TL:
Mấy hôm nay có một Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1993) đang làm nên những cơn sóng
trên mạng qua những bài viết ngắn của mình. Rất nhiều người đã theo dõi
và quan tâm, chia sẻ những gì Linh viết, suy nghĩ, cảm nhận… Một cô bé
chín chắn sớm so với tuổi của em. Rất cảm phục những gì Linh viết.
Nhưng mình vẫn ao ước, giá mà tuổi ăn học của em được hồn nhiên, hạnh
phúc, chớ phải ưu tư trước tuổi như thế này… Một sự thật đang hình thành
và đang dần khẳng định: có một lớp trẻ xứng đáng là chủ nhân lãnh đạo đất nước
này.
Hôm
qua, Linh có một cuộc trò chuyện khá thú vị với một anh sinh viên năm tư trường
ĐH Bách khoa TPHCM, xin ghi lên đây để mọi người cùng đọc và suy ngẫm:
- Chào
em. Anh vẫn thường xuyên theo dõi các status của em, rất hay nhưng anh
không giám like và comment, lý do thì chắc em cũng biết.
+ Anh
có đọc là em vui rồi, em sợ các bạn sinh viên vừa đọc được vài câu đã tắt ngay.
- Anh
thấy em nêu ra được những vấn đề khá cụ thể, tuy nhiên lại không thấy em đưa ra
cách giải quyết những vấn đề đó ?
+ Mong
muốn của em là mang sự thật đến với nhiều người đặc biệt là các bạn sinh viên,
còn cách thức để giải quyết những vấn đề đó thì phải để những nhà trí thức yêu
nước có kinh nghiệm và sự từng trải đưa ra. Em nói thì có ai nghe, hơn nữa
nếu em có đưa ra những ý kiến đó chắc có lẽ em sẽ vào tù sớm.
- Mà
thực sự có cần thiết phải thay đổi không em, anh thấy đất nước hiện nay vẫn ổn
mà ? Dù sao cũng đỡ hơn nhiều so với thời bao cấp.
+ Anh
thấy ổn đâu có nghĩa là những người khác cũng thấy ổn ? Em đâu có nói là
đất nước không đi lên, mà em chỉ nói là sự đi lên ấy quá chậm so với mong đợi.
Giống như người ta đi ô tô còn anh đi bộ, cho dù anh có tiến lên nhưng rồi
anh sẽ bị người ta bỏ lại phía sau.
- Cứ
cho là như thế nhưng anh nghĩ nói ra cũng đâu có được gì, lại còn đối mặt với
nguy hiểm nữa. Chúng ta là sinh viên, tốt nhất là tập trung vào học hành.
+ Mỗi
người có một cách nghĩ khác nhau, có lẽ cách nghĩ của anh không giống em.
Chúng ta có quyền lựa chọn cho mình cách sống mà mình cho là phù hợp.
Nếu ai cũng nghĩ như anh có khi đất nước sẽ lâm nguy mất?
- Em
hay lo xa quá, anh cho rằng cứ tập trung học hành rồi vươn lên. Những vấn
đề chính trị không ảnh hưởng đến mình, mình cứ chăm chỉ học tập để sau này có một
công việc tốt, có thu nhập ổn định là được. Anh thấy có nhiều người đã vươn
lên và đạt đến sự thành công.
+ Bây
giờ em hỏi anh một số câu hỏi nhé, anh chỉ trả lời và đừng hỏi lại em?
- Ok.
+ Số người vươn lên được trong xã hội này chiếm tỉ lệ cao không, một đất nước
mà chỉ có một số người giàu trong khi phần đông là nghèo khó thì có nghĩa là đất
nước ấy không ổn.
-
Người nghèo thì ở đất nước nào mà chẳng có, Mỹ cũng vậy thôi!
+ Nhưng
nhiều người nghèo ở Mỹ còn có ô tô để đi đó đây, những người thất nghiệp ở Mỹ
chỉ hưởng trợ cấp thất nghiệp thôi cũng đủ tiền để qua Việt Nam du lịch rồi.
Còn Việt kiều qua đó làm nail cũng đủ tiền gửi về nuôi cả nhà ở Việt Nam !
-
Uh.
+ Em
giả sử sau này anh giàu có đi, vậy lúc anh ra đường anh có sợ tai nạn giao
thông không, có sợ bị cướp giật không?
-
Dĩ nhiên là có rồi, bây giờ ra đường thì sợ nhiều thứ lắm em à.
+ Nếu
anh đi lên các cơ quan nhà nước để làm một thủ tục nào đó mà bị người ta hách dịch,
vòi tiền anh có bực không? Hay anh đi xin một cái giấy đăng ký kinh doanh
mà phải đợi nửa năm trời mới có, anh sẽ cảm thấy thế nào?
- Bực
chứ, nhưng biết làm sao được?
+ Vậy
anh nghĩ mình là một con cừu giàu có à?
-
@@
+ Giả sử một ngày nào đó, chính quyền đến thu hồi đất nhà anh và đền bù
cho anh với một cái giá rẻ mạt thì anh làm gì?
- Mình phải chống cự chứ, sao có thể như thế được!
+ Rồi
họ đem mấy chục cảnh sát cơ động đến cưỡng chế thì sao?
- Uh thì…
+ Anh
có biết người dân Việt Nam
đang còng lưng đóng thuế không ? Anh đã từng nghe ở tỉnh Thanh Hóa có một
xã mà có đến 500 cán bộ chưa ? Có nghĩa là anh đang phải nuôi rất nhiều
"đầy tớ" đó và những người dân khác cũng vậy.
- @@
+ Anh có biết một chiếc xe ô tô mua ở Việt Nam có giá đắt hơn gấp đôi so với
khi mua ở Thái Lan không, lý do là do các loại thuế quá cao. Các loại
hàng hóa quan trọng như xăng dầu cũng đang chịu 5, 6 loại thuế đó. Ngoài
ra khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng đã phải đội lên một mức giá rất cao để
bù lại những chi phí bất cập, trong đó có chi phí bôi trơn cho CSGT, hải quan,
kiểm dịch… Chẳng hạn khi anh mua 1 kg gạo với giá 15000, nhưng thực ra
đúng giá của nó chỉ có 10000, 5000 còn lại là những loại phí oái oăm mà người
dân phải cắn răng chịu đựng.
-
Uh em nói cũng đúng.
+ Em
chỉ muốn nói với anh rằng bản chất của con người là xã hội và anh không thể
tách ra khỏi xã hội, anh luôn bị xã hội tác động. Nếu một xã hội bất ổn,
nhiều người nghèo đói, nhiều kẻ côn đồ thì anh cũng bị ảnh hưởng. Có thể
khi anh ra đường, chỉ vì một vụ va quẹt xe nhẹ nhưng anh lại bị người ta rút
dao đâm chết, và thế là cuộc đời anh đi bương! Mà xã hội thì luôn phụ thuộc
vào thể chế chính trị, phụ thuộc vào cách điều hành quản lý của nhà nước, phụ
thuộc vào lập pháp và hành pháp…
- Anh
biết, nhưng dù sao anh vẫn muốn an toàn, an toàn cho bản thân và an toàn cho
gia đình, dù nghèo đói còn hơn phải ở tù. Sống ở xã hội này thì phải biết
ngậm miệng hoặc nịnh hót để mà sống em à.
+ Em
không biết nói gì nữa, vì anh và nhiều người khác đang chọn lối sống đó.
Nhưng em thì không …
Nguyễn
Thùy Linh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.