Monday, July 15, 2013

Những người “khôn ngoan”

image
Vừa rồi tôi và gia đình đi ăn ở một nhà hàng “bao bụng” (buffet) Tàu, tình cờ gặp một người quen làm cùng hãng nghỉ việc cách đây 2 năm. Giờ anh đang làm người quản lý ở tiệm này. Tình hình kinh tế vẫn còn chậm nhưng tiệm này vẫn khá đông khách, nhìn quanh, chỉ lác đác vài “đầu đen” mà tôi đoán là người Việt. Hỏi anh bạn sao tiệm ngon mà người Việt ít đến, dường như người ta chưa biết nhiều, sao không quảng cáo trên báo Việt ngữ để lấy thêm khách. Anh cười nói trước có quảng cáo báo Việt, có khá đông khách Việt Nam đến. Sau này ông chủ cắt luôn, có mấy chủ báo hay người “chào hàng” quảng cáo đến gặp nhưng ông đều từ chối. Anh nói, ổng không muốn có khách Việt đến ăn. Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên thì anh kể,một số người mình đi ăn buffet “xấu tính”: ăn nửa bỏ nửa.

image
Cảnh giành nhau ăn buffet ở nhà hàng ở Việt Nam

Có người dẫn theo gia đình, con cái, nhiều em nhỏ xíu cũng lấy thức ăn đầy vun như người khổng lồ. Ăn vài ba miếng là bỏ lại nguyên đĩa, lại xăng xái đi lấy món khác. Ông chủ bảo ăn bao nhiêu cũng không tiếc, vì cái luật của “bao bụng” ổng kinh doanh trên 10 năm nay, nhưng kiểu vừa ăn vừa đổ ổng nóng mặt không chịu được. Thêm nữa,mỗi khi có tôm hùm hay cua Alaska là họ chỉ chăm bẳm sắp hàng, lấy về cho bàn mình 2, 3 đĩa đầy ắp trước sự khó chịu của nhân viên phục vụ lẫn tia mắt thiếu thiện cảm của các thực khách khác. Họ chỉ ăn chọn những món “sang” như một cách gỡ gạc hơn là thưởng thức các thức ăn đa dạng của tiệm. 

image
Cảnh giành nhau ăn buffet ở nhà hàng ở Việt Nam

Tôi hỏi, nếu không quảng cáo người ta vẫn tìm đến thì sao, anh xuống giọng, khách thì tiệm nào cũng cần nhưng họ cần những người khách “biết điệu”, lôi khách đến mới khó chứ đuổi đi thì dễ, chỉ việc dặn người sắp bàn nói hết chỗ. Họ chờ vài lần là lần sau không thấy đến nữa. 

Chuyện người bạn kể không lạ với tôi. Tôi đã nhiều lần chứng kiến những cảnh khó coi của một số người Việt mình, trong một chợ ở địa phương, tôi tận mắt thấy hai ba bà nội trợ hè nhau xé tung hai ba thùng xoài đã niêm kín để chọn những trái ngon nhất, mập nhất cho vào thùng của mình. Tôi thấy xót ruột dùm cho chủ chợ, vì không những thùng xoài này sẽ không bán được vì bị lấy mất những trái ngon nhất mà còn bị bầm giập khi bị ném ào ào từ nơi này sang nơi khác. 

image
Có lúc tôi trông thấy một bác lớn tuổi dùng chiếc que khều chọn từng con tôm trong thùng tôm ở chợ Hiệp Thái, bác lựa rất lâu để chọn một con tôm bỏ vào trong túi nhựa của bác. Nửa tiếng sau tôi tình cờ đi ngang vẫn thấy bác miệt mài khều, vậy mà đâu được chỉ hơn nửa pound, mà những con tôm bác chọn xem ra cũng chẳng khác gì mấy những con trong thùng. Tôi không rõ nếu chọn kỹ như vậy có thể giúp bác tăng tuổi thọ thêm vài mươi năm nữa không? 

image
Chỉ cần lướt qua chợ búa một vòng, tôi nghĩ ai cũng thấy những cảnh chướng mắt tương tự, người ta thi nhau bóp, nặn cật lực những quả đào, trái xoài đã chín mọng để chọn một quả ưng ý, bất chấp việc nhào nặn khiến chúng sẽ bị vất đi vì bầm đen. Và không biết sẽ có bao nhiêu người kỹ tính như vậy. Có thể vì vậy mà sau này tôi thấy nhiều chợ Á đông không còn để rau quả bên ngoài mà cho hẳn vào bọc ny lông để tránh bị vầy vọc. 

image
Nói chung tâm lý của nhiều người cái gì của mình là vàng, là ngọc còn của thiên hạ xem như đồ bỏ. Việc này không chỉ ở chợ Việt Nam mà lan sang những chợ Mỹ. Nhiều lần tôi nghe người ta kháo nhau đi sắp hàng để mua giấy vệ sinh bán giảm giá (sale), nhiều người mua nhiều lần và trả tiền ở các quầy khác nhau để tránh nhận diện, trong khi tiệm đó “On sale” với mục đích để kéo khách hàng đến mua những món khác chứ không phải bán giấy vệ sinh dưới giá thị trường để mau sập tiệm. 

Tôi còn nhớ có lần năm 2000, người ta đồn thổi việc bị cúp điện khi chuyển sang thiên niên kỷ mới, người Việt ùn ùn kéo nhau đi mua gạo, nước mắm khiến giá đẩy lên gần gấp đôi vì khan hiếm giả tạo...Chưa đủ, họ đùng đùng kéo nhau qua các tiệm Mỹ, từ Costco cho đến Sam Club để lùng mua gạo. Nhiều gia đình rủ nhau đi 3, 4 người, có người nhờ bạn bè sắp hàng mua dùm một lúc 20 bao gạo khiến manager phải hạn chế ban đầu chỉ cho mua 4 bao, sau giảm mỗi đầu người còn 1 bao và họ xanh mặt khi thấy người đầu đen vẫn tiếp tục nườm nượp kéo đến mua gạo, giống như đang tận thế đến nơi. 

image
Tôi không rõ rằng, nếu tích lũy gạo, mì gói nước mắm cho vài năm như vậy, liệu họ có được yên thân khi cả nước Mỹ thiếu thực phẩm, hay họ cho rằng họ khôn hơn thiên hạ, khôn hơn cả chính phủ Mỹ để dân chúng đói bù lăn bù lóc trong khi chỉ có mỗi gia đình mình là no đủ. 

Hậu quả là vụ chuyển đổi hệ thống computer sang thiên niên kỷ mới chẳng có gì ầm ĩ khiến nhiều gia đình phải ráng ăn số mì gói dành cho cả năm để giải quyết số thực phẩm họ đã tích góp. Có nhà ăn gạo mục, gạo hẩm hàng một thời gian dài vì mua quá nhiều và sau đành đổ bỏ hoặc gạ bán với giá còn phân nửa cho những người quen. 

image
Chính vợ tôi cũng nhiều lần thúc giục tôi “đầu cơ” gạo mắm khi nghe ngóng dư luận bên ngoài nhưng tôi phản đối và tin rằng chúng ta đang ở một đất nước tự do với sự điều hành của một chính phủ biết quan tâm đến đời sống của dân chúng. 
Một khi chúng ta đã chọn nơi này làm quê hương thì “hột muối cắn đôi, cục đường không... lủm trọn”, đó cũng là cách chia sẻ buồn vui với đất nước này và từng bước học hỏi những nếp sống văn minh.

Đâu đó tôi vẫn gặp những con người “khôn ngoan”, họ dạy dỗ, quát mắng con cái inh ỏi bằng tiếng Anh ba rọi trong tiệm ăn, nhà hàng, siêu thị. Họ để chúng chạy nhảy, đùa giỡn như đang ở... vườn trẻ (daycare), khiến nhiều lúc tôi dại dột thầm mong là biết khi nào để thiên hạ bớt “khôn” để người khác nhờ không đây?

image


Phạm Xuân Phụng

Khôn
Dân mình "khôn" lm bn ơi!
Thy mùi danh,li thì "chơi"ti cùng.
Cho nên b Vit Cng dùng,
Cái khôn kiu y mà trng tr dân.
Thương người vì nước quên thân,
Ghét ai khôn kiu bt cn trước,sau.
Giang sơn trước ho gic Tàu,
Mà dân khôn thế thì đâu mong gì,
Dân tôi có ti tình chi?
Mà sao Tri bt TRÍ,TRI thế này?
C nhìn dân Nht ngày nay,
Mà đau vn nước cho ngày mai sau.

image

Bác ơi có người tới muốn gặp bác

Đứa nào?

Họ nói là bạn học


Kêu công an tới bắt nó ngay, tao đâu có bạn học.

image



No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.