Nhiều
cư dân mạng tức giận khi thứ trưởng ngoại giao nói Việt kiều đi biểu tình vì
vẫn còn hận thù và muốn có tiền thù lao.
Ông
Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, nói với Phố
Bolsa TV, một cơ quan báo chí ở Mỹ thân nhà nước Việt Nam, rằng những người
chống lại chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang mới đây tới Mỹ là vì
"còn cố tình giữ trong lòng mình một cái chút hận thù cuối cùng."
Ông
cũng nói "có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì nhu
cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia
những hoạt động" mà ông nói "chỉ làm cho các quý vị thêm khổ tâm,
thêm phiền não, thêm buồn bực và rồi chính bản thân những người bạn Mỹ của
chúng ta lại trách quý vị là cản con đường hội nhập của Việt Nam và cản quá
trình phát triển Mỹ - Việt mà họ đang mong muốn."
Hơn
30.000 người đã theo dõi tin này trên trang Facebook của BBC
Tiếng Việt và một cây bút hải ngoại, luật sư Vũ Đức Khanh, cũng
gửi cho BBC ý kiến về phát biểu của đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Người
biểu tình với biểu ngữ 'Tự do cho VN' hôm 25/7
Bình
luận của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã thu hút sự theo dõi và tranh luận sôi
nổi kể từ khi đường dẫn tới bài viết được đưa lên Facebook của BBC Tiếng
Việt đầu giờ sáng nay giờ Việt Nam.
Bình
luận của cây bút Bùi Văn Phú, người có bài viết về những người biểu
tình hôm 25/7, được 80 người like (thích) có nội dung:
"Ông
Nguyễn Thanh Sơn ơi, nếu mà người Việt đi biểu tình vì tiền thì sao ông không
bỏ tiền ra để có một số người đi biểu tình ủng hộ nhà nước, lãnh đạo khi họ
sang Hoa Kỳ hay các quốc gia khác.
"Sao
những chuyến đi của lãnh đạo VN toàn gặp chống đối mà không có ai ủng hộ vậy.
CT Trương Tấn Sang qua Mỹ, nơi có đông người Việt sinh sống, ông nhận vơ là đại
diện họ cám ơn Hoa Kỳ chăm sóc họ chu đáo, thế mà ông lại không ghé thăm những
nơi có đông kiều bào như California, Texas.
"Hoa
Kỳ có bang giao với CHXHCN Việt Nam
là chuyện quan hệ hai nước. Người dân Mỹ biểu tình là quyền của công dân, không
phải chính phủ Mỹ làm gì, nói gì là bắt dân phải nghe theo như cộng sản Việt Nam .
"Người
Mỹ thường xuyên biểu tình, dăm bảy chục người cũng có mà hàng vạn người cũng
có. Và thường là biểu tình chống các chính sách của chính phủ, bất kể cộng hòa
hay dân chủ.
"Nhưng
chẳng ai bị bắt giam tù vì xuống đường biểu tình. Ông Sơn ghé mắt xem đoạn phim
trong phóng sự ảnh để xem cảnh sát Mỹ chỉ lo giữ an ninh cho đoàn biểu tình
trước TLS quán Trung Quốc. Không như ở VN mình, xuống đường là bị công an dẹp,
nhiều người lại bị giam tù. VN dân chủ gấp vạn lần Mỹ là thế sao. Nghe ông Sơn
phát biểu mà không bật cười sao nổi."
Người
lấy tên Tiên Lãng viết: "Đường đường là thứ trưởng mà chụp mũ rẻ tiền y
DLV (dư luận viên). CSVN quen ăn cắp, vơ vét bán rẻ lương tâm, liêm sỉ vì tiền
nên nhìn đâu cũng nghĩ ai cũng có thể bị đồng tiền mua rẻ như họ."
Còn
Liem Bui Thanh viết: "Thứ trưởng mà phát ngôn câu này thì đúng là nản quá
... thứ trưởng này toàn chú ý đến mấy thứ vớ vẩn, chẳng có gì xứng tầm một thứ
trưởng cả.
"Thứ
trưởng là phải nhìn thấy cục diện chứ chỉ nhìn thấy cơm ăn ba bữa, quần áo mặc
cả ngày thì tốt hơn hết ông xuống làm dân thường cho xong.
"Người
ta muốn bớt mâu thuẫn không xong, ông này cứ thích đổ dầu vào lửa là sao. Tôi
thấy ông Sang nói hợp lý hơn, và thể hiện là người có tầm nhìn, có tư duy về
chiến lược khi trong cuộc hội đàm với Obama, ông Sang nói "Cám ơn nước Mỹ
đã tạo điều kiện cho người Mỹ gốc Việt được thành công trên cả hai lĩnh vực
kinh tế và chính trị".
'Xỉ
vả cho hả hê'
Nhưng
cũng có những ý kiến ủng hộ ông Sơn. Người lấy tên Keith Van de Wilcox viết:
"Nếu
biểu tình không thù hận thì đem cái là cờ sọc đó ra làm gì, nói càng thêm nhục.
Một
người khác với nick Bean Octimus viết: "Haizzz coi cái hận thù, cái nhục
nhã của bản thân mình to lớn hơn lợi ích dân tộc.
"Thử
hỏi dưới đám biểu tình kia mấy người thật sự yêu thương đất nước, mấy người
thật sự vì lợi ích dân tộc.
"Hay
đến để chửi rủa, gào thét, xỉ vả cho hả hê cái mối nhục thua trận, sự căm thù
giữa những người anh em cùng dân tộc... Khi nào các bạn gạt bỏ đi cái tôi nhỏ
nhen hận thù thì mới mong làm việc lớn được các bạn à... Dân Chủ , Công Bằng ai
cũng muốn cả!"
'Hạ
uy tín' chủ tịch
Trong
khi đó cây viết Người Buôn Gió lại đặt vấn đề phải chăng vị thứ trưởng của Việt
Nam muốn "hạ uy tín" của Chủ tịch Trương Tấn Sang khi công khai thừa
nhận có biểu tình chống ông, điều mà các chính trị gia Việt Nam thường lờ đi vì
sợ mất uy tín với dân trong nước.
Nhưng
Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, cũng viết:
"Đó
là nhìn về một góc, tuy nhiên xem bài trả lời của ông Sơn cho thấy ông Sơn và
NN Việt Nam có vẻ sẵn sàng đối diện với sự thật. Đã dám nhắc đến vấn đề của
người biểu tình hải ngoại, đối thoại không né tránh.
"Đó
là điểm sáng duy nhất làm khởi điểm để có thể mong đợi tương lai, nhà nước VN
có chủ trương sát thực tế với đồng bào hải ngoại khi nhìn nhận ý kiến của họ.
"Nhưng
theo góc nhìn tích cực này, thì ông Nguyễn Thanh Sơn lại phạm một sai lầm lớn,
thậm chí là rất lớn.
"Là
ông cáo buộc những người hải ngoại biểu tình chống ông Sang, là do nhận được
chút tiền, có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Một nhận xét quá hàm hồ, khi
con số kiều bào Mỹ gửi tiền về VN qua đường kiều hối cả hàng tỷ USD một năm,
con số xác thực mà không ai có thể bác bỏ."
Thứ
trưởng Ngoại giao VN: Những người biểu tình đòi nhân quyền là vì tiền
Thứ
trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn cáo buộc những người tham gia cuộc
biểu tình trước Tòa Bạch Ốc yêu cầu Washington
thúc đẩy Hà Nội cải thiện nhân quyền nhân cuộc họp thượng đỉnh Việt-Mỹ hôm 25/7
hành động “chỉ vì đồng tiền”.
Phát biểu với Phố BolsaTV, ông Nguyễn Thanh Sơn nói các cuộc biểu tình như vậy
không đúng với mong muốn của người dân Việt trong và ngoài nước.
“Tôi cho
rằng là những biểu tình chống đối của bà con cô bác ở bên ngoài đối với Chủ
tịch nước vừa qua chỉ là những hiện tượng. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người không
phải ai cũng muốn như vậy. Có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ
vì mưu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham
gia những hoạt động đó.”
Những người biểu tình đến từ khắp nơi trên cả nước Mỹ,
Ban tổ chức cuộc biểu tình nói phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam , tuy gây
tranh cãi công luận, nhưng không phải là điều đáng ngạc nhiên vì cách tuyên
truyền trước nay của chế độ cộng sản không có gì là lạ.
Chủ tịch cộng đồng người Việt khu vực thủ đô Washington DC-Maryland-Virgina, ông Đoàn Hữu Định, nói:
“Ông Thứ
trưởng Ngoại giao Việt Nam ,
một giới chức cao cấp của một quốc gia, trước khi phát biểu phải tìm hiểu cho
rõ ràng. Tôi là trưởng ban tổ chức cuộc biểu tình đó, những người tham gia họ
đi đến với tấm lòng của họ. Tiền ở đâu mà trả cho họ? Chúng tôi còn được họ yểm
trợ bằng tiền bạc, tài chính để chúng tôi có thể mua thực phẩm, nước uống cho
tất cả mọi người. Lời nói của ông Sơn là vô căn cứ, vô ý thức.”
Một nhà vận động cho nhân quyền Việt Nam được nhiều người biết tiếng qua các
chiến dịch thỉnh nguyện thư và các cuộc vận động ở Quốc hội Hoa Kỳ, Tiến sĩ
Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành Ủy ban cứu người vượt biển BPSOS, phản
hồi trước phát biểu từ đại diện ngoại giao của Hà Nội:
“Tôi
thấy ông Nguyễn Thanh Sơn nói rất hồ đồ bởi vì ông ta không hiểu gì cả, hoặc là
cố tình không hiểu. Những người tham gia biểu tình hoàn toàn không vì tiền, mà
ngược lại, họ phải bỏ tiền túi ra. Chẳng hạn có những bác rất cao niên chung
tiền nhau mướn xe lái hết 2 ngày, 2 đêm từ Texas về đây. Tham gia cuộc biểu tình là sự
đóng góp của những người dân thường. Họ tự bỏ chi phí cá nhân để vận động tự
do-dân chủ cho đồng bào ở quê hương mà chính những người như ông Nguyễn Thanh
Sơn là thủ phạm gây nên biết bao đau khổ cho họ, những người mà chúng tôi ở
ngoài này vẫn tiếp tục tranh đấu cho họ trong suốt 38 năm qua. Đây là giọng
lưỡi của những kẻ độc tài.”
Bình luận về lời nói của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Thắng tiếp lời:
“Nó làm
đậm thêm sự khinh thường của những người hiểu biết đối với những giới chức như
ông Nguyễn Thanh Sơn. Chúng tôi e rằng ông Sơn không phải là một trường hợp cá
lẻ, mà những người đại diện cho chế độ [ở Việt Nam] đều có thái độ tương tự như
ông ta.”
Thứ trưởng Ngoại giao Việt
“Tôi
mong muốn và tôi kêu gọi một lần nữa các bác lớn tuổi, những người còn có tư
tưởng hận thù, và đặc biệt là thủ lĩnh các phong trào chống lại nhà nước Việt
Nam ở nước Mỹ cũng như các nơi trên thế giới. Các quý vị hãy nghĩ lại…Hãy gác
lại những tư thù cá nhân”
Tuy nhiên, Tiến sĩ Thắng nói mục tiêu hòa giải dân tộc của Hà Nội khó có thể thành công với sự thiếu hiểu biết và quy chụp vô căn cứ như thế từ những giới chức cấp cao của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam:
“Không
thể ứng xử như vậy với cộng đồng người Việt hải ngoại và rồi mong mỏi có sự hợp
tác từ những người hiểu biết, những người tử tế, và những người không bị trói
buộc trong tư tưởng.”
Cũng như những người tham gia cuộc biểu tình tại thủ đô Hoa Kỳ đòi chính phủ Việt Nam cải thiện nhân quyền, những người trong nước góp mặt trong các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông hay trong các cuộc tập họp kêu gọi nhân quyền hay quyền lợi đất đai cho nhân dân cũng bị Hà Nội tố cáo là hành động vì tiền, được các thế lực phản động, thù địch mua chuộc hay thuê mướn để tham gia.
Bộ
Ngoại giao Việt Nam nói kết quả lớn nhất trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang cuối tuần qua là Việt-Mỹ đã xác lập quan hệ đối tác toàn
diện.
Trước
chuyến thăm này đã có hàng loạt thỉnh nguyện thư, lời kêu gọi, cùng các nỗ lực
vận động từ cộng đồng người Việt hải ngoại, từ giới lập pháp Hoa Kỳ, và từ giới
bảo vệ nhân quyền quốc tế yêu cầu Tổng thống Mỹ phải nêu bật quan tâm về thực
trạng nhân quyền của Hà Nội trong cuộc tiếp xúc với Chủ tịch nước Việt Nam tại
Tòa Bạch Ốc hôm 25/7.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết trong cuộc gặp này đôi bên đã trao đổi
thẳng thắn về tình hình nhân quyền của Việt Nam .
Trong khi đó, Chủ tịch Trương Tấn Sang nói rằng hai nước vẫn còn nhiều bất
đồng, khác biệt về vấn đề nhân quyền.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền tố cáo Việt Nam đang tuột dốc về nhân quyền với gần 50 nhân vật bất đồng chính kiến, những nhà cổ xúy dân chủ, và các blogger bị tống giam từ đầu năm tới nay chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận, chỉ trích các chính sách của nhà nước.
Hà Nội vẫn phớt lờ những lời kêu gọi từ cộng đồng thế giới yêu cầu phóng thích tù nhân chính trị. Hà Nội khẳng định tại Việt
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.