Thursday, August 29, 2013

Hậu trường ngoại giao Mỹ - Việt

image
Cuộc gặp lãnh đạo Mỹ Việt được xem là có tính hình thức và theo kịch bản có sẵn.
Một nhà báo Mỹ vừa cảnh báo Chính phủ Tổng thống Barack Obama về những rủi ro nếu tiếp tục ép Việt Nam phải chấp nhận các điều khoản 'bất lợi' khi gia nhập hiệp định TPP.

image
ông Greg Rushford
Trong bài đăng ngày 28/08, ông Greg Rushford, nhà báo chuyên về phóng sự điều tra chính trị trong mậu dịch quốc tế, nói về điều mà ông gọi là Washington đang “chơi trò hăm dọa, ép Hà Nội chấp nhận một thỏa thuận kinh tế rõ ràng không vì lợi ích của Việt Nam – và có thể sẽ thành công”.
Tiết lộ đưa ra trong bối cảnh các Bộ trưởng Kinh tế thuộc 12 nước vành đai Thái Bình Dương mới đây tham gia đàm phán lần thứ 19 về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) 22-23 tháng Tám 8 ở Brunei.

image
ông Vũ Huy Hoàng
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham gia vòng đàm phán này.
Bài báo cũng bàn về động thái của Bộ Chính trị Việt Nam trong việc mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế với các cường quốc chính, ông Sang và ông Obama đã nói gì với nhau tại Tòa Bạch Ốc và những ai có mặt trong cùng phòng họp của hai nhà lãnh đạo này.


Cuộc gặp Phòng Bầu Dục

image
Chủ tịch Sang bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ với Mỹ
Khác với các cuộc tọa đàm “tay đôi” giữa Richard Nixon và Mao Trạch Đông, Franklin Roosevelt và Joseph Stalin, cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ Việt vào hôm 25/07 được xem là có tính hình thức và theo kịch bản có sẵn, điển hình cho các đời tổng thống Mỹ tiếp đón các vị khách nước ngoài trong những năm gần đây.

Ngoài Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường, người ta còn thấy có Trung Tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Trung ương Đảng.

Với sự hiện diện của quá nhiều người – không phải tất cả trong số họ đều trung thành với phe ủng hộ Chủ tịch Sang trong Bộ Chính trị – chẳng có chủ tịch nước Việt Nam nào sẽ thấy mình ở thế để tiếp cận và đàm phán có thực chất và qui mô, tác giả nhận định.

Tuy nhiên ông Rushford quan tâm nhiều hơn tới ba quan chức Việt Nam khác cũng có mặt trong Phòng Bầu Dục nơi ông Sang họp với ông Obama, đó là người phiên dịch Phạm Xuân Hoàng Ân, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Cả ba nhân vật này đều có những người cha gắn với lịch sử Mỹ-Việt.

image
Cha của Phạm Xuân Hoàng Ân là cựu điệp viên cộng sản Phạm Xuân Ẩn, nhân viên tình báo có thể xem là quan trọng nhất của Hà Nội trong giai đoạn Cuộc chiến Việt Nam.

image
Phạm Xuân Ẩn
Ân hiện đang làm việc cho Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại San Francisco và “cũng như cha mình, con trai cố điệp viên là người biết về cả hai đất nước rất rõ”.

image
Nguyễn Chí Vịnh 
Trong khi đó Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (con của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh), từng là lãnh đạo Tổng Cục 2 (Cơ quan tình báo của Bộ Quốc Phòng), và hiện là Ủy viên Trung ương Đảng, được xem là nhân vật chủ chốt trong chiến lược “đi dây” của Việt Nam khi đối thoại với các cường quốc có lợi ích an ninh tại khu vực Thái Bình Dương.
Tướng Vịnh được xem là nhà chiến lược quan trọng trong một loạt các chủ đề nhạy cảm: đối phó với việc Trung Quốc hăm dọa tại Biển Đông trong khi đồng thời thiết lập quan hệ quân sự với Bắc Kinh; mua sắm tàu ngầm và các vũ khí khác của Nga; và cũng tăng cường quan hệ quân sự Mỹ-Việt.

image
Nguyễn Chí Thanh
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cũng có người cha nổi tiếng. Ông Nguyễn Cơ Thạch là Bộ trưởng Ngoại giao trong giai đoạn 1980-1991.

image
Phạm Bình Minh
Ông đã có những nỗ lực nhưng không thành trong việc bình thường hóa quan hệ với bên thua cuộc Hoa Kỳ. Cũng giống như cha mình, ông Minh được xem là người thấu hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển các quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ nhằm đối phó với ảnh hưởng lấn át của Trung Quốc.

image
Nguyễn Cơ Thạch
Trong lần nói chuyện tại Hội đồng Quan hệ Nước ngoài vào năm 2011, ông Minh thẳng thắn nói về giai đoạn hết sức “hận” Hoa Kỳ khi còn nhỏ, là lúc ông phải chứng kiến cảnh Hà Nội bị Mỹ ném bom. Tuy nhiên kể từ khi theo nghiệp ngoại giao sau chiến thắng của Hà Nội vào năm 1975, ông Minh – cũng giống cha mình – tập trung sự nghiệp vào cách nhằm thiết lập quan hệ gần gũi hơn với cựu thù chiến tranh của Việt Nam.

Bình luận về những khó khăn trong việc đàm phán gia nhập TPP, ông Rushford cho rằng “Có lẽ những người sắc sảo và khôn ngoan đóng vai trò định hướng cho Bộ Chính trị Việt Nam sẽ có cùng quyết tâm như thế hệ cha anh của mình”.

Tác giả cho hay một trợ lý báo chí của Tòa Bạch Ốc từ chối tiết lộ những ai (của cả phía Việt Nam và phía Hoa Kỳ) có mặt trong Phòng Bầu Dục‎. Một số nhà báo có mặt lúc hai bên tiếp xúc với báo giới cho biết về phía Hoa Kỳ, ngoài Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker và trưởng đoàn đàm phán mậu dịch Hoa Kỳ Michael Froman còn có thêm hai quan chức khác nữa.

image
Bà Pritzker là lính mới trong ngành ngoại giao. Bộ Thương mại của bà là nơi Hà Nội không ưa gì bởi họ đưa ra các thứ thuế chống bán phá giá nhắm vào ngành xuất khẩu tôm và cá tra của Việt Nam. Ông Froman mặc dù cũng gần gũi với ông Obama, dường như tập trung vào sự nghiệp chính trị nội địa nhiều hơn là kinh nghiệp đối ngoại thực thụ.

Thông điệp từ Bộ Chính Trị

image
Đại sứ Mỹ David Shear tiếp xúc người Mỹ gốc Việt hồi tháng Tám
Dẫn các nguồn giấu tên từ cả Việt Nam và Hoa Kỳ, tác giả cho biết khi gặp Tổng thống Mỹ ngày 25/7 tại Tòa Bạch Ốc, phái đoàn Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nói quan hệ kinh tế với Mỹ và đàm phán để vào TPP là “ưu tiên rất cao”.

image
Giáo sư Carl Thayer
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát Việt Nam lâu năm và có quan hệ gần gũi với Hà Nội, cho biết ông đã được xem một bản sao của bản thảo một nghị quyết đề ngày 10/04/2013, hiện chưa được công bố, của Bộ Chính trị.

Nghị quyết này nói hội nhập kinh tế với tất cả các cường quốc chính là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, tức là hội nhập trên tất cả phương diện bao gồm cả an ninh.

Trong Phòng Bầu Dục, Chủ tịch Sang nhấn mạnh với ông Obama điều mà phía Việt Nam đã nói suốt trong ba năm đàm phán: rằng để ký được TPP, Việt Nam cần ưu đãi kinh tế, nhất là đối với thị trường dệt may – da giày, hiện đang chịu thuế nhập khẩu cao.

image
Giới chức báo chí Tòa Bạch Ốc từ chối bình luận về phản ứng của ông Obama với ông Sang về chủ đề này mặc dù khi ra trước giới phóng viên, ông Obama tuyên bố hai nước sẽ cố gắng ký TPP trước cuối năm. Tuy nhiên năm ngoái và năm kia Tòa Bạch Ốc cũng nói vậy, mặc dù nhà đàm phán mậu dịch Mỹ Michael Froman nói rằng lần này chính quyền Obama sẽ làm những gì họ nói.
Thế nhưng Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, trong lần tiếp xúc với cộng đồng Mỹ gốc Việt gần đây tại ngoại ô Washington vào hôm 16/08, đã chia sẻ thông điệp của Tổng thống Mỹ.

Đại sứ Shear nói rằng chính quyền Obama xem các cuộc đàm phán TPP là “hết sức quan trọng.” Nhưng nếu Hà Nội không có những “tiến bộ rõ rệt về nhân quyền” thì “chúng tôi không thể có được ủng hộ của quốc hội” cho thỏa thuận TPP.

Ông Shear cho hay chủ đề nhân quyền xuất hiện hai lần trong cuộc họp của ông Obama và ông Sang. Lần đầu là khi đề cập tới việc nhân quyền như điều kiện mấu chốt để hăng cường các mối quan hệ kinh tế và an ninh. Lần thứ hai, theo Đại sứ Shear, là khi Chủ tịch Sang bày tỏ nhu cầu của Việt Nam muốn mua vũ khí “sát thương”. Ông Obama được dẫn lời đáp lại rằng “nếu ngài muốn thực hiện điều đó thì Việt Nam phải cải thiện thực trạng nhân quyền.”

image
Tác giả bài báo, ông Rushford, cho rằng Bộ Chính trị hẳn phải tự hỏi đất nước họ có lợi gì khi tiếp tục bỏ tù các tù nhân chính trị mà “tội” của họ chỉ đơn thuần là thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp.

Tuy nhiên cũng chính các thành viên của Bộ Chính trị mà hiện bảo lưu cách hành xử về nhân quyền cũng phải tự hỏi tại sao họ phải đặt bút ký một thỏa thuận TPP mà cho Việt Nam các lợi ích kinh tế mập mờ.

‘Từ sợi trở đi’

image
Hà Nội muốn Hoa Kỳ giảm thuế cao đánh vào hàng da giầy và dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Điểm mấu chốt của TPP là Hà Nội muốn Hoa Kỳ giảm thuế cao đánh vào hàng da giầy và dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên để được hưởng thuế suất 0% thì mọi công đoạn từ sợi trở đi ("yarn forward") phải được làm ở các nước thành viên TPP.
Điều này có nghĩa là Việt Nam sẽ phải mua vải và sợi từ các nhà máy đang yếu thế tại miền nam Hoa Kỳ, tức là không được mua vải và sợi từ các nước phi thành viên TPP như Trung Quốc hay Thái Lan.
Và điều đó có nghĩa là cả các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ sẽ có vấn đề về nguyên liệu đầu vào bởi những hãng như Levis hoặc Gap sẽ phải mua vải từ nhà cũng cấp Mỹ và chở qua Thái Bình Dương tới Đông Nam Á.

image
Michael Froman
Ngay cả Đại diện Mậu dịch Hoa Kỳ Michael Froman cũng không chịu giải thích cho tác giả, mặc dù hỏi rất nhiều lần, rằng vì sao điều khoản tính từ sợi trở đi lại mang lại lợi ích kinh tế tốt nhất cho Việt Nam.
Giữa tháng này, khi Đại sứ Shear tiếp xúc với người Mỹ gốc Việt ở bang Virginia, nhà báo Rushford, người cũng có mặt tại sự kiện này, đã hỏi ông Shear có thấy lợi ích kinh tế nào cho Việt Nam trước đòi hỏi tính từ sợi trở đi của ngành dệt may Việt Nam.

image
Đại sứ Shear nhường câu trả lời cho Đại diện thương mại Froman, nhưng ông này từ chối trả lời.
Tòa Bạc Ốc từng bác bỏ một cách thiếu thuyết phục rằng thỏa thuận TPP là một phần của chiến lược bao vây Trung Quốc về kinh tế. Điều khoản tính từ sợi trở đi, được Hoa Kỳ đưa vào thỏa thuận mậu dịch của Hoa Kỳ với Mexico vào đầu thập niên 1990 và sau đó được áp dụng với các nước châu Mỹ Latinh. Ý tưởng lúc đó, và vào lúc này, là để hạn chế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và sau này là từ châu Á.
Tuy nhiên, chiến lược này đã không thành. Qui định này rườm rà quá đến nỗi chỉ có 17% mậu dịch của Mỹ Latinh đi qua ngả “tính từ sợi trở đi”. Các công ty hầu hết lựa chọn giải pháp trả thuế cao hơn là phải mệt mỏi với đống giấy tờ thủ tục.

image
Tác giả cũng cho biết khi các nước châu Phi đàm phán một thỏa thuận mậu dịch với Hoa Kỳ (thỏa thuận mậu dịch AGOA vào thập niên 1990, giới dân biểu Mỹ da đen đã phản đối mạnh mẽ qui định này và biện luận đó là nguyên tắc của chủ nghĩa thực dân. Cuối cùng thỏa thuận AGOA cho phép các nước châu Phi mua bong và vải từ Trung Quốc, hoặc bất kỳ nơi nào khác, với điều kiện là thành phẩm cuối cùng phải được “cắt và may” (cut and sewn) tại châu Phi.

Trong đàm phán TPP, bất kỳ thỏa thuận nào không đạt được nguyên tắc “cắt và may” cho hàng may mặc đều cản trở hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Điều trớ truê là giới dân biểu Mỹ gốc Phi hiện lại đang vận động để ông Obama ép Việt Nam phải chấp nhận điều khoản tính từ sợi trở đi mà họ từng chỉ trích là phân biệt đối xử.

image
Ngay tại vòng đàm phán mới đây tại Brunei, Đại diện Thương mại Mỹ vẫn tái khẳng định điều khoản này vẫn là “điểm cốt lõi” của những gì Hoa Kỳ muốn trong TPP.

Ông Rusford dự đoán có lẽ Việt Nam rồi sẽ chấp nhận một thỏa thuận TPP hạn chế, để dệt may – da giày Việt Nam phần nào hưởng lợi một cách khiêm tốn khi xuất vào Mỹ trong khi chỉ nhượng bộ tối thiểu khi mở cửa cho hàng hóa Mỹ xuất vào Việt Nam.

image
Tác giả nhận định rằng rốt cùng các nhà đàm phán của Việt Nam nên hiểu rằng Obama là người cần có một thỏa thuận TPP nhất và ông cảnh báo Tổng thống Obama nên học bài học của quá khứ để tránh sa đà vào chính trị nội địa khi đàm phán một thỏa thuận mậu dịch quan trọng với Việt Nam, cũng như duy trì vị thế của Hoa Kỳ tại châu Á.

image

Bao nhiêu người sẽ không được cấp bằng lái xe?
Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam
Vũ khí khủng bố mới khiến cả thế giới lo sợ
Hồ Chí Minh đứng hạng 3 sau Pol Pot
Bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi
Tâm tư Bác-Sĩ Xã Hội Chủ Nghĩa VN
Hai câu chuyện này có liên hệ gì với nhau?
Vỡ nợ vì vào nhà thương?
Nails Việt toàn nước Anh đang lo lắng
Lần đầu tiên có bằng cử nhân Việt Ngữ tại Hoa Kỳ
Nguyễn Tất Nhiên: Gã cuồng yểu mệnh
Marissa Mayer: Nữ CEO xinh đẹp của Yahoo
Phim 'Vành đai Thái Bình Dương'
Art: Những khu rừng nước Anh
Diệu Hương: Tiếng hát của hoa Lan
Nhan sắc của một cô gái Việt
Người giữ hồn cho nhạc dân tộc
Nhạc sĩ Vân Ánh đem tiếng đàn tranh đến đất Mỹ
Tại sao Ai Cập quan trọng & Vũ khí hóa học tại Syr...
Đồ lót giúp “quan hệ từ xa”
Ca sĩ 13 tuổi gốc Việt hát nhạc của nhạc sĩ Việt K...
Ý nghĩa bản án của Phương Uyên-Nguyên Kha
Tình yêu của một phóng viên cho một dân tộc nhiều ...
Tôi không phải dân Bắc!!!
Art: Cinemagraphs
Một màn kịch lố bịch: "Bắt học Mác"
Phim Elysium: Bối cảnh Trái Đất năm 2159
Điều tra về 'nô lệ' trẻ em ở Việt Nam
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ‘mổ xẻ’ Thanh Lam, Đàm Vĩnh H...
Anh quốc làm phim về Nguyễn Tường Vân
Bắt thêm người Việt ở Singapore vì ma túy
Một bài phân tích từ một cây bút Hà Nội
Franz Liszt – Cái chết của thiên tài
Bánh ống Sóc Trăng trong ký ức tuổi thơ
PhinDeli: Doanh nhân gốc Việt đi tìm “giấc mơ Mỹ”
Hàng Không Mẫu Hạm tối tân của HK trị giá 11.5 tỉ ...
Những điều tân du học sinh nên biết
Bạc Hy Lai nói vợ 'điên và dối trá'
Art: Thủy tinh
Quyền lực và chuyển đổi kinh tế
Trung tướng Đặng Quốc Bảo vừa nói gì ?
Ông giáo sư dạy Sử
Cướp ngân hàng
Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang?
Tương lai bất định của cầu Long Biên
Cà phê chồn
Body art in Vietnam
5 loài chim được chọn làm "Quốc điểu"
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
New Inventions
Sự dẫy chết của văn hóa Việt
Chuyện tiếu lâm thời hiện đại
Vật liệu mới có thể làm biến đổi thế giới
Những cái chết lãng xẹt
Lập đảng mới: "Chồn Lùi"
Hàng hiếm
10 tiếng nói trong cuộc biểu tình ở Long An
Ca dao thời sản
Đài báo Việt Nam tự do làm hàng chợ?
Những triết lý về ly cà phê!
Sống ở thành phố thông minh
Nỗi hổ thẹn của báo chí nhà nước
Phương Uyên: Tôi yêu Tổ quốc
Cơ hội cuối cùng
Ni cô 'thay nâu sồng mặc quân phục'
Truy tìm Tên & Tài sản của các lãnh đạo CSVN
Người Việt cư trú bất hợp pháp ở Hoa Kỳ
Xin các Ông đừng dối trá và ngụy biện nữa
Báo chí nước ngoài bình về Nghị định 72 & Wikipedi...
Phép thử của Socrates
Đạo Hồ
Thứ nhất hậu duệ…
Cuộc chiến chia phần thị trường tiêu dùng Việt Nam...
Nhiều tấn tê tê bị tịch thu ở Việt Nam
Đài TQ nói về 'nhập khẩu' phụ nữ Việt
Ông Lý Quang Diệu nói về Trung Quốc
Tướng Cộng sản Trung Quốc dám nói rõ sự thật
Âm mưu diệt người Việt trên đất Việt của Cộng Sản ...
Người Việt ở lậu về ‘trại hè’ ở Moscow
Cộng sản Việt Nam và chiêu đánh đổ niềm tin tôn gi...
Canon, Nikon lao đao vì điện thoại thông minh
Nữ 'thầy bói' Anh chết ở Sài Gòn
Bí ẩn: một linh mục 'xuất hiện rồi biến mất'
Sến già nam
Chuyện “thả rông”
Tam giác quỷ !
Nước mận khô và chứng táo bón
Mục đích thật sự của Nghị định 72?
Tôi khát khao vào đảng
Trung Quốc tung 'đòn Tôn Tử' ở biển Đông
Chuyện của một phụ nữ nghiện đánh bài
Ai là người lập ra 36 phố phường Hà Nội?
The CIA Museum
Chuyên gia thực phẩm tranh luận về tương lai của t...
Vụ di dân Việt: Cảnh sát Nga 'tham nhũng'
Khu ăn chơi của Tây ở thành phố mang tên HCM
Tây bắt đầu thật sự sợ các “chú”
6 nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh thấp khớp
Những điều bình thường ở nước Mỹ
Cô đơn và tội lỗi

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.