Trứng
của con bọ adelgid bám vào lá cây thông hemlock. Các khoa học gia giải thích
rằng khí hậu biến đổi là yếu tố góp phần gây ra tình trạng này
Biến
đổi khí hậu thường đi kèm với những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, tan băng
và mực nước biển dâng cao. Nhưng nó cũng có thể có một ảnh hưởng quan trọng đối
với sức khỏe của con người, động vật, và thảo mộc, dễ cho bệnh tật lan truyền
hơn.
Nhiều loại vi trùng và ký sinh trùng có thể sống lâu hơn và phát triển mạnh hơn trong những năm sắp tới. Nhiệt độ gia tăng đang thay đổi môi trường và xóa bỏ một số trở ngại thiên nhiên đối với chúng.
Bà Sonia Altiser là một giáo sư môn sinh thái thuộc trường đại họcGeorgia và là
tác giả lãnh đạo cuộc khảo cứu này.
Bà nói rằng cuộc khảo cứu này là một cuộc duyệt xét lại các dữ liệu đã tìm được trong 10 năm qua để xem có xuất hiện thêm những chiều hướng và thông tin mới về biến đổi đổi khí hậu hay không. Bà cho biết:
Nhiều loại vi trùng và ký sinh trùng có thể sống lâu hơn và phát triển mạnh hơn trong những năm sắp tới. Nhiệt độ gia tăng đang thay đổi môi trường và xóa bỏ một số trở ngại thiên nhiên đối với chúng.
Bà Sonia Altiser là một giáo sư môn sinh thái thuộc trường đại học
Bà nói rằng cuộc khảo cứu này là một cuộc duyệt xét lại các dữ liệu đã tìm được trong 10 năm qua để xem có xuất hiện thêm những chiều hướng và thông tin mới về biến đổi đổi khí hậu hay không. Bà cho biết:
Bà nói rằng, một trong số những khu vực thiên nhiên có dấu hiệu thay đổi mạnh nhất là tại Bắc cực và tại những đại dương đang ấm hơn. Bà nói:
“Như vậy là tại Bắc cực có ký sinh trùng, có những loại giun ảnh hưởng tới một số động vật tại đó chẳng hạn, phát triển nhanh hơn và phổ biến hơn. Và tại các đại dương miền nhiệt đới như các vỉa san hô ở vùng biển Caribê, có nhiều bằng chứng cho thấy rằng tình trạng nóng dần đã can dự vào sự cộng sinh của san hô - khiến chúng dễ bị bệnh và đồng thời gia tăng tỷ lệ tăng trưởng của một số vi khuẩn làm chết người. ”
“Một điểm quan trọng khác mà chúng ta biết được, là tại sao các tác nhân gây bệnh đáp ứng khác nhau trước hiện tượng biến đổi khí hậu, điều đó rất cần để giúp chúng ta tiên đoán và cuối cùng là kiềm chế các vụ bộc phát bệnh tật nơi người, động vật và thảo mộc.”
Một số quốc gia, ví dụ như những nước tại Châu Âu và Bắc Mỹ, sẽ chuẩn bị khá hơn các quốc gia khác để đối phó với những đe dọa về bệnh tật:
“Theo dõi, kiểm soát côn trùng, vệ sinh hiện đại, thuốc men, chủng ngừa có thể được triển khai để ngăn ngừa nhiều thứ bệnh bộc phát, đặc biệt là các bệnh do côn trùng đem lại, hay bệnh tiêu chảy gây ảnh hưởng hơn nhiều tại các nước nghèo. Và như vậy, những biện pháp này có thể giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu và làm các tác nhân gây bệnh khó phát triển.”
Tại các nước đang phát triển, các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng tới nông nghiệp và đời sống hoang dã có thể tác động tai hại tới an ninh lương thực và môi trường sống của người dân bản địa.
“Tôi nghĩ rằng câu trả lời cho việc đó tùy thuộc vào địa điểm. Ví dụ như nơi nào, khi nào, và tác nhân gây bệnh nào? Tôi nghĩ, giờ đây chúng ta đang ở vào một giai đoạn mà từ năm đến mười năm sắp tới, các khoa học gia sẽ có thể tiến đến chỗ sẽ có một khung sườn tiên đoán để trả lời những câu hỏi về nơi nào trên thế giới, và tác nhân gây bệnh nào sẽ đáp ứng và tiếp tục đáp ứng mạnh nhất trước hiện tượng biến đổi khí hậu. ”
Một cái chết bí ẩn tại Sài Gòn
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.