này báo nhiều, cơ quan
kia nói ít, chẳng ông nào đúng. Dân xin phép chẳng tin ông nào cho đỡ lôi thôi.
Rồi
hết Hà Nội thu phí xe gắn máy đến chuyện cả nước giật mình vì tăng giá xăng kỷ
lục. Xoay qua mấy bác có tí tiển gửi ngân hàng cũng xính vính vì tin lãi suất
ngày càng giảm cùng với giá đô la vọt lên và giá vàng nhảy múa loạn xạ khiến
người dân hoa cả mắt, đã hoang mang càng hoang mang vì chẳng biết gửi đồng tiền
mồ hôi nước mắt vào nơi nào cho yên thân. Chung quy nhìn nơi nào cũng thấy sợ.
Quá
nhiều chuyện “thiên hạ sự” của người Sài Gòn, nói cả ngày không hết. Người dân
lúc này nhìn nơi nào, hàng nào cũng thấy toàn độc là độc. Từ mớ rau, con cá,
con cua đồng đến đủ loại thịt heo gà vịt đều có thể tẩm chất độc.
Xem
ra việc thực phẩm nhiễm độc đã là quá quen thuộc, khi mới đây lại thêm cá tầm
Trung Quốc, rau ngót, mướp đắng bị phát hiện nhiễm độc. Giờ đây tìm hàng
nhập khẩu từ Trung Quốc sạch có lẽ còn khó hơn tìm hàng bẩn, độc, sau hàng loạt
loại nhiễm độc đã công bố như nho, lê, táo, gừng, khoai tây, gà, vịt… giờ tới
cá tầm nhập lậu cũng nhiễm chất cấm.
Từ
nhà hàng cao cấp, các vị thích ăn heo sữa quay, vịt quay đến nhà hàng bình dân,
nơi nào cũng có thể bị nhiễm độc.
Nhiều
đám giỗ đám cưới và cả những người lao động ở một vài công ty đã có hàng chục
thực khách lăn quay ra sau khi ăn uống thực phẩm được các nhà hàng mang tới.
Bây
giờ đúng là không thể tin gì, tin ai được nữa, con dấu, giấy tờ cũng bị làm
giả, Cục trưởng Cục Bảo Vệ Thực Vật thì biết rau, củ, quả nhiễm độc vẫn khuyên
dân cứ ăn, còn người buôn bán thì vì lợi nhuận loại gì cũng sẵn sàng bán… Cứ
như trước mặt là cả một tấn tuồng bắt tay nhau gài sẵn guồng máy “lậu” và
“độc”, chẳng anh nào thoát được chui đầu vào rọ. Người tiêu dùng nào cũng không
thể là “thông thái” được nữa. Chỉ còn biết “nhắm mắt đưa chân”, ăn bừa may ra
thì không chết.
Nhưng
chuyện thiết thân phải nói đến trước hết là chuyện gạo ngâm hóa chất, điều này
càng khiến người dân lo lắng hơn. Nhất là những bác lao động và công
tư chức loại cơm hàng cháo chợ hoảng hồn.
Gạo
ngâm bột trắng, cơm nở nhiều gấp đôi
Như
bạn đã thấy, từ mấy chục năm nay hàng tẩm chất này chất kia nhiều vô kể, nhưng
chuyện gạo tẩm hóa chất là chuyện mới nhất, lạ nhất tại TP Sài Gòn và có thể
còn nhiều nơi khác nữa mà người dân không thể tưởng tượng ra. Đây là một “sản
phẩm mới nhất”, ly kỳ nhất mà các bà nội trợ cũng chưa bao giờ nghĩ ra.
Muốn
biết, chịu khó đến chợ Bà Chiểu thuộc vùng Tân Định là bạn có thể biết ngay.
Từ
lâu chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP Sài Gòn) được biết đến là khu chợ lâu
đời, buôn bán nhiều loại gia vị nổi tiếng và tiểu thương nào cũng có sẵn mấy
chục lượt khách quen đến mua hàng ngày. Chợ bán nhiều loại gia vị từ quế, hồi,
đến các loại bột làm bánh, bột nổi... và mỗi hàng lại có những loại tạp phẩm
không giống ai để cạnh tranh lợi nhuận.
Theo
tiết lộ của một phục vụ quán cơm trên đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức, TP Sài
Gòn ) thì chỉ cần 1 muỗng canh loại bột màu trắng này có thể "hóa
phép" cho 10 kg gạo nở bung trắng đều, hạt to mẩy khi đã chín thành cơm
tương đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường mà không mất nhiều công. Loại
gia vị này được chủ quán cơm cho biết mua tại chợ Bà Chiểu.
Vỏ
bọc tiếng Anh nhưng bên trong toàn chữ Tàu
Chị
P (tên chủ sạp P.H) cho biết: "Loại này chỉ bán cho người quen hoặc có
khách hỏi mới đưa chứ không bán đại trà". Vì thế khi thấy khách tìm mua
chị mới lôi ra 1 gói nhỏ màu đỏ bằng giấy và bảo đây là loại bột giúp hô biến
gạo thành cơm nhiều và nhanh chóng.
Ngoài
vỏ gói bột ghi hầu hết bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn mác hay hạn sử dụng
nhưng chủ sạp vẫn khẳng định đây là hàng nhập. Xé vỏ giấy ra thì thứ bột trắng,
nhỏ mịn như đường cát này có mùi thơm nhẹ. Tuy nhiên, gói giấy bọc vỏ bên ngoài
lại in chữ Tàu chằng chịt.
Chỉ
cần ngâm 15-20kg gạo chung với 1 muỗng canh nhỏ loại bột này rồi đem hấp khoảng
1 tiếng, gạo sẽ nở bung, cho lượng cơm nhiều gấp đôi so với bình thường. Thêm
nữa loại bột này còn có tác dụng làm cơm chín rất nhanh, chị P nói: "Ngâm
bột này vừa giúp gạo nở nhanh, nhiều và chín mau mà không mất công làm gì cả".
Chị
T., 35 tuổi, thâm niên bán cơm vỉa hè 5 năm cho biết, dân trong nghề gọi bột
này là bột nở có tác dụng làm thịt nhỏ to ra gấp 2, hạt gạo ngâm đem hấp lên to
ra gấp 2,3 lần mà chẳng cần công sức gì cả. Vì vậy "một ngày ước tính bán
40kg gạo, nhưng kỳ thực chúng tôi chỉ bỏ tiền mua 15-20kg gạo thôi bởi cho bột
vào ngâm gạo rồi hấp lên ra cơm nở, xốp và chín nhanh mà nhiều lắm. Nhưng cơm
vì thế ăn không dẻo, bị sống sượng".
Nhiều
khách ăn cơm rẻ hàng ngày cho biết, họ ít khi quan tâm đến việc cơm ra sao mà
chỉ chăm chăm xem rau, thịt, cá có sạch và ôi thiu hay không. Vì thế việc cơm
nở từ gạo ngâm bột trắng hóa chất gì đó với họ là ngoài sức tưởng tượng.
Có
chất độc hay không chưa biết
Cục
an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y Tế cũng liên tục đưa ra những khuyến cáo cho người
dân nên chọn những loại thức ăn có nguồn gốc xuất xứ, hợp vệ sinh để bảo vệ sức
khỏe.
Theo
các bác sĩ ở trung tâm chống độc TP Sài Gòn, mùa hè là thời điểm số bệnh nhân
bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tăng cao. Vì vậy người dân nên hạn chế ăn
các loại thức ăn không rõ nguồn gốc, thức ăn đường phố vì đó là nơi rất dễ bị
nhiễm khuẩn, quy trình chế biến và bảo quản đều không bảo đảm. Đó chỉ là lới
khuyến cáo “chung chung” cho có việc làm.
Tuy
nhiên, cho đến nay chưa cơ quan nào chịu nghiên cứu và công bố rõ ràng loại hóa
chất tẩm vào gạo này có chất độc không? Dân đang chờ, nhưng… quan không vội!
Ông
cục trưởng khuyên dân: Có chất độc vẫn ăn được
Chuyện
ngược lại và cũng là thứ chuyện ngược đời là biết khoai tây Trung Quốc có độc
nhưng người đứng đầu Cục Bảo Vệ Thực Vật thuộc Bộ Nông Nhiệp Phát Triển Nông
Thôn (NNPTNT) VN lại nói “phải chấp nhận”.
Ông
Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT, đã nhìn nhận như
vậy quanh vụ 26 tấn khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt
16 lần ngưỡng cho phép vừa bị phát hiện tại TP Đà Lạt
Khi
được phóng viên hỏi: Thưa ông, nếu vừa qua TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng không phát
hiện được 26 tấn khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt 16
lần ngưỡng cho phép thì người dân đã bị đầu độc?
Ông
Nguyễn Xuân Hồng đã trả lời: Trong trường hợp như thế thì bất cứ nước nào trên
thế giới đều phải chấp nhận. Bởi vì không phát hiện ra thì thôi, cũng như nhiều
trường hợp, đi khám mãi mà bác sĩ không phát hiện ra bệnh nhưng thực chất là
đang mắc bệnh.
Hiện
nay, trên thế giới cũng chỉ đến mức độ như thế thôi, kể cả các nước phát triển
nhất họ cũng đang áp dụng những biện pháp như vậy. Bất cứ phương pháp kiểm tra
gì trên thế giới cũng có độ rủi ro chứ không bao giờ được tuyệt đối 100%.
Ông
Hồng khẳng định “Mức dư lượng tối đa cho phép là mức mà trong
thương mại người ta đưa ra, nó rất an toàn... không phải cứ vượt ngưỡng tối đa
cho phép là mất an toàn”. Ông giải thích thêm: “... Hằng ngày, 1 thanh niên 18
tuổi phải ăn 3.000 cây xà lách hoặc 1 cô gái phải ăn 354 quả táo. Khi các loại
rau quả này có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, phải liên
tục ăn như thế thì nó mới ảnh hưởng đến sức khỏe”.
Lại
bảo vệ các thứ rau nhiễm độc nhưng… không độc
Sau
khi khuyên người dân hãy cứ ăn khoai tây Trung Quốc nhiễm độc gấp 16
lần mức cho phép, và một mực bảo vệ củ khoai tây, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực
vật (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Hồng lại tiếp tục lên tiếng bảo vệ
là rau ngót, quả mướp đắng dù có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng vài
lần nhưng vẫn không độc. Và nếu có độc thì chẳng qua do người dân không biết ăn
đúng cách.
Nhưng
tại cuộc họp ngày 8/7, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, đã yêu cầu
các đơn vị chức năng phải kiểm tra, làm rõ sai phạm trong vụ khoai tây Trung
Quốc tại Lâm Đồng bị phát hiện tồn lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho
phép. Đồng thời ông cũng yêu cầu đưa rau ngót và mướp đắng vào chương trình
giám sát cả năm nay.
Trong
lúc các lãnh đạo đang ngồi phòng lạnh dự hội nghị trên, Cục trưởng bảo vệ củ
khoai tây, lá rau ngót, Bộ trưởng chỉ đạo kiểm tra, giám sát, làm rõ… thì ngoài
phòng họp, khoai tây Trung Quốc đã tràn ngập Hà Nội, với giá chỉ 10.000 –
14.000 đồng/kg. Không riêng gì ở Đà Lạt, TP Sài Gòn đã kiểm tra và thực tế
khoai tây TQ vẫn được báy bán khắp chợ.
Kính
thưa Cục trưởng: Chất độc không thể ăn được!
Ngay
sau khi lời phát biểu của ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật
- Bộ NN-PTNT, khi cho rằng dù dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho
phép 16 lần nhưng khoai tây Trung Quốc vẫn an toàn đã bị dư luận phản đối
dữ dội. Đây không phải lần đầu ông cục trưởng phát biểu gây sốc.
Bạn
đọc có nick culi phản đối: “Ông trả lời với dư luận gì mà kỳ vậy? Ông
chấp nhận nhưng những người mẹ, những người cha không thể "chấp nhận"
cho con cái mình ăn những thứ độc phẩm như vậy được. Không có một quốc gia nào
chấp nhận cho dân tộc mình ăn đồ độc”.
Bạn
đọc có nick Râu rầu bất bình: “Không ngờ Cục trưởng Cục Bảo vệ thực
vật lại có thể phát biểu những câu mà tôi đọc xong cảm thấy bị khinh thường như
thể một người lớn đang dỗ dành em bé quấy khóc vì bố mẹ nó thất hứa không mua
quà”.
Đối
với bất kỳ ai và bất kỳ loài vật nào, chất độc không thể ngửi, hít, chứ
chưa nói là ăn vào. Do vậy, ở riêng 26 tấn khoai tây Trung Quốc bị phát hiện dư
lượng thực vật cao gấp 1 lần cho phép mà ông Hồng nói vẫn an toàn thì không một
ai chấp nhận được.
Bạn
đọc Hữu Châu nói: “Với cách lập luận của ông Nguyễn Xuân Hồng thì người tiêu
dùng nên tự cứu mình thôi”.
Đây
không phải lần đầu tiên ông Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng phát biểu gây sốc
mà theo bạn đọc là quá vô cảm trước người dân.
Còn nhớ ở vụ táo Trung Quốc nhiễm độc, trên Báo Người Lao Động số ra ngày 22-6-2012, ông Nguyễn Xuân Hồng cũng khẳng định: Chất độc trong táo Trung Quốc ở ngưỡng an toàn. Dẫn kết quả phân tích 40 mẫu táo Trung Quốc có chứa hóa chất độc hại thiram với hàm lượng 0,08 ppm, trong đó 15 mẫu có hóa chất aren ở mức từ 0,02 - 0,11 ppm, ông Hồng khẳng định chất độc thấp hơn ngưỡng cho phép và trong ngưỡng an toàn khi sử dụng.
Ngay sau tuyên bố này, hàng trăm bạn đọc đã gửi ý kiến phản đối kịch liệt. Bạn đọc cho rằng chất độc vẫn là chất độc và khi đã là chất độc thì không có ngưỡng, chỉ thấy nguy hại cho sức khỏe.
Còn nhớ ở vụ táo Trung Quốc nhiễm độc, trên Báo Người Lao Động số ra ngày 22-6-2012, ông Nguyễn Xuân Hồng cũng khẳng định: Chất độc trong táo Trung Quốc ở ngưỡng an toàn. Dẫn kết quả phân tích 40 mẫu táo Trung Quốc có chứa hóa chất độc hại thiram với hàm lượng 0,08 ppm, trong đó 15 mẫu có hóa chất aren ở mức từ 0,02 - 0,11 ppm, ông Hồng khẳng định chất độc thấp hơn ngưỡng cho phép và trong ngưỡng an toàn khi sử dụng.
Ngay sau tuyên bố này, hàng trăm bạn đọc đã gửi ý kiến phản đối kịch liệt. Bạn đọc cho rằng chất độc vẫn là chất độc và khi đã là chất độc thì không có ngưỡng, chỉ thấy nguy hại cho sức khỏe.
Ban
mttl nói tuột ra:
Thế
thì không cần Cục Bảo vệ thực vật nữa. Dân Việt Nam chúng ta đang nuôi báo cô một
số người vô tích sự...
Ban
Lanh liên tưởng tới một số cơ quan có trách nhiệm khác:
Không
chỉ riêng ông cục này, mà các ông cục khác, bộ khác như hải quan, quản lý thị
trường,.... những người hàng tháng được người dân trả tiền lương vì công việc
của mình thì hãy có trách nhiệm với công việc hơn, còn nếu thấy không làm được
thì mạnh dạn từ chức để người khác lên làm, chứ đứng phát biểu như ông cục này
thì người dân chúng tôi không hài lòng.
Tạm
ngưng chuyện ông cục trưởng ở đây để bạn đọc khỏi bị ngộp.
Kinh
khủng hơn nữa là ép dầu ăn từ lạc và... cao su
Người dân xã Điện Thọ (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) đến mùa hái lạc xong, đem tới nhà ông Trương Căn (trú tại thôn Châu Lâu, xã Điện Thọ) ép lấy dầu. Nhưng khi đem hàng ngàn lít dầu lạc về để chế biến thức ăn thì phát hiện có mùi khét (giống mùi cao su bị cháy) cùng khói đen bốc lên.
Ông Căn sau đó thừa nhận, trong khi chạy máy để ép dầu lạc, ông đã dùng các miếng cao su (từ ruột lốp xe máy), có độ dài khoảng 10 cm, rộng 2 cm, để bỏ vào máy ép. Vì khi chạy máy ép dầu thì máy thường bị kẹt vì dầu lạc bám vào thân máy, bỏ cao su vào máy là để “bôi trơn”, chống máy bị kẹt.
Người dân xã Điện Thọ (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) đến mùa hái lạc xong, đem tới nhà ông Trương Căn (trú tại thôn Châu Lâu, xã Điện Thọ) ép lấy dầu. Nhưng khi đem hàng ngàn lít dầu lạc về để chế biến thức ăn thì phát hiện có mùi khét (giống mùi cao su bị cháy) cùng khói đen bốc lên.
Ông Căn sau đó thừa nhận, trong khi chạy máy để ép dầu lạc, ông đã dùng các miếng cao su (từ ruột lốp xe máy), có độ dài khoảng 10 cm, rộng 2 cm, để bỏ vào máy ép. Vì khi chạy máy ép dầu thì máy thường bị kẹt vì dầu lạc bám vào thân máy, bỏ cao su vào máy là để “bôi trơn”, chống máy bị kẹt.
Theo
các chuyên gia dinh dưỡng, dầu ăn trộn lẫn cao su có thể gây bệnh ung thư, nhẹ
thì gây rối loạn tiêu hóa. Không biết bao nhiêu gia đình ở VN đã được dùng thứ
dầu ăn đặc biệt này?
Làm
giả con dấu thú y để bán thịt thối
Lâu nay thịt thối thường được các lái buôn tuồn đi tiêu thụ bằng cách trộn lẫn với thịt tươi để bán, hoặc tuồn vào các nhà hàng, quán ăn, nhưng những cách làm đó xem ra đã quá quen thuộc, dễ bị phát hiện, mà lúc nào cũng phải run sợ bị lực lượng chức năng kiểm tra, khách hàng cũng dè chừng hơn.
Nhưng mới đây, các con buôn thịt thối đã “cao tay hơn”, mà dùng từ chuyên môn gọi là “diễn biến phức tạp, với mức độ ngày càng tinh vi”, đó là làm giả cả con dấu thú y để đóng lên thịt và giấy tờ kiểm dịch.
Ngày 13/7 vừa qua, công an thị xã Dĩ An (Bình Dương), khi kiểm tra một xe tải đông lạnh chở 10 thùng xốp lớn, bên trong chứa khoảng 100 con heo sữa đã rỉ nước vàng, bốc mùi hôi thối, đang trên đường từ Quảng Ngãi vào quận 5 (Sài Gòn) để tiêu thụ. Chủ lô hàng được xác định là Nguyễn Hồng Thanh (30 tuổi, ở Tiền Giang).
Lâu nay thịt thối thường được các lái buôn tuồn đi tiêu thụ bằng cách trộn lẫn với thịt tươi để bán, hoặc tuồn vào các nhà hàng, quán ăn, nhưng những cách làm đó xem ra đã quá quen thuộc, dễ bị phát hiện, mà lúc nào cũng phải run sợ bị lực lượng chức năng kiểm tra, khách hàng cũng dè chừng hơn.
Nhưng mới đây, các con buôn thịt thối đã “cao tay hơn”, mà dùng từ chuyên môn gọi là “diễn biến phức tạp, với mức độ ngày càng tinh vi”, đó là làm giả cả con dấu thú y để đóng lên thịt và giấy tờ kiểm dịch.
Ngày 13/7 vừa qua, công an thị xã Dĩ An (Bình Dương), khi kiểm tra một xe tải đông lạnh chở 10 thùng xốp lớn, bên trong chứa khoảng 100 con heo sữa đã rỉ nước vàng, bốc mùi hôi thối, đang trên đường từ Quảng Ngãi vào quận 5 (Sài Gòn) để tiêu thụ. Chủ lô hàng được xác định là Nguyễn Hồng Thanh (30 tuổi, ở Tiền Giang).
Kiểm
tra giấy tờ liên quan đến lô hàng, công an phát hiện và thu giữ một con dấu
kiểm dịch thú y (hình vuông), có mã số của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi. Chủ
lô hàng khai đã tự khắc con dấu này tại nhà riêng, mỗi lần vận chuyển heo sữa
từ Quảng Ngãi vào TP Sài Gòn sẽ sử dụng để đóng lên giấy tờ và đóng lên thịt
heo…
Chỉ
kể bằng ấy thủ đoạn và chất độc hại trong thực phẩm thôi, hầu như gia đình nào,
già trẻ lớn bé đều cảm thấy mình đã bị lừa, bị đầu độc từ lâu mà không hể hay
biết. Trong tình hình này thì mỗi gia đình đều phải tự cứu lấy nhau thôi. Tin
cái gì, tin vào ai bây giờ?
Đến
chuyện “bịa” như thật làm nhiều bà hết hồn
Gần
đây, một nguồi tin rất “giật gân” được báo mạng lớn tại VN đưa lên rồi nhiều
báo khác cứ thế đăng lại:
Chi
cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP Sài Gòn mới đây đề nghị với
UBND thành phố về việc bắt buộc khám sức khỏe trước khi làm thủ tục đăng ký kết
với cả vợ lẫn chồng, mục đích là để tránh những bệnh có thể ảnh hưởng đến hạnh
phúc hôn nhân. Tiện thể, chi cục cũng đề nghị nên quy định về độ tuổi được phép
mang thai của phụ nữ, cụ thể là không được quá 33 tuổi.
Trên
tờ Báo Phụ Nữ VN ngày 11-07-2013 đã báo động “Không chửa gấp thì… không kịp?”
Mặc
dù là một lời báo động vui nhưng thực sự nó cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến
nhiều bà hiếm muộn không chỉ ở TP Sài Gòn mà còn ở nhiều địa phương khác bởi TP
Sài Gòn thực hiện được thì các nơi khác cũng làm được.
Từ
đó phát sinh nhiều chuyện “bên lề” nửa đùa nửa thật, khá thú vị. Ngay sau
khi đọc xong tin trên mạng, Hà Mi, người 2 tháng nữa tròn 33 tuổi nhưng chưa
lấy chồng, treo status: “Cần tìm người cho giống gấp hôm nay, muộn hơn không
kịp chửa trước 34 tuổi, bị phạt thì chết em”. Hà Mi bảo, cô treo đùa vậy thôi,
vì biết thừa một cái đề xuất vô lý như thế chẳng bao giờ được chấp nhận để áp
dụng, thế nhưng cũng có người hết hồn. Con em họ tôi 32 tuổi, mới có một đứa
con, lẽ ra cũng chửa đứa thứ hai rồi nhưng chồng nó lại đi học nước ngoài, gần
2 năm nữa mới về. Nó nói hay em bảo ảnh về ít ngày, đúc con rồi đi. Tôi mắng
bảo mày khùng hả, tao còn chưa lo nữa là mày”.
Anh
Đình Tú, 37 tuổi, kỹ sư công nghệ thông tin làm việc cho một cơ quan thuộc
ngành giáo dục, kể, sáng nay mấy cậu trong phòng anh cứ rao ầm lên: “Chị em ai
cần đúc con ngay không, anh em sẵn sàng hỗ trợ miễn phí đây. Chị nào gái ế, ba
mấy tuổi chưa có chồng thì nhờ luôn kéo lát nữa xếp hàng không kịp, chị nào
chồng đi công tác đăng ký sớm nhé”. Chị em cũng hưởng ứng rôm rả không kém. Một
chị, có chồng đang làm việc cách đó 9 cây số, bạo mồm: “Gọi chồng sang chắc
không kịp, thôi cậu nào giúp chị thì giúp luôn kẻo hết giờ”.
Bà
chị già nhất phòng kêu: “Cả tao nữa, tao cũng cần”. Mấy ông em nhao nhao: “Bà
già rồi còn đú, 35 tuổi, quá đát mất 2 năm rồi nhá”. Chị cười hề hề: “Nhân lúc
họ mới đề xuất chứ chưa được phê chuẩn, tao tranh thủ làm tí. Mai mốt cái quy
định ấy được duyệt thì tao lỡ có chửa rồi, chả nhẽ bắt tao phá à?”
Đại
khái có những chuyện “tếu” như vậy song không hẳn là không có những bà chị lớn
tuổi mà chưa có chồng không lo lắng, “điệu này chắc hết lấy chồng được rồi!”.
Phóng
viên vẽ rắn thêm chân
Nhưng
thật ra đây chỉ là thứ chuyện “bịa” hoặc vẽ rắn thêm chân của một phóng viên
báo mạng phỏng vấn bà Tô Kim Hoa - chi cục trưởng Chi cục Dân số và kế
hoạch hóa gia đình TP Sài Gòn, sau đó về tung tin này lên mạng.
Bà
Tô Kim Hoa cho biết ngày 11-7 phóng viên C.T. của một tờ báo điện tử - tác
giả bản tin đầu tiên đề cập đến việc đề nghị phụ nữ sau 33 tuổi không nên mang
thai. Phóng viên C.T. đã thông tin không chính xác dẫn đến hiểu nhầm là Chi cục
Dân số và kế hoạch hóa gia đình TP Sài Gòn đề nghị quy định độ tuổi phụ nữ mang
thai không quá 33. Thực tế, chi cục chỉ đề nghị quy định độ tuổi mang thai cho
những trường hợp thụ tinh nhân tạo. Bà Hoa cũng xác nhận bản tin trên đã có sơ
sót nhưng cũng đã nói rõ bối cảnh thông tin là trao đổi thông tin bên lề cuộc
họp.
Tuy
nhiên theo bà Hoa, nhiều trang thông tin và báo điện tử khi dẫn lại thông
tin đã cố tình lờ đi bối cảnh trao đổi thông tin mà ghi thành “đó là đề xuất đã
gửi đến UBND TP”.
Chưa
dừng lại ở đó, một số trang thông tin và báo điện tử còn thêm thắt, dùng các từ
“cấm”, “bắt buộc”, “yêu cầu”… rồi tạo diễn đàn, lấy ý kiến các chuyên gia, thậm
chí cả một lãnh đạo cơ quan pháp luật ở Quốc hội về việc cấm phụ nữ trên 33
tuổi mang thai.
Bà
Hoa nói: “Chính những bài báo này mới làm trầm trọng sự việc, gây ra
bất bình đối với người dân. Thật sự tôi buồn và thất vọng”.
Như
thế thì quả thật bây giờ chẳng còn biết tin nào thật tin nào giả ngay trên
những tờ báo “chính thống” nữa, cũng như chuyện “huyền thoại tay không quật ngã
trực thăng UH–1 của Mỹ” vậy.
Văn
Quang
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.