Việt
Nam
dị ứng với cả 'Bà Tưng' và Bụi Đời Chợ Lớn?
Suốt
thời gian qua, hầu như ngày nào trên các mạng tin tức từ Việt Nam đến hải ngoại, cũng đều nhắc
nhở đến hiện tượng "Bà Tưng" trên mạng xã hội Facebook.
Cô
nữ sinh viên có tên thật là Lê Thị Huyền Anh, có khuôn mặt khá xinh xắn, đã tự
chụp một số hình ảnh "thoáng" cùng với những tuyên bố gây sốc cho cư
dân mạng.
Nhiều
ý kiến ủng hộ và chỉ trích, lên án, "ném đá" khiến cho "Bà
Tưng" đã trở thành một hiện tượng gây sóng gió dư luận.
Báo
chí được xem là chính thống trong nước thì gần như 100% lên án hành động của
"Bà Tưng", cho rằng việc mà họ xem là "dung tục" của
"Bà Tưng" đang là thảm họa xã hội, thậm chí còn tuyên bố rằng giới
showbiz sẽ gặp đại họa nếu "Bà Tưng" tham gia vào ngành giải trí.
Chấn
động nhất có lẽ là vụ "Bà Tưng" dự định xuất hiện trong quán bar Max3
tại Hà Nội, và đích thân Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Văn hóa Thể thao
& Du lịch, Tô Văn Động đã ra lệnh không cho phép cô gái "nổi như
cồn" này được biểu diễn dưới bất kỳ hình thức nào.
'Ném
đá' tơi bời
Poster
quảng cáo Bà Tưng tại Hà Nội đã bị yêu cầu gỡ chiều qua
Và
dù đang bị soi mói, bị "ném đá" thậm chí có thể sẽ bị ngăn chặn bằng
mọi giá ước muốn tham gia ngành giải trí của cô nữ sinh Lê Thị Huyền Anh, nhưng
chính những người đang "cầm cân nảy mực" của ngành văn hóa Việt Nam
cũng không thể phủ nhận, hiện tượng "Bà Tưng" vẫn đang dẫn đầu nguồn
thông tin, hơn cả vụ Đàm Vĩnh Hưng bị mất nhẫn kim cương, hơn cả Lý Nhã Kỳ khoe
của tại đại hội điện ảnh Cannes, hơn cả vụ scandal tình, tiền của Đan Trường và
hơn cả vụ nợ nần vì làm ăn thất bại và bài bạc của Siu Black.
Dưới
góc nhìn của xã hội bảo thủ như Việt Nam , hiện tượng "Bà Tưng"
là không thể chấp nhận được, vì cho rằng nó đi ngược lại với đạo đức xã hội, đi
ngược lại với cái gọi là giá trị văn hóa dân tộc.
Nhiều
người trong nước vẫn lên án hành động "đi tắt" để được nổi tiếng như
cô nữ sinh Lê Thị Huyền Anh, nhiều nghệ sĩ, người mẫu cũng không ngần ngại
"ném đá" tơi bời.
Thậm
chí có cô người mẫu còn lên tiếng kêu gọi giới chức ngành văn hóa nhanh chóng
ra luật cấp "chứng chỉ nghệ sĩ", để ngăn chặn hành động táo bạo của
"Bà Tưng", chặn lại ý tưởng tham gia giới showbiz của Lê Thị Huyền
Anh.
Chủ nhân clip Bụi đời
Chợ Lớn chế và Bà Tưng vốn là "kỳ phùng địch thủ"
Báo
chí đua nhau viết bài công kích, bài xích, hầu như tờ báo nào nhắc tới hiện
tượng "Bà Tưng" đều muốn thể hiện cho công chúng thấy báo của mình là
có "đạo đức".
Trong
khi dưới cái nhìn của những người sống bên ngoài Việt Nam, thì họ cho đây chỉ
là hiện tượng bình thường, những "chiêu trò" của Lê Thị Huyền Anh chả
bằng một góc nào so với cái xã hội họ đang sống nhất là các xã hội Tây phương.
Thậm
chí ngược lại, nhiều người còn cho rằng "Bà Tưng" có khả năng biết tự
tạo chỗ đứng cho mình, cho dù dưới bất kỳ hình thức nào, được đám đông chú ý
đến là đã được mục tiêu.
Đông
và Tây
Nếu
"Bà Tưng" trưởng thành trong môi trường tự do và thoáng, có lẽ sẽ
không ít cơ hội tiến thân đến với cô.
Tóm
lại sự cọ xát của một xã hội Việt Nam đang phát triển, ngoại trừ những hội nhập
về kinh tế, Việt Nam cũng đang đối diện với sự thay đổi về tư duy, thay đổi về
cách sống, môi trường và thay đổi luôn cả quan niệm khác biệt giữa Đông và Tây.
Sự
cọ xát càng lúc càng trở nên gay gắt hơn, khi dòng tư tưởng bảo thủ đang bị đẩy
dần vào góc nhỏ của xã hội, và giới trẻ Việt Nam hiện nay, họ đang muốn chạy
theo cái xu thế thời đại, họ không muốn bị thua kém cho giới trẻ ở những nước
lân bang của Việt Nam thậm chí là các nước Tây phương.
Phía
chính phủ Việt Nam tuy luôn quảng bá hình ảnh hội nhập của Việt Nam vào cộng
đồng thế giới, nhưng trên thực tế, chính họ cũng bất lực trước những luật lệ,
quy định đầy "vô duyên" để kiểm soát xã hội, kiểm soát tư tưởng, mà
không thể giải thích được với cộng đồng quốc tế.
Họ
ngăn chặn sự trình diễn của "Bà Tưng", hay cấm trình chiếu "Bụi
Đời Chợ Lớn", nhưng họ vẫn không thể ngăn được sự cuồng loạn của K-Pop fan.
Họ
cấm tư nhân ra báo chí, sở hữu các cơ sở truyền hình, truyền thanh, nhưng họ
lại không thể ngăn chặn người dân bày tỏ tư tưởng trên các xa lộ thông tin, và
càng lúc càng nhiều hơn.
Họ
lên án những hành động "đi tắt" của một số giới trẻ trong doanh
nghiệp, trong giải trí, nhưng lại ca ngợi, quảng bá thật mạnh cho những games
show truyền hình, nhưng thực chất vẫn chỉ là mua bán những câu chuyện dưới hậu
trường sân khấu để câu khách.
Và
đây sẽ là thử thách lớn của chính phủ Việt Nam . Họ không chỉ đối diện với thử
thách về thay đổi quan điểm nhân quyền, mà sẽ còn đối diện với những hệ quả do
chính họ gây ra để kềm kẹp xã hội, vì sự bùng phát thay đổi tư duy của giới trẻ
hiện nay, chính là tiềm tàng khiến cho đảng cầm quyền ngày càng bị mất lòng dân.
Trần
Nhật Phong
Người
hàng xóm kế bên tôi…
Cô
ta mới dọn vào căn nhà kế bên, trông hấp dẫn, nên tôi để ý ngay.
Sáng
sáng cô ta đi làm và chở đứa bé đi nhà trẻ.
Chiều
chiều đi làm về, cho con ăn, ra vườn sau giáp vườn nhà tôi,
nằm
ghế thưởng thức gió mát.
Cuối
tuần, cô ta ra vườn, trải khăn trên cỏ, nằm phơi bầy trong nắng ấm.
Là
hàng xóm sát bên, chúng tôi luôn nhìn thấy nhau và vui cười chào nhau..
Trong
nhà không thấy đàn ông nào cả.
Một
buổi chiều Thứ Sáu, cô ta xuất hiện ngay cửa nhà tôi và nói :
"Bữa
nay, cháu xin thú thực với chú là cháu hứng quá, chịu không được nữa..
cháu
cần xả hơi ngay.. muốn uống cho say, làm tình thâu đêm...
Tối
nay chú có bận không ạ ?"
Tôi vừa nghe xong, lòng hớn hở, tim đập loạn lên, ấp
úng nói không ra hơi :
"Không,
tôi không bận gì cả, tối nay không có gì cả !!!!".
Cô
ta vui mừng: "Vậy, thiệt tốt quá chú ơi !
Để cháu mang đứa nhỏ nhờ chú coi dùm !!!"
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.