Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh
Quê Hương và Chủ Nghĩa Xã Hội !
Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả
Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố
Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa
Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay
Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc
Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống
Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù
Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu
Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù
Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu
Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt
Sự thật đó có làm em đau nhói ?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau
Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.
Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang
Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,
Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do
sẽ nở hoa
Trên quê hương
khốn khó
Anh như con ngựa già
Vẫn
cúi đầu kiên nhẫn
Đốt
những đám cỏ khô
Dọn
đường cho em đi làm lịch sử
Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này
Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay
Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.
Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi
Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?
Anh kể câu chuyện này
Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay
Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.
Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi
Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?
Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ.
Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh
sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn. Tác giả của nhiều tập thơ như
Ðêm mặt trời mọc, Khí hậu đồ vật và Của căn cước ẩn dụ, và Ê, tao đây. Thơ của
ông đã được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh. Trong bài phỏng vấn dành cho nhà
văn Vi Ký, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng Sản:
“Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và
Tàu, rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga. Ai chỉ ra tình
trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động. Kẻ phản động có thể
gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân.
Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động, còn những ai vì con người thì sẽ
hoan hô kẻ phản động. Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu:
(Gửi tuổi trẻ Việt
Khi Nguyễn Quốc Chánh “vọc”
đất
Phòng
triển lãm.
Gốm
và tượng đất nung của nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh
Cuối
thập niên 80 của thế kỷ trước, Nguyễn Quốc Chánh cùng với một số tác giả khác
đã nhận lãnh sứ mệnh tự thay đổi tư duy của chính mình để đổi mới văn học.
Nguyễn Quốc Chánh theo đuổi việc đổi mới thơ trong hơn 20 năm qua – nếu tính
đến năm 2010 – với nhiều thành tựu; trong quá trình đó, anh có vẽ tranh nhưng
ít khi công bố. Đùng một cái, nghe tin anh triển lãm gốm, nhiều người bất ngờ,
vì con người kĩ tính một cách cực đoan này chắc phải tự tin lắm với công việc
mới của mình?
Nguyễn
Quốc Chánh cho biết anh mất 6 tháng để làm mấy trăm bình gốm và tượng đất nung
này, tại một xưởng ở Biên Hòa (Đồng Nai), có ngày làm hơn 10 tiếng. Không gian
thuê triển lãm khá đẹp, nằm trong hẻm nhỏ của một đường nhỏ và ngắn; rất tiếc
hơi chật, nên không đủ chỗ để bày hết gốm trong kho. Anh cũng cho biết mình làm
từ nhồi đất, nặn, tạo hình… cho đến tráng men và đem đi nung, dấu vết phụ việc
rất ít.
Thứ nhất, Nguyễn Quốc Chánh không chạy theo kỹ nghệ mà để cố
tình lộ vẻ “nghiệp dư” của mình, cho nó có cảm xúc; thứ hai, Nguyễn Quốc Chánh
tạo ra những tác phẩm độc nhất và ký tên vào đó, nên bán giá khá cao, nếu so
với gốm Biên Hòa thông thường; thứ ba, ý tưởng và thái độ khá rõ ràng, đậm dấu
ấn cá nhân.
Chữ
ký trên gốm của Nguyễn Quốc Chánh.
Bên
cạnh đó cũng có những nhóm tác phẩm thể hiện khá mạnh ý tưởng của Nguyễn Quốc
Chánh về dương vật, âm đạo, sự giao phối và những bàn chân đầy ẩn ức.
Nhiều
bình gốm của Nguyễn Quốc Chánh mới nhìn qua thì thấy “bình thường”, nhưng nhìn
kĩ thì khá “đặc biệt”, vì nó hòa trộn ẩn ức sinh sản (trong ý tưởng) với truyền
thống nhiều giao thoa của kỹ thuật gốm Biên Hòa. Nó liên nối với nhiều câu
chuyện từ đời sống, thường mang tính biểu tượng hoặc thời sự.
Dương
vật xếp theo hàng.
Âm
đạo là motif được lặp đi lặp lại trong gốm của Nguyễn Quốc Chánh.
Vedan
làm cá chết là một chủ đề trong tác phẩm của Nguyễn Quốc Chánh.
Cá
nhân tôi cho rằng triển lãm này đáng xem, vì nó mang đậm dấu ấn của một nhà thơ
rất mạnh mẽ, chính vì vậy, đẹp xấu, mới cũ… tôi xin miễn bàn ở đây. Buổi khai
mạc có khoảng 100 người đến dự, có người đến từ rất xa như giáo sư chính trị
Nguyễn Hương (Mỹ), gia đình nhà thơ Phan Nhiên Hạo (Mỹ), nhà văn Mai Ninh
(Pháp)… và nhiều văn nhà thơ khác.
GS
chính trị Nguyễn Hương (áo nâu) và nhà văn Mai Ninh. Nguyễn Hương cũng là nhà
văn, là người gợi hứng cho Nguyễn Quốc Chánh trong việc làm gốm.
Nhà
nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn (tóc dài) và nhà thơ Hoàng Hưng vừa uống rượu, vừa
đàm đạo rất hăng say về nhiều điều.
Nhà
thơ, tiến sĩ văn chương Nguyễn Thị Từ Huy chăm chú trước từng tác phẩm.
Nhà
thơ Khương Hà (váy vàng).
Họa
sĩ Nguyễn Thanh Trúc.
Nguyễn
Quốc Chánh và nhà thơ Bùi Chí Vinh.
Vợ
chồng họa sĩ Trịnh Cung – Phương Lan. Phía sau là Nguyễn Hương và Mai Ninh (tác
giả của “Cá voi trầm sát”).
Nhà
văn Vi Ký.
NGHỆ SĨ VIỆT NAM
Tôi thích bài thơ Quê Hương và Chủ nghĩa Xã hội. Mong được liên lạc với tác giả bài thơ.
ReplyDeletevietnhan71@gmail.com