Ông
Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn sáu tháng. Ông bình tĩnh chờ
cái chết, và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ
hãi. Ông muốn sau khi chết, gia đình làm đám tang theo ý riêng của ông.
Nếu
có ai biết ông Tư đang cận kề cái chết mà ái ngại cho ông, thì ông cười vui mà
an ủi họ - chứ không phải là họ an ủi ông - rằng, nếu tin theo đạo Chúa, thì
khi chết được về thiên đàng, ngồi dưới chân Chúa, sung sướng thế sao mà ai cũng
sợ chết ?
Nếu
theo đạo Phật, thì khi chết cũng sẽ về Tây Phương Cực Lạc, vĩnh cửu an bình,
thì mừng vui chứ sao lại bi ai ? Và nếu nói theo đức Đạt Lai Lạt Ma, thì cái
xác thân ở trần gian, có thể ví như bộ áo quần ta mang, khi nó đã sờn cũ, xấu
xí, rách rưới mục nát rồi, thì nên bỏ đi, mà mang bộ áo quần khác, đại ý nói đi
đầu thai kiếp khác, mang thân xác mới hơn.
Ông
Tư nói với bạn rằng, thân xác ông bây giờ như cái quần đã mục mông, rách đáy,
không còn che được cái muốn che, thì phải bỏ đi, không xài nữa là hơn.
Bởi
vậy, ông bình tĩnh đón chờ cái chết cận kề. Khi biết ông bị ung thư sắp chết,
thì phút đầu tiên, ông lặng người đi. Nhưng rất mau sau đó, ông nghĩ ra rằng
bây giờ chỉ còn hai con đường để lựa chọn.
Một
là rầu rĩ bi ai, than thân trách phận, oán thán trời đất, làm cho những ngày
ngắn ngủi còn lại trở thành u ám, khổ sở, muộn phiền. Hai là bình tĩnh chấp
nhận điều không thể tránh được với thái độ tích cực, lạc quan, vui vẻ. Làm cho
những ngày còn lại thành tươi vui, tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Khi ra đi sẽ không
có chút tiếc thương vướng bận.
Ông
chọn con đường sau, nên không buồn bã , không hoang mang, không bi ai. Ông thấy
cuộc đời bỗng đáng yêu hơn, đẹp hơn. Ông mở lòng vui vẻ đón nhận từng thời
khắc, từng ngày còn lại.
Mỗi
sáng dậy, ông ca hát nhạc vui, và nói chuyện khôi hài cùng vợ con. Ông cố làm
đẹp lòng mọi người, vì ông nghĩ rằng, sau khi nhắm mắt nằm xuống, thì dù có
muốn tử tế với những người thân thương, cũng không còn làm được nữa.
Ông
Tư dặn thêm vợ rằng đừng đăng báo, không đăng cáo phó gì cả. Đừng làm rộn, bận
trí bà con gần xa, buộc họ phải thăm viếng. Không nên để phiền ai phúng
điếu chia buồn. Ông đưa tờ báo cho bà, và nói:
Đáng
ra phải cáo phó bằng câu : " Chúng tôi hoan hỉ báo tin cùng thân bằng quyến
thuộc rằng, Ông Nguyễn văn Mỗ đã được Chúa gọi về vào ngày, tháng,
năm,..". Và đây, một cáo phó khác, cũng " khóc báo " với thân bằng
quyến thuộc là thân nhân chúng tôi đã về cõi Phật. Về cõi ma vương quỷ sứ mới khóc báo,
chứ về cõi Phật, sướng quá, mà khóc cái nỗi gì ?
Mất
cái gì mới ngại, chứ mất cái khổ đau hành hạ, thì cầu cho mất sớm, mất đi càng
nhiều càng mau, càng tốt. Anh nghe nói người Lào có quan niệm rất hay về lẽ
sống sự chết. Khi trong gia đình có người chết, họ không bao giờ khóc lóc rầu
rĩ, mà bình tĩnh an nhiên, chắc rằng họ đã thấm nhuần cái lẽ thâm sâu của Phật
giáo, biết chết là giải thoát, rũ sạch nợ đời.
Cuộc
đời, có thể ví như một đêm, không đi ngủ lúc chín mười giờ, thì mười hai giờ,
một giờ sáng cũng phải đi ngủ. Nếu đêm không vui, thì tội gì không đi ngủ sớm
cho khỏe, mà phải thức để nỗi buồn gặm nhấm.
Nhiều
người sống với thái độ như sẽ không bao giờ chết, cho nên tích tụ của cải, bao
nhiêu cũng không vừa, làm nhiều điều không đúng, không phải. Bởi vậy, khi biết
mình sắp chết, thì hốt hoảng khóc lóc, bi ai, mà vẫn không tránh được. Nhiều vị
vua chúa đời xưa cũng muốn sống đời, nên uống thuốc trường sinh, mà ngộ độc
chết sớm.
Thấy
ông tươi vui, người biết ông có bệnh sắp chết, cũng quên mất là ông đang bệnh,
người không biết bệnh trạng của ông, thì ông cũng không muốn nói ra làm gì. Ông
đưa bà và hai con đi chơi một chuyến trên du thuyền. Ông tham gia các cuộc chơi
tập thể trên du thuyền như hát hò, nhảy múa ca hát, tham gia các buổi hòa nhạc,
uống rượu, cho đến khi mãn cuộc. Ông vui vẻ, bình tĩnh đến nỗi nhiều khi bà
quên mất là vợ chồng không còn bên nhau bao lâu nữa.
Ông
Tư chuẩn bị tinh thần cho vợ, cho con, để chấp nhận một sự thực không tránh
được. Chấp nhận với sự bình tĩnh, sáng suốt, không vui vẻ nhưng không bi ai. Có
người nói cho ông Tư nghe về kinh nghiệm của những kẻ đã chết thật rồi, mà sống
lại nhờ sự mầu nhiệm nào đó. Rằng khi chết, thì thấy mình đi vào một vùng ánh
sáng lạ, rất hân hoan sung sướng, khoái cảm tràn trề. Bởi vậy , nên người đã
trải qua cận tử, thì không còn sợ chết nữa, mà đón nhận như là một ân huệ của
trời đất.
Về
việc đóng tiền cho người khác để mua hòm và mai táng
Kêu
gọi thì tôi đóng tiền, chứ thực tình trong lòng tôi nghĩ khác. Chết thì hỏa
thiêu là đẹp nhất, tốt nhất và lại vệ sinh. Chôn xuống đất cho dòi bọ nó rúc
rỉa, cho sình thối chứ có được gì. Một vạn cái xác, mới có được một cái không
thối rữa, mà cũng khô đét nằm nhăn răng ra, hôi hám xấu xí. Nằm chật chội trong
tối tăm âm u, dưới đất lạnh lẽo, chứ có sung sướng gì đâu.
Rồi
lâu ngày, thịt da cũng rữa, xương cũng mục. Được bao nhiêu năm? Mà cứ nghĩ kỹ
xem, nếu mỗi người chết phải có một nấm mồ chừng hai thước vuông, thì trên thế
giới nầy từ triệu năm trước đến nay, và nhiều triệu năm sau nữa, tỉ tỉ người đã
chết và sẽ chết, lấy đâu ra đất mà chôn. Không lẽ cả thế giới nầy chẳng còn một
tấc đất mà trồng trọt, nhịn đói chết hết sao?
Nhiều
xứ văn minh hiện nay, người ta thiêu xác. Bên Nhật, bên Tàu, Ấn Độ và nhiều xứ
khác nữa, người chết được hỏa thiêu. Đạo Phật chính tông, thì các tăng ni đều
được hỏa táng, nhưng những người theo đạo Phật nửa vời, thì lại chôn cất. Bày
đặt ma chay linh đình cho thêm tốn kém.
Bạn
ông Tư hỏi : - Có phải người theo đạo Chúa không dám hỏa táng? Nghe đâu họ tin
có ngày phán xét cuối cùng, và được sống lại. Bởi vậy nên phải giữ thân
thể, không muốn thiêu tan thành tro bụi.
Ông
Tư cười lớn nói :
- Chờ đến ngày phán xét cuối cùng, thì sắt đá cũng đã mũn ra tro bụi, nói chi đến cái thân xác mong manh? Có lẽ những kẻ mê tín, kém hiểu biết, diễn dịch sai ý nghĩa của kinh Thánh chăng? Mà dù cho xương cốt có còn, thì cũng chỉ là bộ xương cũ mục, làm sao mà sống lại trên bộ xương đó được ? Bởi thế, nên tôi cho hỏa thiêu là sạch sẽ và tiện lợi nhất.
- Chờ đến ngày phán xét cuối cùng, thì sắt đá cũng đã mũn ra tro bụi, nói chi đến cái thân xác mong manh? Có lẽ những kẻ mê tín, kém hiểu biết, diễn dịch sai ý nghĩa của kinh Thánh chăng? Mà dù cho xương cốt có còn, thì cũng chỉ là bộ xương cũ mục, làm sao mà sống lại trên bộ xương đó được ? Bởi thế, nên tôi cho hỏa thiêu là sạch sẽ và tiện lợi nhất.
Câu
chuyện bàn rộng đến phong trào Việt Kiều về quê xây lăng mộ cho thân nhân, cho
tổ tiên, đến nỗi có nhiều làng thi đua xây cất cho nguy nga, cho to lớn. Thấy
lăng mộ người khác lớn hơn, thì đập cái cũ ra, xây lại cho lớn, cho đồ sộ hơn.
Có nơi người ta đặt tên là Làng Ma, vì toàn cả lăng mộ.
Ông
Tư cho rằng, xây lại mồ mả cho tổ tiên để báo hiếu, cũng là một hành động tốt,
không có chi sai trái. Nhưng thi đua nhau xây và xây cất có tính cách phô
trương thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Liệu những phần mộ kia đứng vững được
bao nhiêu năm, và còn được con cháu chăm sóc đến bao giờ ?
Rồi
cũng có ngày trở thành hoang phế, chẳng ai đoái hoài đến, mà mục rữa với thời
gian. May ra, những nơi thiêng liêng như đền quốc tổ Hùng Vương, lăng mộ các
bậc anh hùng giữ nước, dựng nước, mới được con cháu tiếp tục tu sửa chăm nom.
Thế mà cũng có còn tả tơi, tàn tạ, không ai chăm nom.
Huống
chi mình, là thứ thường dân, vô danh tiểu tốt, chưa làm được gì. Chưa kể những
kẻ là tội đồ của dân tộc, bày đặt xây lăng ướp xác. Bởi thế, ông Tư dặn vợ con
đừng xây mộ, tạc bia cho ông làm chi.
Ông
Tư mượn bài thơ của ông bạn về đánh máy và sắp xếp lại cho đẹp, in ra nhiều
bản, phóng ra một bản lớn, để dành khi ông chết sẽ sử dụng.
Chỉ bốn tháng, sau khi được báo tin ung thư, ông Tư qua đời mà không đau đớn nhiều, không dùng hóa học trị liệu trước khi chết. Có người mách cho ông nhiều loại thuốc ngoại khoa, ông cũng dùng thử.
Chỉ bốn tháng, sau khi được báo tin ung thư, ông Tư qua đời mà không đau đớn nhiều, không dùng hóa học trị liệu trước khi chết. Có người mách cho ông nhiều loại thuốc ngoại khoa, ông cũng dùng thử.
Trong
giới bạn bè thân tình, có người nói là ông Tư đã tự chọn lấy con đường ra đi
nhẹ nhàng, không để bệnh hoạn hành hạ trước khi chết. Ông Tư thường đùa
rằng, còn nước thì còn tát, biết là dù có tát thì thuyền cũng chìm, thì quẳng
gàu đi cho đỡ mệt trước khi thuyền chìm.
Bà
con bạn bè đến viếng tang ông Tư tại nhà, khi bước vào cổng, họ cố sửa soạn lại
bộ mặt cho có vẻ buồn rầu, nghiêm nghị, để hợp với cảnh tang ma, dù trong lòng
họ không có chút bi ai nào. Nhưng họ nghe có tiếng nhạc vui đang rộn rã vẳng ra
từ bên trong, hòa với tiếng nhạc là tiếng cười vui vang vang, tiếng ồn ào.
Người nào cũng giật mình, vội vã xem kỹ lại số nhà, sợ đi lầm.
Vào
nhà, mỗi khách viếng tang được phát một tờ giấy màu hồng, bên trên ghi bài thơ
Khi Tôi Chết . Bài thơ cũng được chụp phóng lớn, dán trên tấm bảng che kín cả
một bức tường. Khách và chủ đang vui vẻ chuyện trò, cười đùa.
Không
thấy quan tài ông Tư đâu cả. Trên bệ thờ có cái ảnh ông Tư phóng lớn, miệng
cười toe toét, tóc bù gió lộng. Trước tấm ảnh có cái hộp vuông chứa tro xương
của ông Tư. Tiếng nhạc vui vang vang từ máy hát. Bài thơ in đậm nét:
Khi Tôi Chết
Nếu làm biếng, cứ nằm nhà
thoải mái
Viếng thăm chi, vài phút có thêm gì ?
Mắt đã nhắm. Lạnh thân. Da bầm tái .
Dẫu bôi son, trát phấn cũng thâm chì.
Viếng thăm chi, vài phút có thêm gì ?
Mắt đã nhắm. Lạnh thân. Da bầm tái .
Dẫu bôi son, trát phấn cũng thâm chì.
Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó,
Ai thay da mãi mãi sống trăm đời .
Kẻ trước người sau, xếp hàng xuống mộ
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi.
Ai thay da mãi mãi sống trăm đời .
Kẻ trước người sau, xếp hàng xuống mộ
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi.
Nếu có khóc, khóc cho người còn lại,
Bởi từ nay thiếu vắng nỗi đầy vơi .
Cũng mất mát, dáng hình , lời thân ái
Tựa nương nhau, hụt hẫng giữa đất trời.
Bởi từ nay thiếu vắng nỗi đầy vơi .
Cũng mất mát, dáng hình , lời thân ái
Tựa nương nhau, hụt hẫng giữa đất trời.
Đừng đăng báo, phân ưu lời cáo phó
Chuyện thường tình, phí giấy có ích chi ?
Gởi mua gạo, giúp người nghèo đói khó
Dịu đau buồn những kiếp sống hàn vi,
Chuyện thường tình, phí giấy có ích chi ?
Gởi mua gạo, giúp người nghèo đói khó
Dịu đau buồn những kiếp sống hàn vi,
Trỗi nhạc vui
cho người người ý thức,
Cuộc nhân sinh sống chết cũng tương đồng,
Khi nằm xuống, xuôi tay và nhắm mắt
Thì đau buồn hạnh phúc cũng hư không.
Cuộc nhân sinh sống chết cũng tương đồng,
Khi nằm xuống, xuôi tay và nhắm mắt
Thì đau buồn hạnh phúc cũng hư không.
Đừng xây mộ, khắc bia ghi tên tuổi
Vài trăm năm hoang vắng, chẳng ai hoài .
Vũ trụ vô cùng, thời gian tiếp nối,
Tỉ tỉ người đã chết tự sơ khai.
Vài trăm năm hoang vắng, chẳng ai hoài .
Vũ trụ vô cùng, thời gian tiếp nối,
Tỉ tỉ người đã chết tự sơ khai.
Khi tôi chết đừng ma
chay đình đám,
Hỏa thiêu tàn, tro xác gởi về quê
Dẫu bốn biển, cũng là nhà, bầu bạn
Trong tôi còn tha thiết chút tình mê.
Hỏa thiêu tàn, tro xác gởi về quê
Dẫu bốn biển, cũng là nhà, bầu bạn
Trong tôi còn tha thiết chút tình mê.
Thì cũng C, H, Ô, N kết lại,
Nắm tro xương hài cốt khác nhau gì,
Nhưng đất mẹ chan hòa niềm thân ái,
Cho tôi về, dù cát bụi vô tri.
Nắm tro xương hài cốt khác nhau gì,
Nhưng đất mẹ chan hòa niềm thân ái,
Cho tôi về, dù cát bụi vô tri.
Khi
đọc xong bài thơ, có người thì mĩm cười, có người vui hẳn, và nói chuyện oang
oang. Họ cho rằng bài thơ đã nói hết ý nguyện của người chết. Người chết không
muốn bạn bè buồn rầu, thương tiếc, thì việc chi mà lại làm bộ, gượng gạo tạo ra
nét buồn khổ trên mặt.
Vợ
con người chết cũng không tỏ vẽ buồn rầu, mà cũng không hớn hở. Không một tiếng
khóc lóc, thở than. Nhạc vui vẫn dồn dập phát ra từ máy vang dội. Khi khách đã
đến chật nhà, và đúng giờ cử hành tang lễ, bà vợ ông Tư và đứa con trai mang áo
quần trắng đứng chắp tay bên bàn thờ, cô con gái đứng bên tấm ảnh ông, cầm máy
vi âm nhoẻn miệng cười và nói :
-Thưa
các cụ, cô bác chú dì, bà con bạn bè thân thiết xa gần, chúng tôi xin cám ơn
quý vị đã có lòng đến viếng tang Ba chúng tôi. Tang lễ nầy làm theo ý nguyện
của người quá cố. Không làm tang lễ theo tục lệ bình thường, vì sợ trái với ước
vọng cuối cùng của Ba chúng tôi. Chúng tôi xin nhận lấy mọi lời trách móc
nếu có từ bà con bạn bè.
Ba
chúng tôi đã bình tĩnh và vui vẻ đón cái chết như một sự trở về không tránh
được . Trong những ngày cuối của cuộc đời, Ba chúng tôi rất vui, chuẩn bị kỹ
cho gia đình và cho chính ông. Ông đã dặn dò chúng tôi, không nên khóc lóc,
không nên buồn rầu, vì sự thực không có chi đáng buồn cả. Ông dặn chúng tôi vặn
cuốn băng sau đây cho bà con cô bác nghe.
(
Ông Tư đọc bài thơ trên )
Giọng
Huế của ông Tư đọc chậm và ngân dài những đoạn ông đắc ý : Tôi đi trước, hẹn
gặp nhau ở đó . Ai thay da mãi mãi sống muôn đời, Kẻ trước người sau xếp hàng
xuống mộ, biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi. Cuối cùng, có một tràng cười ha
ha của ông Tư để chấm dứt bài thơ.
Sau
bài thơ, có ba ông người Mỹ, hai ông da đen, một ông da trắng, cầm đàn và kèn
trỗi lên mấy khúc nhạc vui, các ông nhún nhẫy uốn éo, nhiều lúc dậm chân xuống
sàn. Ba ông cùng lúc lắc, làm hàng một, đi quanh phòng khách, như múa lượn
trước bàn thờ ông Tư. Những ông nầy, là bạn chơi nhạc với ông Tư tại các quán
ca nhạc ban đêm.
Một
bạn thân của ông Tư, quen nhau từ thuở trung học, đại diện bà con, đến trước
bàn thờ, vỗ vào hộp tro xương, cười ha hả và nói:
-
Tư ơi, ông là số một rồi đó, chả có ai bằng ông. Ông hiểu tận tường lẽ huyền vi
của tạo hóa. Sống cũng vui, mà chết cũng vui. Sống cũng dám làm, mà chết rồi
cũng dám làm, và làm được. Tôi cũng ước mong rằng, sau khi chết, vợ con làm cho
tôi một đám tang như thế nầy, thì vô cùng sung sướng. Tưởng ông nói đùa chơi,
ai ngờ làm thật.
Một
vị mục sư là bạn thân của gia đình, cũng đến trước bàn thờ, và đoán chắc rằng
bây giờ ông Tư đã được về với Thiên Chúa. Ông cho rằng thái độ của ông Tư trước
cái chết rất sáng suốt, đáng khâm phục, và đáng được mọi người noi theo.
Một
vị sư già, có bà con họ hàng với ông Tư, đã từng viết nhiều sách Phật và rao
giảng đạo từ bi, nói trước linh vị :
-
Bần đạo không cần đọc kinh cầu siêu cho thí chủ. Bởi linh hồn thí chủ đã thực
sự siêu thoát trước khi chết. Thí chủ không vướng bận cõi trần, không hệ lụy
vào cái thân xác tạm bợ. Thanh thản ra đi như kẻ đi chơi, thong dong, dễ dàng.
Thí chủ đã hiểu thấu đáo cái lẽ vô thường trong đạo pháp.
Mọi
người ra về, lòng nhẹ nhàng, tưởng như đi trong mơ. Từ phía nhà ông Tư, còn
vang vọng nhạc vui đưa tiễn khách.
Khi tôi chết, viếng tang
đừng buồn bã
Cười cho to, kể chuyện tếu vui đùa ,
Trong sáu tấm biết chắc tôi hả dạ,
Lên tinh thần, ấm áp buổi tiễn đưa.
Cười cho to, kể chuyện tếu vui đùa ,
Trong sáu tấm biết chắc tôi hả dạ,
Lên tinh thần, ấm áp buổi tiễn đưa.
Cuộc
đời này chỉ là 1 giấc mơ. Có nhiều người đang sống, nhưng vẫn còn mơ...
Đến
khi bịnh hoạn lên giường nằm rồi, mới nhìn lại được quãng đời mình.
Như
1 cuốn phim, quay chậm...
Cuộc
vui nào rồi cũng tàn, họp mặt nào rồi cũng chia xa, hạnh phúc nào rồi cũng ly
tan.
Và
con người nào rồi cũng trở thành cát bụi. Đây là luật Vô Thường -
không ai thoát được.
Có
quan niệm được điều này (không qua nói miệng) trong mỗi ngày, trong hành động,
và từng hơi thở..
Thì sẽ
tìm được hạnh phúc không xa...
Mai tôi đi...chẳng có gì quan trọng,
Lẽ thường tình, như lá rụng công viên,
Như hoa rơi trước gió ở bên thềm,
Chuyện bé nhỏ giữa giòng đời động loạn...
Trên giường bệnh,tử thần về thấp thoáng,
Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an,
Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn,
Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt.
Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết...
Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian.
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,
Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...
Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi,
Để đi vào ranh giới của âm dương,
Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương,
Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ...
Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả,
Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh,
Quên đàng sau những níu kéo giựt dành,
Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế...
Mắt nhắm rồi... Xin đừng thương rơi lệ,
Đừng vòng hoa,phúng điếu hoặc phân ưu,
Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu.
Gây phiền toái,nợ thêm người còn sống...
Ngoảnh nhìn lại,đời người như giấc mộng,
Đến trần truồng và đi vẫn tay không.
Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng,
Nay rũ sạch...lên bờ, thuyền đến bến...
Nếu tưởng nhớ..Xin âm thầm cầu nguyện,
Nên xem như giải thoát một kiếp người,
Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,
Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp...
*****
Mai tôi đi....
Mai tôi đi...chẳng có gì quan trọng,
Lẽ thường tình, như lá rụng công viên,
Như hoa rơi trước gió ở bên thềm,
Chuyện bé nhỏ giữa giòng đời động loạn...
Trên giường bệnh,tử thần về thấp thoáng,
Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an,
Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn,
Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt.
Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết...
Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian.
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,
Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...
Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi,
Để đi vào ranh giới của âm dương,
Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương,
Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ...
Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả,
Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh,
Quên đàng sau những níu kéo giựt dành,
Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế...
Mắt nhắm rồi... Xin đừng thương rơi lệ,
Đừng vòng hoa,phúng điếu hoặc phân ưu,
Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu.
Gây phiền toái,nợ thêm người còn sống...
Ngoảnh nhìn lại,đời người như giấc mộng,
Đến trần truồng và đi vẫn tay không.
Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng,
Nay rũ sạch...lên bờ, thuyền đến bến...
Nếu tưởng nhớ..Xin âm thầm cầu nguyện,
Nên xem như giải thoát một kiếp người,
Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,
Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp...
Kính gửi : Báo Mai
ReplyDeleteNhân đọc Truyện " ông Tư chết mà vui"...NK thấy nhiều điều tâm đắc là
Dân Việt Nam ta cũng như Người Trung Quốc, Triều Tiên xưa nay tốn kém
quá nhiều vào việc Ma chay / cưới xin ...Hồi 6/2008 Ở Sài Gòn có đám
ma Ánh Sáu "Sếp lớn" quá hoành tráng , toàn là Quan chức/ cánh sát,
Quan tài to vật vã mấy chục người khiêng ì ạch...NK tôi cảm xúc làm
bài thơ "Dặn con" (một dạng Di Chúc bằng Thơ / bắt chước cụ Tam Nguyên
Yên Đổ) nay xin gửi Báo Mai để chia sẻ cùng bạn đọc :
DẶN CON
-----
Bao giờ Bố chết...xin thương
Tiễn đưa gọn nhẹ đời thường thế thôi
Điếu văn chớ có nhiều lời
Hương nhang vài thẻ, hoa tươi vài vòng
Người thân xúm xít thật đông
Vài ba giọt lệ ấm trong tiếng cười
"Hóa thân hoàn vũ" xong rồi
"Cốt tro" về táng bên nơi ông bà
Thơ văn vài tập gọi là
Tặng cho Thư viện để mà xem chung
Cửa nhà, đất của cha ông
Giữ làm "thờ tự" nhớ đừng bán đi
Của riêng cha mẹ những gì
Chia như "Luật định" chớ bì tị nhau.
Đời người thoáng tựa bóng câu
Chăm lo cần kiệm bắc cầu mưu sinh
Sống vui trọn vẹn nghĩa tình
"Đời là bể khổ" tử sinh lẽ thường
Đôi lời nhỏ nhẹ Dặn con...
Hà Nội 6/2008
NGUYỄN KHÔI
( Nhà văn Hà Nội)