Nói
một cách trung thực chứ không hề thiên vị chi cả về chuyến đi Mỹ của Trương Tấn
Sang hôm nay thật là ô nhục. Không phải ô nhục vì cộng đồng người Việt Quốc Gia
biểu tình phản đối mà ô nhục vì cách đón tiếp của Mỹ
Từ
đầu chuyến đi khi đặt chân xuống phi trường Andrews CT ĐCS Sang được trưởng ban lể
tân của Bộ ngoại giao và đại sứ Mỹ tại VN ra đón. Tại sân bay không trải thảm
đỏ, không hoa, không kèn và nhục hơn nửa là không có chổ để nhà báo đứng chụp
hình đưa tin. Bửa ăn duy nhất mà Sang được đến dự là buổi ăn trưa hôm 24/7 do
Bộ ngoại giao thiết đãi.
Hôm
nay bầu trời Thủ đô DC với thời tiết đẹp và đẹp hơn nửa là có cả rừng Cờ Vàng,
biểu ngữ và đoàn người biểu tình rầm rộ để phản đối một trong những người đứng
đầu nhà nước độc tài CSVN đến White House. Tiếng hô to đả đảo của người biểu
tình chưa đủ mạnh để làm chủ tịch CSVN phải chới với và thất vọng bằng cách
tiếp đãi của TT. Obama. Lại cái mặt củ rích của viên đại sứ Mỹ tại VN David
Shear làm đại diện TT ra đón và dẩn Sang vào Oval Office để diện kiến TT Mỹ
Obama.
Chưa
có một quốc khách nào của Mỹ phải bị bạc đãi như Sang hôm nay. Phải chăng Mỹ
muốn nói rỏ với nhà cầm quyền CSVN rằng VN chưa phải là một đối tác quan trọng
của Mỹ ở Châu Á.
Đài
CNN của Mỹ không hề có đưa tin gì quan trọng chính thức về vị nguyên thủ VN đến
Mỹ và diện kiến T.T Obama trong hôm nay. CNN không đưa tin chính thức vì Nhà
Trắng không tiếp đón Sang bằng nghi lễ cấp nhà nước. Không yến tiệc linh đình
như đón tiếp lãnh tụ Trung Quốc, không bắn đại bác chào mừng như đón Thủ Tướng
Ấn Độ và không có duyệt đội quân danh dự như đã dành cho lãnh tụ Nam Phi mà Mỹ
đã từng đón tiếp.
Qua
chuyến đi hôm nay của Trương Tấn Sang và cách tiếp đón của chính phủ Mỹ có thể
không những làm Ba Đình thất vọng mà cả trí thức, dân chủ, và nhân dân trong
nước cũng thất vọng. Một tín hiệu rõ rệt từ Mỹ để nhắn nhủ với đồng bào trong
nước rằng đừng trông chờ vào họ khi VN đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc như hôm
nay.
Nhân
dân VN có còn đủ can đảm để tự mình giải thoát kiếp nô lệ phương Bắc đang dần
dần được lập lại trong những ngày tháng sắp đến?
MỸ đối với Chủ tịch Trương Tấn Sang rất thiếu nghi lễ ngoại giao so với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu
Ngo
Dinh Diem, President of South Vietnam, arrives in Washington in 1957, and is greeted by
President Eisenhower
04
Apr 1973, San Clemente, California, USA — Nixon Bids Thieu Farewell
Chưa có một quốc khách nào của Mỹ bị bạc đãi như ông Trương Tấn Sang hôm nay
1.
Ý kiến của các bạn về vụ này thế nào?
Có
ý kiến cho rằng sự tiếp đón của Mỹ đối với ông chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang
rất thiếu nghi lễ ngoại giao, thậm chí còn thua sự tiếp đón của Mỹ đối với ông
tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu cách đây vài chục năm.
Nghi
lễ đón tiếp nguyển thủ quốc gia:
-
Khi nguyên thủ đến sân bay thì người đồng cấp của nước chủ nhà phải ra đón. Ví
dụ nguyên thủ khách mời là tổng thống thì tổng thống chủ nhà phải tiếp đón, thủ
tướng thì thủ tướng tiếp đón.
-
Ngay từ sân bay phải có nghi lễ trải thảm đỏ từ cửa máy bay.
-
Trước khi hội kiến để bàn chuyện với nguyên thủ nước chủ nhà thì chủ nhà phải
tổ chức nghi lễ đón tiếp. Còn tuỳ vào văn hoá mỗi nước nhưng cơ bản nhất là
phải có dàn quân nhạc để cử hành quốc ca 2 nước. Sau đó duyệt hàng lính danh dự
của chủ nhà.
-
Sau cuộc hội kiến thì phải có họp báo để 2 nguyển thủ thông báo về kết quả của
cuộc hội kiến.
-
Cuối cùng là nước chủ nhà phải tổ chức yến tiệc để tiếp đãi nguyên thủ khách
mời.
2.
THẬT LÀ KÉM LỊCH SỰ HẾT CHỖ NÓI À!
Không
có tiếp đón rềnh rang, không thảm đỏ, không duyệt binh, không đại-bác, không
viên chức nào cao cấp từ phía Mỹ ra nghênh đón ngoại trừ ông đại sứ Mỹ ở Hà
nội, không ở nhà khách quốc gia, không có khoản đãi bằng một bữa tiệc linh đình
(“state dinner”), không trưng cờ hai nước trên đường, phải ở khách-sạn thuê gần
sứ-quán Trung quốc, v.v.
Trong
khi chỉ cần so với sự tiếp đón long trọng dành cho bà Aung San Suu Kyi cách đây
ít tháng là thấy hết cả sự bẽ bàng của chuyến đi. Dù như là một lãnh-tụ đối-lập
ở trong tù ra chưa được bao lâu, bà Suu Kyi đã được mời đến nói chuyện cả với
lưỡng viện Quốc hội ngày 8/9/2012, không khác gì Tổng thống Ngô Đình Diệm của
miền Nam
năm xưa sau khi Tổng thống Eisenhower ra tận phi trường đón.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.