Hãng
bảo mật Cyber Defender (Mỹ) vừa đưa ra danh sách 10 điều nguy hiểm
nhất mà người dùng có thể gặp phải khi làm việc trên mạng. Dưới đây là những
điều nguy hiểm và các biện pháp phòng tránh do trang công nghệ Gizmodo ghi
nhận lại.
1.
Sử dụng tính năng “Keep me signed in” trên các máy tính công cộng.
Người
dùng tuyệt đối không nên sử dụng chức năng này trên các máy tính công cộng, vì
sẽ làm tăng nguy cơ rò rỉ các thông tin cá nhân quan trọng cho các tin tặc. Nếu
cần phải sử dụng tính năng này, chỉ nên sử dụng trên máy tính cá nhân của
mình.
Và
nếu sử dụng tính năng này để đăng nhập vào các trang web như: Google, eBay,
Amazon... tại các máy tính công cộng, thì phải chắc chắn rằng mình đã thoát ra
hoàn toàn tài khoản của mình khi rời khỏi máy, nhằm bảo vệ sự riêng tư của cho
bản thân.
2.
Không cập nhật các bản vá lỗi của Windows, Java, Adobe Reader và Adobe
Flash.
Các
phần mềm như Windows, Java, Adobe Reader và Adobe Flash luôn là những "món
ăn" rất "béo bở" để các tin tặc khai thác. Cách tốt nhất để bảo
vệ chính mình khi truy cập internet là thường xuyên theo dõi các bán lỗi và
khắc phục ngay khi có thể.
3.
Tìm kiếm những thông tin riêng tư của các nhân vật nổi tiếng, hoặc những
nội dung không lành mạnh.
Đây
là một trong các vấn đề rất được người dùng quan tâm khi truy cập internet,
chính vì thế phải thực sự thận trọng khi truy cập các tài liệu dạng này vì đa
phần chúng đều chứa các Malware (mã độc) để tấn công người dùng.
Nếu
cần phải kiếm những thông tin về những nhân vật nổi tiếng, chỉ nên truy cập vào
các trang báo điện tử uy tín. Khi cần tìm những thông tin trên google, thay vì
chỉ nhập địa chỉ tìm kiếm là http://www.google.com/ thì người dùng
nên truy cập vào địa chỉ: https://www.google.com/ để được an toàn
hơn, vì cách thức tìm kiếm này đã được thông qua một giao thức kết nối SSL được
mã hóa.
4.
Sử dụng BitTorrent để tải các phần mềm, phim ảnh và nhạc.
Việc
truy cập và tải các phần mềm, nhạc, phim ảnh từ các trang web chính hãng, sẽ
giúp người dùng nâng cao được nhận thức của việc sử dụng phần mềm có bản quyền
tốt như thế nào. Trong khi đó, nếu sử dụng giao thức torrent để tải chúng (thậm
chí một số trang web cung cấp torrent hoàn toàn không mã độc) thì nguy cơ nhiễm
mã độc của người dùng vẫn có khả năng xảy ra, vì bên trong một số tập tin
torrent đã được tin tặc "cấy" sẵn mã độc vào bên trong.
5.
Tìm kiếm phim ảnh "tươi mát"
Đa
số các phim ảnh "tươi mát" có trên internet đều là miễn phí, tuy
nhiên nếu người dùng chỉ sử dụng "dịch vụ" này để giải trí thì rất
nguy hiểm. Nhất là những ai đang sử dụng internet trong giờ làm việc, chưa kể
đến nguy cơ nhiễm phải mã độc rất cao khi truy cập vào các trang web "tươi
mát".
6.
Chơi game online từ các mạng xã hội ảo.
CyberDefender đã
ghi nhận được rất nhiều trường hợp, một số trò chơi yêu cầu người dùng khai báo
các thông tin cá nhân quan trọng mới có thể chơi được, và như thế chỉ cần tin tặc
nhúng một trojan vào trò chơi và dẫn dụ họ chơi cùng, thì toàn bộ các
thông tin quan trọng của người dùng sẽ bị lọt vào tay tin tặc.
7.
Chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân lên Facebook.
Một
số người có thói quen "chia sẻ" quá nhiều thông tin về bản thân mình
lên Facebook, chẳng hạn như: ngày sinh nhật, họ tên đầy đủ, số điện thoại di
động, địa chỉ nhà... Điều này thực sự rất nguy hiểm, vì các tin tặc có thể lợi
dụng các thông tin này để dò mật khẩu của bạn, hoặc làm giả thẻ tín dụng từ các
thông tin cá nhân do người dùng cung cấp.
8.
Kết nối vào những mạng không dây không rõ nguồn gốc.
Ở
những nơi công cộng như: sân bay, khách sạn, nhà hàng... người dùng phải hết
sức cẩn thận khi kết nối máy tính cá nhân của mình vào các mạng không dây này.
Lý do là, tin tặc có thể lợi dụng việc kết nối này để lấy trộm các dữ liệu trên
máy (nếu trong máy tính đang để sẵn những dữ liệu ở dạng chia sẻ).
9.
Sử dụng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản online.
Một
số cá nhân vì muốn "thuận tiện", nên đã đặt chung một mật khẩu cho
tất các tài khoản online của mình.
Điều
này sẽ giúp cho người dùng không quên mật khẩu, nhưng sẽ vô cùng nguy hiểm nếu
mật khẩu bị rò rỉ ra, vì tin tặc có thể nắm giữ được dữ liệu quan trọng của
người dùng chỉ với một lần tấn công duy nhất.
10.
Thử vận may vào các trò chơi trúng thưởng trực tuyến.
Một
số trang web thường đưa ra các hình thức bốc thăm trúng thưởng, tham dự trò
chơi trực tuyến với những phần quà hấp dẫn như: iPad, iPhone, PlayStation 3,...
Tuy
nhiên, nếu không cảnh giác người dùng sẽ bị "tiền mất, tật mang" khi
lỡ đưa trước một số tiền để tham dự, hoặc cung cấp cả các thông tin cá nhân của
mình vào.
Thành
Luân
Bẫy chuột
This
is the best mousetrap I have ever seen, a five gallon bucket with a gallon of
RV antifreeze dumped in the bottom, plastic bottle with a coat hanger thru
it and some peanut butter on the middle of the bottle.
Lean a board up against the side and it works all year without checking it and no smell
Lean a board up against the side and it works all year without checking it and no smell
Tại sao tôi gởi email
...!!!
Đôi khi, chúng ta tự hỏi,
tại sao bạn bè chuyển tiếp các email cho chúng ta mà không cần viết một từ, có
lẽ điều này có thể giải thích...
Khi tôi đang rất bận rộn,
nhưng vẫn muốn giữ liên lạc, nên tôi chuyển tiếp email !...
Khi tôi không có gì để nói,
nhưng vẫn muốn giữ liên lạc nên tôi chuyển tiếp email !...
Khi tôi muốn thể hiện một
cái gì đó , nhưng không biết nói gì, và không biết làm thế nào, tôi chuyển tiếp
email!... Để cho bạn biết rằng...
...Bạn vẫn còn được nhớ, bạn
vẫn còn được quan tâm, bạn vẫn còn được thương yêu, bạn vẫn còn được chăm sóc,
bạn vẫn sẽ nhận được những gì bạn muốn có .... Một email được chuyển tiếp từ
tôi....
Vì vậy, người bạn của tôi,
thời gian tới nếu bạn nhận được một email, không nghĩ rằng chỉ là một email tôi
đã gửi cho bạn , mà còn cho thấy là...
...ngày hôm nay Tôi đã tưởng nghĩ đến bạn !...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.